Bà Trương Thị Mai đánh giá, vẫn tồn tại tình trạng "nơi này, nơi kia" việc thực hiện nhiệm vụ nội chính, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực còn hạn chế, chưa thật quyết liệt, quyết tâm cao. Có nơi còn e ngại, sợ đụng chạm, sợ ảnh hưởng đến thành tích, người này bao che người kia.
Bà Trương Thị Mai - Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương. (Ảnh: Đặng Phước)
Nhắc lại phát biểu tại hội nghị ngành Kiểm tra Đảng mới đây, bà Trương Thị Mai cho biết, trong 83 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, có 59 cán bộ vi phạm ở các nhiệm kỳ trước đây, 24 cán bộ vi phạm trong nhiệm kỳ này.
Thực tế đó dẫn đến câu hỏi trong dư luận: Trong các nhiệm kỳ gần đây, dù đã đẩy mạnh công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, đạt nhiều kết quả quan trọng, chưa từng có, nhưng tại sao vẫn còn vi phạm?
"Cán bộ chưa biết sợ hay do lòng tham không đáy, để vẫn còn xảy ra nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực, nghiêm trọng phức tạp, có vụ việc liên quan nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, liên quan cả Trung ương, cả cán bộ địa phương?…", Thường trực Ban Bí thư đặt vấn đề.
Bà Trương Thị Mai nêu thực tế, trước đây, tất cả các vụ khiếu kiện phức tạp cơ bản là khiếu kiện về đất đai, nhưng bây giờ không chỉ dừng ở đó mà lan rộng ra lĩnh vực đấu thầu, sử dụng tài sản công, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, ngân hàng, đăng kiểm, y tế, giáo dục...
Từ đó, Thường trực Ban Bí thư yêu cầu cần nghiên cứu, đánh giá, phân tích đầy đủ nguyên nhân khách quan, chủ quan của những vi phạm trong trong nhiệm kỳ này để có giải pháp khắc phục.
Bên cạnh đó, các cơ quan cần quan tâm phương châm "phòng bệnh hơn chữa bệnh", việc rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực vi phạm phổ biến thời gian qua là điều kiện quan trọng, làm sao tạo khuôn khổ pháp lý cần thiết, vạch được "ranh giới đỏ" để cán bộ không bước qua, mà muốn bước qua đều phải sợ.
Cũng theo bà Trương Thị Mai, cần tạo khuôn khổ để cán bộ dám nghĩ, dám làm, không e ngại, sợ sệt. Từng cơ quan, tổ chức, địa phương chú trọng việc tự rèn luyện, tự soi, tự sửa, gương mẫu, nói đi đôi với làm, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý.
Bà Trương Thị Mai nhấn mạnh kết quả lớn mà chưa nhiệm kỳ nào làm được của ngành Nội chính Đảng, đó là ban hành 3 quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ; kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Ghi nhận công tác kiểm tra, giám sát, Thường trực Ban Bí thư cho biết, toàn ngành đã tập trung vào những lĩnh vực, địa bàn dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực, nơi có nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc trong dư luận, xã hội; những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn. Bên cạnh đó, cán bộ ngành nội chính không ngừng rèn luyện năng lực, bản lĩnh, phẩm chất đạo đức, gương mẫu, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của Đảng.
Nhắc lại đề nghị của địa phương tổ chức lớp tập huấn về liêm chính, bà Trương Thị Mai nhấn mạnh đây là vấn đề mà cán bộ, đảng viên phải tự rèn luyện. Bà lấy ví dụ lãnh đạo một Sở Y tế vi phạm quy định đấu thầu nhưng dứt khoát không nhận tiền, không nhận quà.
"Đâu phải cán bộ nào cũng cầm tiền, cầm quà", bà Trương Thị Mai tiếp tục dẫn chứng thêm trường hợp ở Đồng Tháp, mặc dù Ủy ban Kiểm tra không đề xuất mức kỷ luật nhưng có đồng chí tự đề xuất mức kỷ luật cho mình vì thấy được trách nhiệm người đứng đầu.
Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai nhấn mạnh, liêm chính cần được tuyên truyền, vận động và cán bộ phải tự soi, tự sửa, đặc biệt là trong các cơ quan kiểm soát quyền lực càng phải nâng cao đạo đức này.
Anh Văn" alt=""/>Thường trực Ban Bí thư: 'Cán bộ chưa biết sợ hay do lòng tham không đáy?'Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng. (Ảnh: quochoi.vn)
"Vì vậy, đề nghị Chính phủ chủ động có các giải pháp hiệu quả để điều tiết giá nhà ở như tập trung phát triển mạnh nhà ở xã hội phù hợp với khả năng chi trả của người có thu nhập trung bình và thấp; đẩy nhanh tiến độ phê duyệt các dự án phát triển nhà ở để tăng nguồn cung, sẵn sàng can thiệp khi thị trường có dấu hiệu tăng "nóng", "sốt ảo", ông Hoàng Thanh Tùng nói.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Chính phủ cần quan tâm xây dựng cơ sở dữ liệu, thông tin về bất động sản, nâng cao năng lực quản lý, điều tiết thị trường đất đai, bất động sản, hướng tới công khai, minh bạch và chuyên nghiệp hơn.
Ông Hoàng Thành Tùng cũng đề nghị Chính phủ khẩn trương nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt đề án thí điểm cho phép thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất khác (không phải là đất ở); việc thí điểm nên được triển khai tại một số tỉnh, thành phố lớn...
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho rằng những đề án thí điểm này nhằm tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản, giải phóng nguồn lực về đất đai, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, ông Hoàng Thanh Tùng đề nghị Chính phủ tích cực đẩy mạnh triển khai các chính sách, quy định mới về nhà ở xã hội để tăng cường thu hút nguồn lực phát triển phân khúc này, góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung nhà ở vừa túi tiền, góp phần hoàn thành mục tiêu của Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2030.
Cũng trình bày tham luận tại hội nghị, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, trong năm 2024, Quốc hội thực hiện giám sát tối cao về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh. (Ảnh: quochoi.vn)
Theo đó, nội dung giám sát tập trung vào các vấn đề: công tác chỉ đạo, tổ chức thi hành, quản lý điều hành, điều tiết thị trường bất động sản; nguồn cung bất động sản; giao dịch bất động sản; tình hình hoạt động của doanh nghiệp bất động sản; công tác quy hoạch; việc sử dụng đất để thực hiện dự án bất động sản; trình tự, thủ tục thực hiện dự án bất động sản; nguồn vốn cho thị trường bất động sản.
Theo ông Vũ Hồng Thanh, kinh doanh dịch vụ bất động sản; công khai, minh bạch thông tin về thị trường bất động sản; công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, điều tra, xét xử, thi hành án trong kinh doanh bất động sản… cũng là nội dung trong kế hoạch giám sát của Quốc hội.
"Kết quả giám sát sẽ là căn cứ quan trọng để xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của pháp luật về kinh doanh bất động sản", Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh.
Anh Văn" alt=""/>Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị Chính phủ chủ động điều tiết giá nhà ởĐại lý bán lẻ thay mặt bên thứ 3 thu cũ iPhone. Ảnh: Apple.
Thu cũ - đổi mới trở thành chính sách bán hàng được các hệ thống bán lẻ trong nước đẩy mạnh thời gian qua. Tuy nhiên, đại lý không trực tiếp giải quyết thiết bị nhận lại từ người dùng. Doanh nghiệp sẽ giao lại cho một đơn vị bên thứ 3 xử lý, làm mới và cung ứng ra thị trường.
Trả lời Zing, đại diện FPT Shop cho biết công ty không trực tiếp xử lý lượng thiết bị thu cũ từ khách hàng. Một đơn vị khác sẽ thực hiện việc đó.
Tương tự, ông Tuấn Minh, quản lý ngành hàng Apple của Hoàng Hà Mobile chia sẻ đại lý này hợp tác cùng Comp Asia, một doanh nghiệp chuyên thu cũ, tân trang điện thoại có trụ sở tại Singapore để nhập sản phẩm thu lại.
Bên cạnh Comp Asia, các nhà bán lẻ tại Việt Nam còn hợp tác với SKTEL, một đơn vị có công năng tương tự.
Sản phẩm sẽ được phía đại lý đánh giá dựa trên thang điểm của đối tác thu cũ. Comp Asia có 5 mức đánh giá A-F. Trong đó, mức B là thường gặp nhất với một số vết xước nhỏ ở cạnh máy, màn hình. Trong khi đó, hạng C dành cho sản phẩm có tuổi đời 1-2 năm. Những vết lõm có thể nhận ra rõ ràng. Từ thang điểm tình trạng, sản phẩm sẽ được báo mức giá thu cũ phù hợp.
![]() |
Sau khi được tân trang, sản phẩm được bán ra với giá rẻ hơn. Ảnh: Comp Asia. |
Sau đó, thiết bị được chuyển giao cho công ty phụ trách thu cũ. Ở đây, công ty sẽ tân trang ngoại hình, thay thế linh kiện nếu có hỏng hóc và tiếp tục vòng đời sản phẩm. Ví dụ, chiếc iPhone 13 Pro sau khi tân trang được bán lại với mức 1.159 SGD (khoảng 20 triệu đồng).
Con số này tương đương giá bán phiên bản qua sử dụng của mẫu điện thoại này tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc mua hàng tại những đơn vị này đảm bảo nghĩa vụ nộp thuế tiêu dùng và được bảo hành thiết bị qua sử dụng.
Trong khi đó, một số đơn vị khác chọn tự tân trang, sửa chữa thiết bị để bán lại, tối ưu chu trình. “Với thiết bị cũ, chúng tôi sẽ kiểm tra và đưa vào mục iPhone qua sử dụng, bán cho khách có nhu cầu. Đây là giải pháp cho những khách hàng tìm kiếm thiết bị giá tốt, nguồn gốc rõ ràng và bảo hành dài hạn”, đại diện hệ thống Di động Việt nói.
Thực tế, mặt hàng iPhone cũ được xem là sản phẩm nhạy cảm tại các đại lý chính hãng. Theo thỏa thuận của đối tác ủy quyền (AAR) với Apple, doanh nghiệp không được kinh doanh iPhone xách tay, trốn thuế, kể cả máy qua sử dụng. Các nhà bán lẻ trong nước vẫn có mục iPhone cũ, nhưng chỉ bán máy mã VN/A, hoặc thiết bị sửa chữa sau thời gian đổi trả của khách.
![]() |
Robot tái chế Daisy của Apple có thể tách rời từng bộ phận của chiếc iPhone, giúp tận dụng các linh kiện cũ tốt hơn. Ảnh: Cnet. |
Trong khi đó, tại các quốc gia có Apple Store, việc thu cũ được Táo khuyết trực tiếp thực hiện. Theo TechVision, công ty sẽ nhận điện thoại của khách và đổi lại bằng phiếu mua hàng hoặc trừ thẳng vào giá thiết bị mới. Điện thoại cũ được tân trang và phân phối đến những thị trường iPhone chưa phổ cập như Ấn Độ, châu Phi.
Mặt khác, với những sản phẩm quá cũ, vỡ nát, Táo khuyết sử dụng robot chuyên dụng để tách dỡ linh kiện. Qua đó, nhiều loại vật liệu quý như vàng, coban, bạc, bạch kim được thu lại. Trong khi đó, những chất nguy hại sẽ được chuyển đến nhà máy khác để tiếp tục tái chế.
(Theo Zing)" alt=""/>iPhone thu cũ của người dùng sẽ đi về đâu