![]() |
Tháp truyền hình VN còn cao hơn cả tòa tháp huyền hình Tokyo Skytree cao nhất thế giới hiện nay (634m) là 2m. |
Trước nghi vấn, VTV xây tháp chỉ để kinh doanh bất động sản, ông Lương khẳng định ngay, xây tháp truyền hình không chỉ vì một mục đích bao gồm cả mục đích kinh doanh, cụ thể từ các dịch vụ đi kèm. Do đó, ông cho rằng, việc xây dựng tháp kết hợp với yếu tố kinh doanh phải hướng tới mục đích giúp nhà đầu tư thu hồi được vốn và có lợi.
Cái lợi ở đây theo giải thích của ông Lương bao gồm cả lợi cho nhà đầu tư và lợi cho ngân sách.
"Về phía nhà đầu tư, họ không thể bỏ tiền đầu tư chơi mà phải nhìn thấy hiệu quả thiết thực, làm cho túi tiền của họ đầy lên. Còn về phía ngân sách, ông Lương cho biết, nhà nước sẽ có khả năng có được nguồn thu rất lớn từ các dịch vụ vui chơi, mua sắm, ăn uống sau khi tổ hợp dự án trên được hoàn thành", ông Lương nói.
Vì thế, VTV đề xuất vị trí xây tại khu vực trung tâm Khu đô thị mới Tây Hồ Tây, thuộc ranh giới phường Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội với tổng diện tích khoảng 14,1ha. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là công trình tháp biểu tượng cao nhất thế giới, “vượt mặt” tòa tháp Tokyo Skytree của Nhật Bản hiện cao 634m.
Dự án bao gồm khối tháp (cao 636m) và khối đế tháp, ngoài ra có khối phụ trợ bao gồm cả các chung cư, văn phòng, khách sạn, khu dịch vụ, vui chơi giải trí và tổ chức sự kiện.
Hiện nay VTV, SCIC và BRG đã đề nghị tư vấn là Nikken Sekkei Ltd (Nhật Bản) xây dựng Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi với 2 phương án đầu tư để chủ đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành phê duyệt.
Trong đó, phương án 2 tập trung tối đa việc bố trí các khối chung cư cao cấp tại khối phụ trợ của dự án để gia tăng hiệu quả đầu tư dự án.
Mật độ xây dựng theo phương án này lên tới 40 - 50%, cao hơn khá nhiều so với phương án 1 (35-40%), với 600.000m2 chung cư cao cấp so với 300.000m2 theo phương án 1, cho nên hệ số sử dụng đất cũng cao gần gấp đôi (6,6 lần so với 3,76 lần).
Kinh phí đầu tư khổng lồ này về phía VTV được nói là từ nguồn vốn huy động, vốn cổ phần hóa các doanh nghiệp của VTV; về phía SCIC là từ nguồn vốn kinh doanh theo quy định tại Nghị định 151/2013/NĐ-CP (từ quỹ đầu tư phát triển của SCIC, số dư hiện tại khoảng 11.000 tỷ đồng); về phía BRG là từ nguồn vốn hợp pháp của doanh nghiệp.
Cứ xin
Liên quan tới cơ chế cho dự án, mới đây, VTV đã có công văn xin Thủ tướng Chính phủ hàng loạt ưu đãi vốn chỉ áp dụng cho các dự án đầu tư vào những vùng đặc biệt khó khăn.
Đáng chú ý như xin cho dự án được miễn hoàn trả chi phí đầu tư hệ thống hạ tầng ban đầu, hạ tầng chung; xin áp dụng cơ chế ưu đãi theo hình thức giao đất, miễn 100% tiền sử dụng đất, thuế đất và miễn chi phí giải phóng mặt bằng phải hoàn trả lại Nhà nước.
VTV còn đề xuất áp dụng cơ chế ưu đãi cao nhất gồm miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu tiên, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 9 năm tiếp theo, các năm còn lại áp dụng thuế suất 10%. Miễn thuế nhập khẩu cho các vật tư, máy móc, thiết bị, vật liệu, linh kiện… nhập khẩu phục vụ xây lắp chế tạo khối tháp…
Về tiến độ, hồi cuối năm ngoái, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Công ty Cổ phần Tháp truyền hình Việt Nam, chủ đầu tư dự án. Dự kiến trong quý I năm nay, chủ đầu tư sẽ thực hiện công tác chỉ định thầu và ký hợp đồng tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; quý III tư vấn hoàn thành báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét; quý IV chủ đầu tư phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và chuyển sang giai đoạn nghiên cứu khả thi dự án.
Giải thích vấn đề này, PGĐ Đài truyền hình Việt Nam cho biết: "Ai cũng vậy thôi, ai cũng muốn có lợi nhất cho mình. Tôi thì muốn xin tất cả nhưng cho tới đâu, cho thế nào là quyền của Chính phủ".
Theo Báo Đất Việt
>>VTV xin xây tháp truyền hình cao nhất thế giới" alt=""/>VTV xây tháp truyền hình cao nhất thế giới: Bài tính thu lời
Trong đó, các đội tấn công sử dụng phương pháp, kỹ thuật từ cơ bản đến nâng cao để thực hiện việc dò quét, khai thác các điểm yếu trên các hệ thống mục tiêu. Đội phòng thủ theo dõi các hoạt động của bên tấn công, sử dụng các công cụ, kỹ thuật để phát hiện và đánh chặn kịp thời các hoạt động xâm nhập.
Chương trình được tổ chức nhằm nâng cao năng lực của thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố, đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Sóc Trăng. Đồng thời, tăng cường bảo vệ cho hệ thống thông tin và giúp tuyên truyền cho cơ quan, tổ chức, người dân về công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng tại tỉnh.
Diễn tập thực chiến là hình thức diễn tập mới, được thực hiện trên hệ thống thông tin thật của tỉnh, không có kịch bản trước.
Bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng – đánh giá cao chương trình diễn tập. Nằm trong chiến lược phát triển chính phủ số - kinh tế số của tỉnh Sóc Trăng, hệ thống giải quyết thủ tục hành chính công được xem là nút thắt quan trọng để tỉnh hướng tới chinh phục các mục tiêu lớn hơn trong chuyển đổi số. Bà nhấn mạnh, sau đợt diễn tập, các cán bộ, công chức cần thực hiện nghiêm túc việc quản lý các tài khoản đăng nhập, thay đổi mật khẩu và đặt lại mật khẩu bảo mật cao.
Theo ông Đặng Trường Thạch – Phó Tổng Giám đốc FPT IS, đơn vị phối hợp tổ chức diễn tập, việc diễn tập giúp kịp thời phát hiện các điểm yếu, lỗ hổng bảo mật về công nghệ, quy trình, con người nhằm có cơ sở đề ra các giải pháp phù hợp bảo đảm an toàn thông tin cho Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính công của tỉnh. Bên cạnh đó, giúp đội ứng cứu sự cố của Sóc Trăng có thêm kinh nghiệm xử lý sự cố đối với các hệ thống đang vận hành, từng bước nâng cao năng lực thực chiến.
Văn Thường và nhóm PV, BTV" alt=""/>Sóc Trăng diễn tập thực chiến, đào tạo an toàn thông tin cho cán bộ chuyên tráchHiện nay, IOC ở Đà Nẵng đã có hạ tầng công nghệ thông tin hoàn chỉnh, đặc biệt là dữ liệu tương đối đầy đủ để phát triển tính năng trên nhiều lĩnh vực, quy trình bộ máy tổ chức tương đối hoàn chỉnh. Nhờ đó, hiện nay và trong tương lai, trung tâm IOC có thể khai thác dữ liệu đã thu thập, tích hợp được các công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo, xử lý dữ liệu lớn.
Ví dụ, kể từ IOC Đà Nẵng, hệ thống đã được trang bị các tính năng thông minh như AI (trợ lý ảo AI) và phân tích dữ liệu (dự đoán, chuẩn đoán) hỗ trợ ra quyết định. Ngoài ra, các tính năng mới như cung cấp phân hệ mobile giúp lãnh đạo điều hành linh hoạt, đến việc tiên phong triển khai thử nghiệm chatbot AI thế hệ mới, cũng đã được tích hợp.
Hay trước đây, các bài toán nhận diện hình ảnh khá đơn giản, như phát hiện đám đông, phát hiện vi phạm giao thông chẳng hạn. Giờ đây, Viettel IOC đã có thể xử lý những bài toán phức tạp hơn như phát hiện ra biến đổi khí hậu, thay đổi môi trường...
“Thời gian tới, Trung tâm tiếp tục thực hiện kết nối, đồng bộ các hệ thống cơ sở dữ liệu; và tập trung triển khai phân tích, khai thác dữ liệu để tạo ra thêm nhiều giá trị mới, phục vụ cho công tác dự báo, ra quyết định dựa trên dữ liệu, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ đạo, điều hành chung của thành phố”, ông Nguyễn Văn Quốc - Giám đốc Trung tâm IOC Đà Nẵng cho biết.
Cùng với đó, IOC hiện đại sẽ xây dựng các bộ KPI, để bên cạnh việc tiêu chuẩn hóa, thì còn đưa các nội dung chuyển đổi số thành mục tiêu và đạt được một cách nhanh nhất. Ví dụ, nếu KPI là tỷ lệ phản ánh của người dân được xử lý đúng hạn thì cả hệ thống, quy trình, bộ máy sẽ điều chỉnh làm sao để đạt được KPI đó.
“Như thế, vẫn là ‘may đo’ nhưng gắn với công nghệ hơn, có KPI và chính bộ KPI cũng được may đo, điều chỉnh liên tục”, Giám đốc Trung tâm Đô thị thông minh Viettel Solutions Dương Công Đức nói.
Doanh nghiệp Việt làm chủ giải pháp, công nghệ cho IOC
So với phiên bản đầu tiên của 5 năm trước, phương pháp triển khai cũng như công nghệ IOC của Viettel Solutions đã có nhiều điểm mới nổi bật.
Hiện nay, IOC của Viettel Solutions đã tập trung hiệu quả chuyên sâu từng usecase, thay đổi cách tiếp cận theo hướng usecase cụ thể thay thế cho việc triển khai dàn trải nhiều lĩnh vực, tập trung hơn về tổ chức, con người, quy trình để vận hành hiệu quả.
Tính năng công nghệ cũng được nghiên cứu bổ sung liên tục với những phiên bản mobile cho lãnh đạo, tự động hóa quy trình điều hành chuẩn SOP, trợ lí ảo chatbotAI và vẫn đang phát triển nhiều tính năng công nghệ hiệu quả khác. Giao diện, trải nghiệm người dùng của Viettel IOC luôn luôn cải tiến đảm bảo các tiêu chuẩn UI/UX hiện đại và nâng cấp đảm bảo chất lượng.
An toàn thông tin hệ thống được nâng cấp liên tục đảm bảo tính bảo mật cho hệ thống đã được kiểm chứng qua hồ sơ ATTT cấp độ 3 và các chứng nhận được cung cấp khi triển khai các diễn tập ATTT cho các dự án.
Đặc biệt, trong từng phiên bản nâng cấp, Viettel IOC đã dần dần cập nhật và làm chủ 100% công nghệ trong các phân hệ chính, phát triển nền tảng thành các bộ công cụ độc lập dễ dàng tích hợp phát triển, đảm bảo khả năng mở rộng nâng cấp trong tương lai.
Theo ông Dương Công Đức, trong các cuộc cách mạng công nghiệp thứ nhất, thứ hai, thứ ba thì công nghệ quyết định cách làm, nhưng cách mạng công nghiệp lần thứ tư thì từ thói quen, từ hành vi, từ nhu cầu thực tiễn người dùng sẽ hình thành nên hệ thống đáp ứng tương ứng. Vì thế, Viettel IOC luôn luôn cập nhật công nghệ mới, cải tiến liên tục, thấu hiểu nhu cầu và những vấn đề thực tiễn phát sinh.
“Viettel luôn cam kết đồng hành với người dùng, với khách hàng để đưa hệ thống vào cuộc sống một cách tốt nhất”, vị giám đốc khẳng định.
Thu Hà
" alt=""/>Những bước tiến mới của Viettel IOC