Phim theo sát nguyên tác, không drama giật gân, tình tiết ngọt ngào, nhẹ nhàng tập trung vào cặp đôi chính. Cả hai diễn viên có những cảnh tình tứ, lãng mạn nhưng vừa đủ khiến người xem ấn tượng. Những cảnh “phản ứng hóa học” của cặp đôi được nhận xét vừa đủ, tinh tế.
Châu Dã và Đàn Kiện Thứ - cặp đôi chính của phim ghi dấu ấn lớn ở hai bộ phim phát sóng trước là Mùi hương của thời gian và Trường tương tư. Điều này góp phần gây chú ý và tăng lượng khán giả tiếp cận với phim.
Với sức nóng của bản gốc và hai diễn viên chính, độ nổi tiếng của Rất nhớ rất nhớ anhvượt hơn 26.000 điểm trên các nền tảng mạng. Phim được bán bản quyền phát hành ở Hàn Quốc, Việt Nam trước cả khi công chiếu ở thị trường Hoa ngữ.
![]() | ![]() |
Cặp đôi gây chú ý bởi những cảnh tình cảm nhẹ nhàng.
Sau khi phát sóng, phim đạt được những con số ấn tượng như: lọt top phim xem nhiều nhất với hàng trăm triệu lượt tương tác trên các nền tảng. Ở BXH MaoYan và DataWinphim lần lượt đứng thứ 2 và 5 với 9.509 điểm và 1.882 điểm. Trên VieON, phim ghi nhận gần 1,5 triệu lượt xem với 5.0/5 điểm đánh giá.
Rất nhớ rất nhớ anh chuyển thể từ bộ truyện cùng tên của Mặc Bảo Phi Bảo, thuộc thể loại ngôn tình. Phim kể về chuyện tình thú vị của Mạc Thanh Thành (Đàn Kiện Thứ) và Cố Thanh (Châu Dã). Thanh Thành là một bác sĩ cũng là một diễn viên lồng tiếng, còn Cố Thanh là một người chuyên phối âm.
Hai người bất ngờ có cuộc gặp gỡ bằng “giọng nói”, để rồi chàng trai từng bước khiến cô rung động. Cả hai dần có những cảm xúc, nhưng việc có đến được với nhau hay không còn là một ẩn số.
![]() | ![]() |
Châu Dã sinh năm 1998, gây ấn tượng bởi nhan sắc trong sáng, ngọt ngào. Sao nữ từng được chú ý khi đảm nhận nữ chính trong phim điện ảnh Tam quý tình sử, vai phụ trong Em của thời niên thiếu, Sơn Hà lệnh… Cô được đề cử tại giải Kim Ưng, giải Bách Hoa và giải Điện ảnh châu Á lần thứ 14. Trong năm 2023, Châu Dã còn đóng cặp với Trần Phi Vũ trong Đếm ngược nói yêu em và phimMùi hương của thời gian.
Đàn Kiện Thứ sinh năm 1990, hoạt động showbiz với đa dạng vai trò ca sĩ, diễn viên và vũ công. Tài tử được biết đến nhiều qua các vai diễn như Tư Mã Chiêu trong Quân sư Liên Minh(2017), Tào Phi trong Tam Quốc cơ mật(2018), Trần Nhẫn Hương trong Bên tóc mai không phải hải đường hồng(2020), Tương Liễu trong Trường tương tư…
Trailer phim 'Rất nhớ rất nhớ anh'
Từ viện về, hình ảnh người nhà chạy đôn đáo, còn bệnh nhân thoi thóp chờ máu cứ ám ảnh anh thời gian dài. Một năm sau, vượt nỗi sợ, anh quyết tâm đi hiến máu.
Lần đầu tiên hiến máu, chàng thanh niên rất hồi hộp vì sợ máu và kim tiêm. "Thấy bịch máu, tôi bị chóng mặt và muốn bỏ về ngay lập tức" - anh nhớ lại. Nhưng hình ảnh ám ảnh một năm trước lại thành động lực giúp anh vượt qua chính mình. Không chỉ thế, anh còn đi vận động người khác cùng chiến thắng bản thân.
26 năm qua, anh Dư đã có 102 lần hiến máu, là người có số lần hiến nhiều nhất trong danh sách 100 người hiến máu tiêu biểu được tôn vinh năm 2022. Anh nói, còn khoẻ là còn hiến máu, sau này khi mất đi, anh tình nguyện hiến thân thể cho y học.
Cũng mang trong mình "máu nóng", đứng ngồi không yên khi biết tin có người cần máu là anh Trần Vũ (31 tuổi). Anh Vũ là Chủ nhiệm Câu lạc bộ "Máu nóng Gia Lai" với hơn 1.000 thành viên sẵn sàng hiến máu trong tình huống cấp thiết.
11 năm qua, anh Vũ đã hiến máu và tiểu cầu tổng cộng 41 lần. Những năm tháng học tập, công tác tại Đà Nẵng, số điện thoại của anh là "hotline" quen thuộc mỗi khi Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng có ca cấp cứu cần máu.
Dù nơi ở cách bệnh viện hơn 20 km nhưng mỗi lần cần "báo động S.O.S", anh lại nhanh chóng tới bệnh viện. Có lần, anh nhận tin báo lúc 11 giờ đêm, trời lạnh rét và mưa tầm tã. Tới lúc lấy máu, bác sĩ tìm mãi không được ven vì cơ thể anh nhiễm lạnh. Nằm quạt sưởi để làm ấm người mà trong lòng chàng trai trẻ cứ thấp thỏm.
Sau 20 phút, các thầy thuốc cũng tìm được ven và lấy máu thành công để kịp truyền cho người bệnh. Thở phào nhẹ nhõm, anh rời viện khi đồng hồ điểm 1 giờ sáng hôm sau.
Trong danh sách 100 gương mặt hiến máu tiêu biểu năm 2022 vừa được tôn vinh có nhiều người là nhân viên y tế, công an. Thuợng úy công an Trần Văn Phú quê Hậu Giang lần đầu hiến máu năm 18 tuổi, khi đang học tập ở Bắc Ninh.
Đến nay, chuyện về 60 lần anh Phú đi hiến máu và tiểu cầu gắn liền với những chuyến vượt đường xa để cứu người. Năm 2008, anh Phú cùng bạn bắt xe buýt từ trường đến Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương với quãng đường 60 km để hiến máu. Lại có lần, đọc thông tin có người tận Huế nguy kịch vì tai nạn, cần tiểu cầu nhóm A - cùng nhóm máu với mình, anh Phú lập tức bắt xe khách vượt gần 700 km vào Huế để kịp thời cứu người bệnh.
Cách đây hơn 1,5 năm, Thượng úy Phú chạy xe máy hơn 60 km ngay giữa trưa nắng từ TP Vị Thanh (Hậu Giang) tới Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang (ở thành phố Rạch Giá) để hiến máu cho bé gái bị tan máu bẩm sinh - căn bệnh khiến bé phải truyền máu suốt đời. Hiến máu xong, anh còn tặng một số tiền nhỏ để mẹ bé mua sữa cho con mau bình phục.
Anh Dư, anh Vũ hay anh Phú là ba trong số 100 người hiến máu tiêu biểu toàn quốc năm 2022 được tôn vinh tối 28/8. Chương trình do Ban Chỉ đạo quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức. Đây là hoạt động thường niên được tổ chức từ 2007 nhằm ghi nhận và tôn vinh những đóng góp, cống hiến của hàng trăm ngàn người hiến máu.
Trong 2 năm vừa qua, dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng lớn đến công tác vận động và tiếp nhận máu. Tuy nhiên, lượng máu tiếp nhận năm 2021 vẫn đạt gần 1,4 triệu đơn vị, trong đó 99% là từ người hiến máu tình nguyện, tương đương gần 1,5% dân số tham gia hiến máu. Những tháng đầu năm 2022, toàn quốc đã vận động và tiếp nhận hơn 850.000 đơn vị máu thông qua nhiều chiến dịch.
Từ quảng cáo trên mạng, chị tìm đến một spa có dịch vụ se khít vùng kín, thu nhỏ “cô bé”. Nhân viên tư vấn nói với chị thủ thuật này rất đơn giản, ít đau đớn, không để lại sẹo, không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, an toàn tuyệt đối nên chị quyết định thực hiện thủ thuật.
Trở về nhà, người phụ nữ 2 con thấy chảy máu kéo dài ở vùng kín, đau đớn khó đi lại thậm chí còn cảm giác sưng nóng tại chỗ. Chị đến Bệnh viện Da liễu Trung ương thăm khám.
Bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, cho hay bệnh nhân có tình trạng vùng kín sưng nề, chảy máu, nhiễm khuẩn nặng nề phải nhập viện điều trị.
Thông tin được bác sĩ Sơn chia sẻ bên lề chương trình “Hẹn với thanh xuân” do Bệnh viện tổ chức sáng 28/8. Đây là chương trình thăm khám, tư vấn miễn phí các bệnh về da và xu hướng làm đẹp hiện đại.
Theo bác sĩ Sơn, làm hồng "nhũ hoa" và thu hẹp "cô bé" là nhu cầu nhiều chị em quan tâm. Nếu không tuân thủ quy trình vô khuẩn sẽ thất bại trong can thiệp thẩm mỹ như để lại sẹo, nhiễm khuẩn tại chỗ hay toàn thân.
Mới đây, viện tiếp nhận một trường hợp khá hiếm gặp liên quan tai biến sau làm hồng "nhũ hoa". Nữ bệnh nhân gần 40 tuổi đến viện vì vùng "nhũ hoa" xuất hiện các tổn thương tấy đỏ, sưng nề, nổi mụn nước, ngứa. Chị kể vài ngày trước đó có thực hiện phun, xăm làm hồng vùng này.
'Khám lâm sàng, khai thác tiền sử và thực hiện các xét nghiệm, chúng tôi phát hiện bệnh nhân bị nhiễm khuẩn herpes gây tổn thương trên da. Thông thường, herpes hay gặp ở vùng niêm mạc, bán niêm mạc như môi, đây là trường hợp trên da ít gặp", bác sĩ Sơn cho hay.
PGS-TS Lê Hữu Doanh, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho hay người dân hiện nay tiếp cận nhiều thông tin về làm đẹp qua các kênh, nhưng nếu không được các bác sĩ chuyên ngành tư vấn, giải thích đúng thì thông tin có nguy cơ lệch lạc, không đầy đủ. Nhiều người vì tin quảng cáo nên đã gặp tai biến phải đến Bệnh viện Da liễu Trung ương để sửa chữa.
Một thực tế được các bác sĩ chỉ rõ là người dân vẫn có quan niệm làm đẹp, can thiệp thẩm mỹ thì đến các cơ sở spa, thẩm mỹ viện mà không cần quan tâm cơ sở có được cấp phép, bác sĩ có chứng chỉ hành nghề thẩm mỹ hay không. Khi gặp biến chứng, tai biến họ mới đến bệnh viện để sửa sai.
"Trong bệnh viện chúng tôi, những khoa phòng không đúng chuyên môn, bác sĩ không có chứng chỉ cũng không được can thiệp cho bệnh nhân. Vậy mà quán cắt tóc, gội đầu, massage cũng làm dịch vụ thu hẹp vùng kín hay làm hồng 'nhũ hoa', tiêm filler, botox, lột da sinh học..." - bác sĩ Sơn bày tỏ bất cập.
Thực tế, các bác sĩ tại đây tiếp nhận nhiều ca gặp tai biến sau tân trang "nhũ hoa", "cô bé". Họ đến viện với tổn thương sưng nề, đau đớn, tấy đỏ, nhiễm khuẩn, chảy máu...
Các bác sĩ cũng lưu ý, các biện pháp nội khoa được quảng cáo giúp thu hẹp "cô bé" như bôi thuốc, gel, uống, ngâm… thực chất chỉ mang tính chất thêm vào, cải thiện tình trạng màu sắc, làm bề mặt da săn chắc hơn. Để có hiệu quả hơn, bệnh nhân cần phẫu thuật hoặc chiếu laser. Trong đó, cắt bỏ một phần da niêm mạc hay dùng laser cũng chỉ đáp ứng mức độ nhất định, phẫu thuật thu hẹp co vòng mới có tác dụng rõ rệt.