Khi mới ra, những chiếc Dream “Tàu" mới kính coong, đẹp long lanh chỉ có giá khoảng hơn 10 triệu đồng, mức giá không tưởng ở thời điểm đó. Thậm chí có những lúc, một chiếc Loncin “nhái” Dream chỉ có giá 5-6 triệu đồng.
Gần nhà tôi lác đác có những gia đình sắm Dream “Tàu”, rồi Wave “Tàu”, tiếng pô giòn tan rền vang khắp đường làng. Câu chuyện về những chiếc xe máy “tàu” luôn thường trực trên bàn trà mỗi tối của bố và các bác, các chú. Việc nhà nào mua xe gì, ở đâu, bao nhiêu tiền, biển số thế nào,… đều được các cụ cập nhật liên tục.
Thế rồi, một “bước ngoặt” trong gia đình đó là khi bố tôi quyết định bán mấy lứa lợn, mẻ gỗ và dồn hết số tiền tích cóp để mua một chiếc Dream “Tàu” với giá 10 triệu. Ngày đầu tiên bố mang xe về, tôi đã không ngủ được cả đêm chỉ để… ngắm. Đó là tài sản lớn nhất với gia đình tôi lúc đó.
Chiếc xe cũng giúp bố mẹ tôi đỡ vất vả hơn mỗi khi chở đồ nông sản, hoa quả đi bán. Còn với một chàng trai 16-17 tuổi, việc gia đình có một chiếc xe máy không chỉ là niềm vui mà còn pha chút hãnh diện. Lúc rảnh, tôi dắt xe ra sân lau lau chùi chùi rồi lại dắt vào nhà.
Sau này, khi tốt nghiệp đại học, tôi đã được bố đồng ý cho mang chiếc xe ra Hà Nội để tiện đi lại, xin việc. Sau đó, những kỷ niệm đẹp về công việc, tình yêu của tuổi thanh xuân cũng “nở hoa” với tôi cùng chiếc Dream “Tàu” này.
Công bằng mà nói, thời điểm những năm 2000, nếu không có sự xuất hiện trên thị trường của những chiếc Loncin hay Lifan, có lẽ phải rất nhiều năm sau đó gia đình tôi mới có cơ hội sở hữu xe máy.
Trên thực tế, sự phát triển của xe máy giá siêu rẻ thời điểm đó đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, giúp người dân tiếp xúc với nền văn hóa cơ giới, thoát khỏi những chiếc xe đạp và bắt đầu mơ đến những chiếc xe đắt tiền hơn.
Tất nhiên, những chiếc xe máy siêu rẻ tuy kiểu đáng đẹp nhưng vận hành ọp ẹp, đi một thời gian là phát sinh muôn vàn vấn đề lỗi. Chất lượng vận hành không thể so với xe Dream Thái, xe Nhật.
![]() |
Honda đã ra dòng xe giá rẻ Wave Alpha vào năm 2002 như một cách “phản pháo” lại các dòng xe Trung Quốc nhái |
Nhưng làn sóng xe máy siêu rẻ từ Trung Quốc đã để lại một dấu ấn cạnh tranh mạnh mẽ làm thay đổi cục diện thị trường xe máy tại Việt Nam.
Xe Trung Quốc giá rẻ chiếm thị phần đã khiến những ông lớn thời điểm đó như Honda hay Suzuki phải thay đổi chiến lược. Honda đã ra Wave Alpha “lốc đen” với giá chỉ 11-12 triệu đồng, sau đó là Dream Việt với giá 15-16 triệu. Còn Suzuki đã giảm dần giá bán của những Viva hay Best để phù hợp hơn với đa số người Việt.
Và trong bối cảnh tất cả các hãng xe máy đều phải thay đổi, giảm giá để cùng tồn tại thì rõ ràng, người tiêu dùng là những người được hưởng lợi nhất. Tôi đang nghĩ, liệu làn sóng ô tô Trung Quốc giá rẻ mà ngập trang trang bị an toàn, liệu có phải là sức ép khiến giá xe tại Việt Nam sẽ hạ giá như vậy không?
Độc giả Nguyễn Hoàng Long
Bạn có trải nghiệm như thế nào về chiếc xe lần đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ với chúng tôi bằng bài viết, ảnh, video về Ban Ô tô xe máy, email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Sau nhiều năm đi làm để dành được một khoản tiền nhỏ 200 triệu, tôi định mua ô tô cũ và nhắm tới một vài thương hiệu Trung Quốc vì số tiền này nếu chọn xe của Nhật, Hàn chỉ đủ mua xe nhỏ đời sâu.
" alt=""/>Xe máy Trung Quốc giá 5Chiều 18/11, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì kết hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ trao giải báo chí về chủ đề Văn hoá ứng xử. 37 tác phẩm xuất sắc từ 8 cơ quan báo chí được trao giải báo chí văn hoá ứng xử
VietNamNet xin trích đăng lại các tác phẩm đoạt giải để nhân rộng hơn nữa kết quả tốt đẹp của giải báo chí Văn hoá ứng xử lần đầu được tổ chức.
Loạt bài Văn hoá công sở - Văn hoá người Hà Nội do nhóm tác giả Kiều Duy Chánh, Cù Xuân Trường, Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Hồ Hải Hà báo Hà Nội mới thực hiện đoạt giải Nhất giải báo chí Văn hoá ứng xử.
Bài 2: Câu chuyện về nhận thức và ý thức
Với mục tiêu lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp tăng cường kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ, lan tỏa văn hóa ứng xử đến mọi tầng lớp nhân dân. Chuyển động bước đầu hết sức tích cực, nhưng để được như kỳ vọng, vẫn cần những giải pháp căn cơ cho câu chuyện về nhận thức và ý thức.
Vẫn còn cán bộ thiếu tinh thần phục vụ
Giống với câu chuyện “kiến nghị ba năm chưa được giải quyết” của gia đình ông Nguyễn Văn Hậu mà Báo Hànộimới đã đề cập ở bài trước (số ra ngày 2/8), trên địa bàn Hà Nội, còn không ít trường hợp tương tự, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người dân, là nguồn cơn cho những bức xúc, kéo theo nhiều hệ lụy.
Ngày 2/4/2019, chị Nguyễn Thị Hòa ở phường Mộ Lao và chị Nguyễn Thị Vân ở phường Phú La (quận Hà Đông) đăng ký trực tuyến tại bộ phận “một cửa” của Sở Y tế Hà Nội để được cấp giấy chứng nhận hành nghề y. Sau 3 ngày, hệ thống xác nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, đề nghị chờ kết quả. Chờ mãi không thấy thông tin gì, đến cuối tháng 6/2019, chị Hòa và chị Vân đã đến Sở Y tế Hà Nội hỏi thì mới biết, giấy chứng nhận hành nghề y của hai chị đã được ký duyệt từ ngày 8/4, trước đó gần 3 tháng. Chị Hòa bức xúc: “Theo quy định, việc cấp giấy chứng nhận hành nghề y có thời hạn giải quyết là 10 ngày, nếu không có vướng mắc về hồ sơ, thủ tục. Bộ phận tiếp nhận có trách nhiệm thông báo kết quả cho công dân. Vậy nhưng, chẳng hiểu sao họ lại “bỏ quên” trách nhiệm của mình. Phải chăng đó là sự vô cảm, thiếu tinh thần phục vụ?”.
Trước đó, chỉ trong một buổi sáng, anh Nguyễn Đức Long (phường Quang Trung) phải chạy đi, chạy lại tới 4 lần để hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đăng ký xe máy tại Công an quận Hà Đông, mà vẫn không xong. Anh Long cho biết: “Mặc dù đã khai đầy đủ thông tin cá nhân ghi trên căn cước công dân, thế nhưng mỗi lúc, Công an quận Hà Đông lại bảo thiếu thông tin trên một loại giấy tờ khác nhau, yêu cầu tôi bổ sung. Sang đến buổi chiều, giấy tờ tiếp tục bị trả lại, khiến tôi rất mệt mỏi. Tại sao không hướng dẫn luôn một lần để người dân không mất công, mất việc?”.
Cũng năm lần, bảy lượt bổ sung giấy tờ cho thủ tục cấp lại giấy khai sinh, anh Nguyễn Phúc Tiến (xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây) than thở: “Gần tháng nay, mỗi lúc nhân viên bộ phận “một cửa” UBND xã Cổ Đông yêu cầu một loại giấy tờ, từ giấy chứng tử của bố, chứng minh thư của mẹ, sổ hộ khẩu… Gần đây nhất (ngày 10/7), tôi đến UBND xã hỏi, cán bộ ở đây bảo thủ tục đã xong, nhưng đã hết mẫu bản chính giấy khai sinh, nên phải chờ tiếp”.
Những câu chuyện như trên đã được người dân phản ánh tại nhiều hội nghị, diễn đàn. Tại hội nghị tiếp xúc cử tri quận Cầu Giấy, trước kỳ họp thứ chín, HĐND thành phố Hà Nội khóa XV ngày 17/6, ông Nguyễn Ngọc Đồng (chung cư B1, Khu đô thị Nam Trung Yên) bày tỏ: Nhiều năm nay, người dân bức bối trước tình trạng phương tiện giao thông dừng đỗ lộn xộn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tại Khu đô thị Nam Trung Yên. Dù chúng tôi đã liên tục kiến nghị với các cơ quan chức năng, song tình trạng này vẫn chưa được khắc phục. Một trường hợp khác là thang máy chung cư bị hỏng kéo dài, khiến đời sống người dân bị đảo lộn, nhưng cũng phải mất gần 7 tháng “kêu cứu”, đơn vị có trách nhiệm mới vào cuộc.
Cũng về việc chậm giải quyết những đề xuất từ cơ sở, ông Phạm Văn Minh (phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy) bày tỏ: “Cắm biển cấm dừng, đỗ là một trong những giải pháp hữu hiệu để bảo đảm trật tự giao thông. Tuy nhiên, có trường hợp, từ thời điểm đề xuất đến khi thực thi, mất tới 3 năm… Vậy trách nhiệm của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng và tinh thần làm việc của cán bộ phụ trách trong những trường hợp này đến đâu?” - Ông Minh đặt câu hỏi.
Và những nguy cơ tiềm ẩn...
Với những quy định mới, nhất là việc “Chứng thực không phụ thuộc vào nơi cư trú của người có yêu cầu”, thời gian giải quyết được rút ngắn, Nghị định 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch đã góp phần không nhỏ trong việc cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt phiền hà cho người dân. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế, thậm chí tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Trong vai người dân đi làm thủ tục chứng thực, phóng viên Báo Hà nội mới đã đến nhiều điểm giao dịch “một cửa” của các xã, phường và nhận thấy một tình trạng khá phổ biến là nhân viên chứng thực không trả biên lai cho người chứng thực. Cụ thể, sáng 25/6, tại bộ phận “một cửa” UBND phường Văn Miếu (quận Đống Đa), sau khi trả kết quả và thu tiền, nhân viên không đưa biên lai cho khách. Cùng ngày, tại bộ phận "một cửa" các phường: Phạm Đình Hổ (quận Hai Bà Trưng), Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm)…, cũng có tình trạng nêu trên. Hiện tượng tương tự cũng diễn ra tại xã Phụng Thượng (huyện Phúc Thọ) vào chiều 10-7. Điều đáng nói, cả 3 lần thực hiện thủ tục chứng thực tại bộ phận "một cửa" của phường Nam Đồng (quận Đống Đa) vào các ngày 11, 12, 22/7, dù lãnh đạo UBND phường có mặt tại đây, quy định về trả biên lai vẫn không được thực hiện.
Một thực tế khác, dù lệ phí chứng thực đã được niêm yết công khai, song ở không ít nơi, tình trạng lạm thu vẫn xảy ra. Ngày 25/6, tại phường Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm), người trả kết quả thu tiền chứng thực giấy khai sinh lấy số tiền gấp đôi so với quy định; thu tiền chứng thực sổ hộ khẩu với số trang nhiều hơn thực tế. Ở phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy) cũng có hiện tượng như vậy...
Trao đổi với phóng viên Báo Hà nội mới, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Phạm Thanh Cao cho biết, tình trạng ghi - thu không rõ ràng, có thể gây thất thoát cho ngân sách nhà nước. “Với trách nhiệm hướng dẫn về nghiệp vụ, chúng tôi đã ban hành khoảng 300 văn bản để chỉnh đốn, nhắc nhở các quận, huyện, thị xã ghi và trả biên lai thu lệ phí cũng như thường xuyên kiểm tra đột xuất, định kỳ nhằm ngăn chặn những nguy cơ trục lợi từ việc chứng thực. Tuy nhiên, bên cạnh các đơn vị nghiêm túc chấp hành, vẫn còn những nơi phớt lờ các quy định” - Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Phạm Thanh Cao chia sẻ.
Thực tế, nhiều vụ việc cố tình “phớt lờ” quy định pháp luật ở một số nơi đã được phát hiện, xử lý thông qua các đợt kiểm tra định kỳ, đột xuất của thành phố và các sở, ngành, như: Không thực hiện tiếp nhận thủ tục, giấy tờ tại bộ phận “một cửa” của xã Cam Thượng, huyện Ba Vì; tiến hành chứng thực khi không đủ thủ tục, giấy tờ cần thiết ở xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức… Câu hỏi đặt ra là: Phải chăng vẫn có một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa nhận thức đầy đủ về việc bồi đắp văn hóa công sở, tự “tách rời” khỏi nỗ lực nâng cao trách nhiệm công vụ mà thành phố đang triển khai, nhằm tạo động lực mới cho sự phát triển?
Đề cập đến vấn đề này, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Thăng Long Nguyễn Viết Chức cho rằng, văn hóa công sở không thể cân đong, đo đếm mà trực tiếp hình thành từ trong nhận thức, ý thức của mỗi người, là giá trị, động lực thúc đẩy thái độ ứng xử, tinh thần làm việc ở mỗi cá nhân. Cùng với nền tảng văn hóa, giáo dục, môi trường làm việc với những chuẩn mực văn hóa và vai trò nêu gương của người đứng đầu có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành, bồi đắp văn hóa công sở.
Bài 3: Môi trường công sở - chuẩn mực văn hóa
Theo HaNoimoi
37 tác phẩm xuất sắc từ 8 cơ quan báo chí được trao giải báo chí về chủ đề 'Văn hoá ứng xử'.
" alt=""/>Bài 2: Câu chuyện về nhận thức và ý thứcKhóc dở vì tin tưởng dịch vụ khám xe
Anh L.M.C (Hà Nội) cho biết, ngày 13/9/2019, anh mang chiếc xe Mercedes-Benz thuộc dòng C-Series đời 2016 tới Công ty TNHH Ô tô Ngôi sao Việt Nam (gọi tắt là VSA) chi nhánh Chế Lan Viên (Sài Gòn) yêu cầu cụ thể “kiểm tra xe mua bán” để giám định chất lượng xe trước khi quyết định mua.
Sau khi thực hiện các hạng mục kiểm tra, Công ty TNHH Ô tô Ngôi Sao Việt Nam chi nhánh Chế Lan Viên kết luận: “Gầm OK, máy OK chưa thấy dấu tháo dỡ, mâm vỏ OK, nội thất OK” trong phiếu sửa chữa số 62151.
“Nhận kết quả này, tôi tin tưởng nên quyết định mua xe và đưa về Hà Nội sử dụng. Đến ngày 11/2/2020, vì muốn bán lại chiếc xe Mercedes C-Series này cho khách hàng khác nên tôi đem xe đến Haxaco Láng Hạ (Hà Nội) kiểm tra thì nhận được kết quả xe đã bị tai nạn nặng trước đó, khung gầm xe hỏng/nứt và có dấu vết hàn lại. Sau khi tìm hiểu, tôi biết được chiếc xe đã bị tai nạn gần 7 tháng trước khi nó được mang đến VSA Chế Lan Viên kiểm tra”, anh C. bức xúc nói.
Liên quan đến sự việc này, trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Trương Ấn Độ, đại diện VSA chi nhánh Chế Lan Viên xác nhận có sự việc trên.
Tuy nhiên, ông Độ cho biết, các hạng mục kiểm tra xe mua bán tại xưởng dịch vụ của đại lý này là kiểm tra các bộ phận của xe tại thời điểm kiểm tra có hư hỏng hay không để báo lại với khách hàng, chứ không đi kèm kiểm tra xe tai nạn hay ngập nước.
“Trong phiếu ghi các hạng mục kiểm tra cũng như kết luận kiểm tra, đại lý không hề viết dòng nào cam kết xe chưa bị tai nạn hay ngập nước”, ông Độ nói.
Tuy nhiên, nếu thực sự gầm xe có dấu vết hàn khi anh C. đưa đến VSA Chế Lan Viên kiểm tra mà nhân viên kỹ thuật không tìm thấy hay tìm thấy mà không thông báo với anh C. thì đại lý này thừa nhận thiếu trách nhiệm.
Nhưng vì không có dịch vụ kiểm tra xe tai nạn, không cam kết với anh C. nên không có cơ sở để đại lý đền bù cho anh này. “Nếu anh C. cảm thấy không đồng tình có thể kiện để tiếp tục giải quyết”, ông Độ cho biết thêm.
Kiểm tra đâm đụng, thủy kích chỉ là đoán mò?
Theo tìm hiểu của PV, hầu hết các trung tâm bảo dưỡng của các hãng xe tại Việt Nam đều có dịch vụ kiểm tra, tư vấn cho khách hàng mua xe cũ.
Một nhân viên dịch vụ của đại lý Hà Nội Ford cũng cho biết, tại xưởng dịch vụ của đại lý có thực hiện kiểm tra xe mua bán với giá khoảng 495.000 đồng/xe.
Tuy nhiên chỉ kiểm tra hư hỏng của xe tại thời điểm khách đưa xe đến, không kiểm tra xe đã bị tai nạn hay ngập nước trong quá khứ vì không có cơ sở, nhất là những xe đã được đưa vào hãng sửa chữa khi xảy ra những sự cố này.
“Thường thợ hãng sẽ sửa chữa rất tỉ mỉ bằng những trang thiết bị, máy móc chuẩn hãng nên hầu như không để lại dấu vết gì, rất khó phát hiện xe đã bị đâm đụng. Một số showroom sửa chữa bên ngoài nói có thể kiểm tra được chỉ là đoán mò chứ không có một cơ sở chính xác nào”, nhân viên này khẳng định.
Giám đốc một đại lý xe VinFast trên địa bàn Hà Nội cũng cho biết, tại đại lý này có dịch vụ kiểm tra xe mua bán, với xe chính hãng sẽ kiểm tra được 154 hạng mục, giá dao động từ 500.000 - 1.000.000 đồng tùy từng xe.
“Đối với hạng mục kiểm tra xe từng bị tai nạn hay ngập nước chưa thì chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của nhân viên kỹ thuật chứ không có máy móc nào có thể thực hiện được”, vị giám đốc này cho biết thêm.
Đại diện Toyota Việt Nam (TMV) cho hay, hiện tại, hãng có 8 đại lý triển khai dịch vụ Toyota Sure (Trung tâm xe đã qua sử dụng của Toyota Việt Nam).
Ông Nghiêm Quang Minh, Trưởng phòng xe cũ Toyota Mỹ Đình cho biết, các xe kiểm tra tại Toyota Sure, bao gồm cả xe Toyota và những xe thuộc thương hiệu khác sẽ đều được kiểm tra 176 hạng mục.
Tất cả những nhân viên kỹ thuật trên nhà máy chính hãng đều được học lớp đào tạo đánh giá xe tại nước ngoài khoảng 1 năm, sau đó về Việt Nam dạy lại cho các nhân viên kỹ thuật của trung tâm. Tuy nhiên việc kiểm tra xe tai nạn hay ngập nước chủ yếu dựa trên kinh nghiệm chứ không có máy móc kỹ thuật nào có thể thực hiện.
Ông Nguyễn Văn Phương, Phó trưởng phòng Chất lượng xe cơ giới, Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, Nghị định 116 quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô không có câu nào nhắc đến dịch vụ kiểm tra xe cũ.
Đây là quan hệ dịch vụ giữa 2 bên là trung tâm bảo dưỡng ô tô và khách hàng. Nếu chất lượng dịch vụ không đúng như cam kết, khách hàng có thể yêu cầu bên cung cấp dịch vụ phải đền bù thiệt hại nếu vi phạm hợp đồng, cam kết giữa hai bên.
Theo Báo Giao thông
Mọi tin bài, video cộng tác xin gửi về Ban Ô tô xe máy, email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Trong 3 ngày qua, thị trường ô tô Việt Nam dồn dập đón nhận "cơn lốc" giảm giá sập sàn đến từ nhiều thương hiệu với mức ưu đãi cao nhất lên đến hơn nửa tỷ đồng.
" alt=""/>Dịch vụ kiểm tra ô tô cũ, chỉ là đoán mò?