Dưới đây là một số chỉ dẫn hữu ích mà Apple đã công bố:
- iPhone 3G và iPhone 3GS cần được sử dụng trong những môi trường có nhiệt độ dao động trong khoảng từ 32oF đên 95oF (từ 0oC đến 35oC). Nếu sử dụng điện thoại iPhone ngoài khoảng nhiệt độ này, tuổi thọ của pin sẽ bị giảm đáng kể và một số chức năng của điện thoại cũng sẽ bị ảnh hưởng.
- iPhone 3G và iPhone 3GS cần phải được bảo quản ở nhiệt độ trong khoảng từ -40F đến 1130F (-20oC đến 45oC). Lưu ý, nhiệt độ bên trong các thùng chứa hàng của ô tô hay xe máy có thể vượt quá ngưỡng 1130F.
Người dùng iPhone nếu không tuân thủ theo những hướng dẫn như trên có thể gặp phải một số “hội chứng” như sau trên thiết bị của mình:
- iPhone đột ngột ngắt quá trình sạc pin.
- Màn hình hiển thị của thiết bị không có độ sáng như trước.
- Khả năng kết nối mạng bị yếu đi hoặc mất hẳn.
" alt=""/>Mẹo chống nóng cho iPhoneĐó là những chia sẻ của chị Đào Thu Hiền với chương trình"Góc nhìn thẳng"khi nhìn nhận về câu chuyện sử dụng du học sinh có năng lực trở về làm việc trong hệ thống nhà nước.
Không chỉ vậy, theo trang thông tin chính thức của trường, tới nay đã có 73 học sinh được tuyển thẳng vào ĐH Thanh Hoa và ĐH Bắc Kinh, và tổng cộng 214 học sinh của trường trúng tuyển vào hai ngôi trường hàng đầu này sau kì thi tuyển sinh đại học năm nay.
Theo bảng xếp hạng QS2021, Đại học Thanh Hoa xếp thứ 15, Đại học Bắc Kinh xếp thứ 23 trong số các trường ĐH hàng đầu thế giới.
Còn theo bảng xếp hạng THE 2019 - 2020, Đại học Thanh Hoa xếp thứ 23, Đại học Bắc Kinh xếp ở vị trí số 24.
Thành tích này khiến Trường Trung học Hành Thuỷ trở thành ngôi trường có số lượng học sinh nhập học vào 2 trường nói trên thuộc diện nhiều nhất toàn quốc.
Tuy nhiên, đây không phải là điều quá ngạc nhiên, bởi Trường Trung học Hành Thuỷ từ lâu đã được mệnh danh là một trong những ngôi trường chuyên khắc nghiệt nhất Trung Quốc.
![]() |
Học sinh Trường Trung học Hành Thủy |
Thời gian một ngày mới của học sinh Hành Thuỷ bắt đầu từ 5h30, 5h45 tập thể dục, 6h đọc bài buổi sáng, tới 6h30 ăn sáng.
Các tiết học buổi sáng bắt đầu từ 7h45 tới 12h trưa, và các tiết học buổi chiều bắt đầu từ 14h05 đến 18h45.
Sau 45 phút dành cho bữa tối, học sinh có 20 phút xem tin tức và bước vào 3 tiết tự học buổi tối, tới 21h50 thì đi tắm và tắt điện đi ngủ.
Do đó, trong mắt của nhiều người, Trường Trung học Hành Thuỷ là “công xưởng luyện thi đại học” và các học sinh của trường là “những cỗ máy thi cử”. Nhiều chuyên gia giáo dục của Trung Quốc đã từng lên tiếng chỉ trích mô hình giáo dục của ngôi trường này.
"3 Chuyển - 5 Nhường"
Cách đây vài chục năm, Trung học Hành Thuỷ (Hành Trung) vốn chỉ là một ngôi trường bình thường của tỉnh Hà Bắc, cơ sở vật chất nghèo nàn, lương giáo viên thấp, quản lí yếu kém.
Trường bắt đầu được chú ý từ năm 1992, khi tỉ lệ học sinh được lên lớp tăng và đặc biệt là số lượng học sinh trúng tuyển vào các trường đại học nổi tiếng như ĐH Thanh Hoa và ĐH Bắc Kinh.
Theo lãnh đạo nhà trường, kết quả trên là do trường không ngừng đẩy mạnh cải cách giáo dục và dạy học, chuẩn hoá các chương trình giảng dạy phù hợp với mô hình giáo dục đào tạo như thực hiện “3 Chuyển" và "5 Nhường”.
Trong đó, “3 Chuyển” là chuyển từ phương pháp giảng dạy học thuộc ghi nhớ tới phương pháp gợi ý khai mở, chuyển việc lắng nghe thụ động của học sinh sang chủ động tham gia, chuyển việc truyền thụ kiến thức thuần tuý sang chú trọng đồng đều về kiến thức và khả năng.
“5 Nhường” là nhường cho học sinh quan sát, suy nghĩ, biểu đạt, chủ động thực hiện và tổng kết trong phạm vi các em có thể.
Hiệu trưởng trường Trung học Hành Thuỷ, ông Hi Hội Toả cho biết nếu chỉ học thêm và làm đề, quan tâm tới điểm số thì tỉ lệ lên lớp chắc chắn không đạt. Đó chỉ là một chỉ số cụ thể trong giáo dục, đằng sau là văn hoá, đội ngũ, tinh thần, triết lí, thương hiệu của trường.
"Tỉ lệ lên lớp cao không có nghĩa là chất lượng giáo dục cao và ngược lại. Nhưng chất lượng giáo dục có thể cải thiện tỉ lệ này. Chất lượng giáo dục cao thì không có lý do gì mà tỉ lệ lên lớp lại giảm".
Còn theo ông Khang Tân Cương, Phó hiệu trưởng nhà trường, thì "ĐH Bắc Kinh, ĐH Thanh Hoa mỗi năm đều nhận rất nhiều học sinh Hành Thuỷ. Họ nhìn thấy được tiềm lực phát triển của học sinh Hành Thuỷ, bởi vì trường tổ chức rất nhiều hoạt động, học sinh được tiếp cận toàn diện và rộng rãi, từ đó bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm cho học sinh, theo đuổi những phẩm chất tài hoa, xuất sắc".
Năm 2020, có khoảng 10,7 triệu học sinh tham dự kỳ thi Gaokao, nhưng chỉ 2% được nhận vào 38 trường đại học hàng đầu của Trung Quốc. Trong số đó, chỉ có 0,05% thí sinh (5.000 người) được theo học tại 2 ngôi trường danh tiếng bậc nhất là Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh – được ví như là Oxbridge (Oxford và Cambridge) của Trung Quốc. |
Vân Anh dịch và tổng hợp
(Còn nữa)
Hơn 240 lượt đỗ chuyên với nhiều thủ khoa, á khoa và số lượng học sinh đỗ từ 3 trường THPT chuyên trở lên là “trái ngọt” sau mùa thi 2020 mà các học sinh Khối 9 Trường THCS Đoàn Thị Điểm vừa gặt hái.
" alt=""/>Công xưởng luyện thi đại học khắc nghiệt nhất Trung Quốc- Du học sinh có nên ở lại hay trở về Việt Nam để làm việcđang là câu chuyện gây tranh luậngay gắt trên mạng xã hội.
Đừng quá ảo tưởng!
Ngày 8/12, trên Facebook cá nhân,CEO Đỗ Hoài Nam- lãnh đạo tiêu biểu về khởi nghiệp công nghệ cao tại thunglũng Silicon (Mỹ) có bài viết với tựa đề "Các bạn du học sinh hoang tưởng quá!".
![]() Đỗ Lâm Hoàng, một thí sinh đạt giải nhất của trò chơi "Đường lên đỉnh Olympia" đã chia sẻ những lý do anh ở lại Australia sinh sống |
Ông Nam nhìn nhận một số du học sinh được giảithưởng trong sân chơi Đường lên đỉnh Olympia của VTV đã than vãn về việc không vềnước vì không được trọng dụng.
Gọi điều này là "hoang tưởng", ông Đỗ Hoài Nam chia sẻ mình cũng từng là du học sinh học bổng từ Úc, cũng từng làm rửa bát, bồi bàn ở xứngười trước khi mở công ty "thi đấu với nhân loại" nên hiểu "cái hay cái dở củacác bạn (du học sinh-PV)".
"Nếu các bạn ở lại để chinh phục thế giới thì mình ủng hộ haitay" - ông Nam nói. Nhưng nếu chọn cách nhẹ nhàng, dễ dàng và tiện lợi cho bảnthân mình thì dư luận không nên quan tâm.
Với những ngôn từ mạnh, ông Nam nêu quan điểm: Báo chí khôngnên cổ vũ cho những "quan điểm lệch lạc" của "các bạn du học sinh".
Bài viết hiện đã có hơn 10.000 lượt thích và gần 1.000 lượtchia sẻ, gần 1.200 bình luận.
Đi hay ở là quyền của mỗi cá nhân
Bên cạnh các ý kiến ủng hộ, không ít người cho rằng lời lẽcủa ông Nam quá lên gân, cần nhìn nhận vấn đề khách quan hơn, thậm chí có nhữngbài viết phản bác gay gắt.
Facebooker Anh Pham trong một bài vừa chia sẻ trêntrang cá nhân của mình chorằng chính những quan điểm chỉ trích người trẻ du học không về nước là để cầuan, cầu vinh, cầu sang cho bản thân là "cao đạo, ngạo mạn". Bản thân anh luônủng hộ việc người trẻ ra nước ngoài và ở càng lâu càng tốt rồi sau quyết định ởhay về.
Anh cho rằng quyền mưu cầu hạnh phúc cá nhân là chính đáng. Giúp đỡ quêhương cũng có rất nhiều cách.
Theo anh: "Cho tới khi Việt Nam đạt được mức thu nhập trung bình cònthấp hơn 5.000 USD, nên có chính sách khuyến khích người ta ra nước ngoài học tậpvà làm mọi việc để chuẩn bị động lực cho những cú thúc mạnh cần thiết 10 năm sau"và rằng "Không ai hẹp hòi tranh luận rồi cưỡng ép ai học đại học ởHà Nội xong phải về quê mà giúp đỡ quê hương hết cả(..)Các cháu cứ tự nhiên ra đi tìm nơi nào đất lànhnhất thì đậu, cứ tự chăm sóc bản thân cho tốt, ổn rồi thì chăm sóc cho quê hươngbản quán".
Không phải là "một người nổi tiếng",chị Phan Tâm chia sẻ ở góc độ cá nhân: "Về hay ở là quyết định cực kỳ khó khăn, nhất là những người có gia đình, con cái". Chị cho biết, khi mới sang thì muốn đòi về, nhưng đến khi con đi học thì chị muốn ở lại vì quá hài lòng với nền giáo dục của nước sở tại. Chị chia sẻ thêm, mình đã từng chứng kiến nhiều gia đình đi học, đưa con sang cùng, năm đầu tiên xác định về nhưng đến năm thứ 2 trở đi thì cố gắng xoay xở ở lại.
Lý giải về sự khác biệt trong quan niệm của Facebooker Đỗ Hoài Nam và những quán quân Olympia, Facebooker Phan Huy Công nhìn nhận: "Trong khi anh Đỗ Hoài Nam nói về môi trường kinh doanh và Startup thì anh Đỗ Lâm Hoàng nói về môi trường học thuật & nghiện cứu khoa học. Vì nhìn theo hai hướng khác nhau nên chắc chắn cuộc tranh luận này sẽ còn kéo dài ... kéo dài ... mãi".
Đăng Duy (tổng hợp)
" alt=""/>Du học sinh có hoang tưởng hay không?