UBND TP Hà Nội vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đề nghị cho phép được áp dụng cơ chế đặc thù để lựa chọn nhà đầu tư khép kín các tuyến đường vành đai 2,5; 3,5 và 4 với tổng mức đầu tư hơn 66.000 tỷ đồng. |
Hà Nội đề xuất cơ chế đặc thù để đẩy nhanh khép kín các tuyến vành đai |
Một số dự án giao thông cấp thiết được UBND TP Hà Nội xin cơ chế đặc thù như đầu tư cầu, đường trên tuyến vành đai 4 (Cầu Mễ Sở, cầu Hồng Hà); cầu Đuống 2 và đường nối đến địa phận tỉnh Bắc Ninh; cầu Giang Biên và đường nối 2 đầu cầu (nối cầu Vĩnh Tuy, vành đai 2 đến tiếp giáp Ninh Hiệp)...
Cần cơ chế đặc thù
Dự án vành đai 2,5 gồm các đoạn từ cuối phố Trung Kính - đường Trần Duy Hưng với chiều dài 0,57km, tổng vốn đầu tư khoảng 1.152 tỷ đồng. Đoạn Ngụy Như Kom Tum - Nguyễn Trãi - Đầm Hồng có chiều dài 2,53km, tổng vốn đầu tư khoảng 2.601 tỷ đồng. Đoạn từ khu đô thị mới Dịch Vọng - Dương Đình Nghệ dài 0,72km có tổng vốn đầu tư lên tới 928 tỷ đồng. Các dự án giao thông đường vành đai 2,5 được thực hiện theo hình thức PPP (hợp tác công - tư), hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) và dự kiến thời gian hoàn thành vào năm 2019.
Theo UBND TP Hà Nội, các dự án trên nếu được đầu tư sẽ hoàn thiện, khép kín đường vành đai 2,5, đảm bảo kết nối đồng bộ các tuyến đường giữa các khu đô thị lớn đã và đang xây dựng hai bên đường, góp phần giảm ùn tắc cục bộ và phát triển kinh tế xã hội khu vực, kết nối các tuyến đường hướng tâm, phân bổ lưu lượng và giảm tải áp lực giao thông cho vành đai 2 và vành đai 3.
Với dự án đường vành đai 3,5, Hà Nội đề xuất xây dựng cầu Thượng Cát (bao gồm đường hai đầu cầu) với chiều dài 4,5km, tổng vốn đầu tư khoảng 16.000 tỷ đồng theo hình thức đầu tư PPP, loại hợp đồng BT/BOT, hoàn thành vào năm 2021; Dự án xây dựng đoạn từ cầu Thượng Cát - QL5 kéo dài với quy mô đầu tư 4km cần số tiền khoảng 1.600 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2020; Dự án xây dựng đoạn từ cầu Thượng Cát - Quốc lộ 32 dài 3km, tổng vốn đầu tư khoảng 1.594 tỷ đồng, đưa vào khai thác năm 2020; Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long bao gồm cầu vượt và đảo xoay (3 tầng) cần tới 2.555 tỷ đồng đầu tư và hoàn thành năm 2020; Dự án xây dựng đoạn từ Phúc La - Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ dài 10,8km có tổng vốn đầu tư khoảng 4.200 tỷ đồng.
UBND TP Hà Nội đề xuất cơ chế đặc thù nhằm từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông theo quy hoạch, kết nối với các tuyến đã và đang được đầu tư xây dựng, hỗ trợ và phát huy hiệu quả đầu tư như đường 5 kéo dài, tuyến Nhật Tân - Nội Bài, vành đai 3 Mai Dịch - Nội Bài - cầu Thượng Cát... Hệ thống giao thông mới sẽ hỗ trợ và giảm tải cho cầu Thăng Long; tạo hạ tầng cần thiết để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực Bắc Thăng Long - Đông Anh và quận Bắc Từ Liêm.
Nhiều nhà đầu tư quan tâm
Đối với đường vành đai 4, Hà Nội tính toán đầu tư xây dựng dự án cầu Mễ Sở và đường dẫn 2 đầu cầu dài 4km, tổng vốn đầu tư khoảng 6.500 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành năm 2020; Dự án xây dựng cầu Hồng Hà và đường dẫn 2 đầu cầu dài 6km, vốn đầu tư khoảng 9.800 tỷ đồng; Dự án giao thông từ cao tốc Hà Nội - Lào Cai (km3+650) đến QL32 (km9+500), từ QL 32 đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ có quy mô đầu tư 34km, 4 nút giao khác mức liên thông cần khoảng 19.690 tỷ đồng.
Theo UBND TP Hà Nội, dự án nếu được đầu tư sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải, giải tỏa áp lực cho đường vành đai 3 và kết nối tới QL 32, cùng với các đoạn thuộc đường vành đai 4 phía Tây Nam đang xúc tiến đầu tư để kết nối tới QL 6, đường Pháp Vân-Cầu Giẽ (QL 1A), kết nối với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, QL 5... tạo động lực để từng bước hình thành đường vành đai 4 theo quy hoạch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực phía Tây Nam Hà Nội và vùng phụ cận. Được biết, với các dự án thuộc đường vành đai 4, Hà Nội cũng đưa ra lộ trình thực hiện, đưa vào khai thác năm 2020.
Đề cập đến khả năng hút vốn vào các dự án giao thông trên, TP Hà Nội dự kiến thu xếp nguồn vốn bằng cách khai thác quỹ đất tại một số khu vực đã có chủ trương thực hiện đấu giá trên địa bàn các quận Cầu Giấy; Tây Hồ, huyện Đông Anh, Gia Lâm… hay các địa bàn lân cận nơi có dự án đi qua. Ngoài ra, đã có nhiều nhà đầu tư trong nước đủ năng lực quan tâm và đề xuất cho phép triển khai thực hiện các dự án nêu trên theo hình thức PPP, BT hoặc BOT. UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch sử dụng đất để đảm bảo đủ quỹ đất thanh toán cho các dự án đầu tư theo hình thức BT.
Theo An Ninh Thủ Đô

Hà Nội làm đường vành đai 1 rộng 50m song song Đê La Thành
Tuyến đường này chạy song song với đường Đê La Thành rộng 50m nối nút giao Hào Nam - Hoàng Cầu với nút Giảng Võ - Láng Hạ.
" alt=""/>Hơn 66.000 tỷ đồng khép kín 3 tuyến vành đai Hà Nội

-Theo Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh, khi Thanh tra Chính phủ (TTCP) thực hiện thanh tra việc chuyển nhà đất công sang mục đích khác có vị trí đắc địa, tại một dự án lớn ở Hà Nội nhận được thông tin Kiểm toán nhà nước đã vào cuộc, TTCP phải dừng lại.Ngày 21/7, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị Tổng kết 6 năm thực hiện Luật Thanh tra năm 2010. Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Lê Quang Hùng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng Nguyễn Ngọc Tuấn cùng lãnh đạo Thanh tra các Bộ và các Sở Xây dựng địa phương trên toàn quốc.
Đánh giá Luật Thanh tra năm 2010 có hiệu lực, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng ghi nhận những kết quả đã đạt được, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho hoạt động thanh tra nói chung, thanh tra trong lĩnh vực xây dựng nói riêng, đồng thời nâng cao trách nhiệm cán bộ trong công tác thanh tra.
 |
Thanh tra Bộ Xây dựng vinh dự đón nhận Cờ Thi đua của Chính phủ vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2016. |
Theo Thứ trưởng, từ thực tiễn hoạt động Thanh tra Bộ Xây dựng cũng cần lưu ý tập trung rà soát những bất cập trong hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn cũng như hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá xây dựng, qua đó đề xuất Bộ kịp thời sửa đổi, bổ sung và ban hành mới những quy định phù hợp hơn, đáp ứng yêu cầu bức thiết của cuộc sống hiện nay.
Bên cạnh đó, Thanh tra Bộ cần chú trọng nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, thanh tra viên, giải quyết hiệu quả hơn nữa công tác khiếu nại tố cáo, mở rộng các hình thức xử lý vi phạm hành chính hậu thanh tra.
Tại hội nghị, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh cũng đánh giá cao hoạt động thanh tra trong đó có thanh tra xây dựng. Sau hoạt động thanh tra đã phát hiện nhiều sai phạm trong đời sống kinh tế xã hội, thu hồi về cho Nhà nước nhiều nghìn tỷ đồng, nhiều nghìn ha đất, xử lý hành chính nhiều tổ chức cá nhân có liên quan đến sai phạm. Đặc biệt những vi phạm quan trọng đã được cơ quan thanh tra chuyển sang cơ quan công an để điều tra, xử lý.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ cũng đồng tình với nhiều ý kiến đóng góp mà Bộ Xây dựng, Thanh tra Bộ Xây dựng đề xuất đưa ra. Đồng thời đưa ra nhiều chia sẻ thẳng thắn về những vấn đề còn hạn chế trong hoạt động thanh tra hiện nay. Trong đó, ông nêu lên vấn đề về chất lượng một số cuộc thanh tra còn hạn chế, kiến nghị chưa có tính khả thi. Hoạt động thanh tra có hoạt động hiệu quả chính là xử lý sau thanh tra nhưng chế tài sau thanh tra chưa đủ mạnh, chưa có hành lang cụ thể để hoạt động thanh tra đạt hiệu lực hiệu quả.
Ông Hạnh cho hay, năm 2014, TTCP vào thanh tra quản lý sử dụng đất đai trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Hà Tĩnh và đã có kết luận thanh tra. Tại kết luận thanh tra có đề cập đến những nội dung quan trọng của khu kinh tế Vũng Áng và đặc biệt là hoạt động của Formosa.
“Năm 2014 kết luận thanh tra, kiến nghị thanh tra không được xem xét xử lý một cách thấu đáo. Và đến 2016 sự cố môi trường đặc biệt nghiêm trọng xảy ra. Lúc đó mới lôi kết luận thanh tra của TTCP ra bàn xem đã nói đến chưa, đã đề cập đến chưa thì lúc đó mới vỡ lẽ kết luận đã nói đã cảnh báo rồi” – Phó Tổng Thanh tra Chính phủ nói.
Ông cũng chia sẻ: “Khi chúng tôi đấu tranh để xây dựng được kết luận thanh tra ấy chúng tôi mất cả tình cảm, cả quan hệ. Sau này, tôi cũng nói, nếu kết luận 2014 chúng ta xử lý nghiêm thì hậu quả Formosa chắc chắn không xảy ra”.
Theo Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh, khi Thanh tra Chính phủ (TTCP) thực hiện thanh tra việc chuyển nhà đất công sang mục đích khác có vị trí đắc địa, tại một dự án lớn ở Hà Nội nhận được thông tin Kiểm toán nhà nước đã vào cuộc, TTCP phải dừng lại.
Từ thực tế đó, ông đồng tình với kiến nghị của Bộ Xây dựng cần quy định rõ thanh tra là hoạt động độc lập không coi việc trùng lặp với hoạt động của Kiểm toán nhà nước là chồng chéo trong hoạt động.
Tại hội nghị này, vị Phó Tổng Thanh tra Chính phủ cũng chia sẻ thêm: “Hôm nay trao đổi ở bộ Xây dựng tôi rất cởi mở, 1/8 tới đây tôi nghỉ hưu rồi”.
Hội nghị cũng ghi nhận nhiều ý kiến, kiến nghị của nhiều Sở Xây dựng địa phương trên cơ sở nêu lên những đánh giá kiến nghị từ thực tế hoạt động thanh tra thời gian qua.
Trong 6 năm qua, Bộ Xây dựng đã giao Thanh tra Bộ tiến hành 416 cuộc thanh tra, ban hành gần 400 kết luận thanh tra (6 tháng đầu năm 2017 đã hành hành 90 kết luận), kiến nghị xử lý trên 11.000 tỷ đồng. Ngoài các kiến nghị xử lý về kinh tế còn kiến nghị về việc tổ chức kiểm điểm các cá nhân, tập thể có những sai sót trong việc thực hiện nhiệm vụ. Thanh tra Bộ Xây dựng cũng đã ban hành trên 300 văn bản đôn đốc các đơn vị là đối tượng thanh tra thực hiện kết luận, kiểm tra trực tiếp việc thực hiện kết luận tại 45 đơn vị, đôn đốc thực hiện nộp về tài khoản giam giữ của Thanh tra Bộ số tiền là 128,5/155,4 tỷ đồng. |
Hồng Khanh
 Bắt đầu thanh tra việc chuyển đổi ‘đất vàng’ tại TP.HCMThanh tra Chính phủ quyết định thanh tra việc chuyển đổi ‘đất vàng’ tại TP. HCM " alt=""/>Phó Tổng Thanh tra Chính phủ: Tôi rất cởi mở, sắp nghỉ hưu rồi
- Tin HOT Nhà Cái
-
-
Xem thêm vô địch quốc gia đức
-
|