Nhận định, soi kèo Jubilo Iwata vs Renofa Yamaguchi, 13h00 ngày 29/4: Tin vào cửa trên
Con đường nhỏ ở ấp Ngãi Thuận, xã Ngãi Hùng, huyện Tiểu Cần, Trà Vinh mùa này khá mát mẻ. Hàng dừa hai bên lộ trái sum suê.Chúng tôi được lãnh đạo UBND xã Ngãi Hùng đưa tới nhà bà Trần Thị Nga (60 tuổi), người có con gái sở hữu chiều cao 2m.
Con gái của bà Nga là Nguyễn Thị Thanh Hoa (25 tuổi). Chiều cao vượt trội của Hoa gây ấn tượng mạnh với những ai lần đầu gặp mặt.
 |
Bà Nga và con gái cao 2m. |
Bà Nga cho biết, Hoa là đứa con duy nhất của mình. Lúc mang thai Hoa, do gia đình khó khăn nên không có điều kiện đi khám thai.
“Lúc sinh ra nó chỉ 1,8kg. Nhưng nó dài khác thường. Bác sĩ bảo nó bị bệnh bẩm sinh, kêu tôi ráng nuôi con. Thương con nên vợ chồng tôi cũng ráng làm thuê, làm mướn để nuôi”, bà Nga nói và cho biết, vợ chồng bà đều cao chưa tới 1m7.
 |
Bà Nga nói, từ nhỏ con gái mình đã có chiều cao vượt trội. |
Theo lời bà Nga, 4 tuổi Hoa mới biết nói, còn chiều cao thì vượt trội bạn bè cùng trang lứa. Hoa cũng được gia đình cho đi học. Nhưng vì đau bệnh triền miên, đôi mắt nhìn không rõ chữ nên học đến lớp 5 thì Hoa nghỉ, ở nhà phụ cha mẹ làm việc nhà.
“Hồi nhỏ đi học, mấy bạn chọc em là người “khổng lồ” nên em tủi thân, buồn lắm”, Hoa lí nhí tâm sự.
Theo Hoa, chiều cao chính là nỗi bất hạnh đối với cô, khiến cô từ nhỏ đến giờ không có bạn bè. “Em chỉ chơi chung với chị em bà con xung quanh nhà chứ không có bạn bè. Em cũng chỉ ở nhà, chưa đi đâu xa”, Hoa tâm sự.
 |
Hoa nói, từ nhỏ đã bị bạn bè trêu chọc vì chiều cao "khủng" của mình. |
Do chiều cao vượt trội nên quần áo của Hoa, bà Nga phải ra chợ mua vải về cho thợ may.
“Quần áo may sẵn ngoài chợ không bộ nào nó mặc vừa. Dép nó mang cũng phải là dép của đàn ông mới vừa”, bà Nga nói.
Cách đây hơn 2 năm, chồng bà Nga qua đời sau cơn bạo bệnh nên một mình bà gồng gánh nuôi con.
Hàng ngày, hai mẹ con bà tước cọng lá dừa để bán cho người làm chổi. “Mỗi ký cọng lá dừa khô tước ra bán được 3.000 đồng, cọng ướt bán được 7.000 đồng/kg. Hai mẹ con tước từ sáng đến chiều cũng chỉ được 10.000 đồng tiền công”, bà nói.
Hiện tại, cuộc sống của hai mẹ con bà nhờ vào tiền trợ cấp hàng tháng của nhà nước.
 |
Hàng ngày, hai mẹ con bà Nga tước cọng lá dừa bán kiếm tiền. |
Bà Nga nói, đôi khi bà cũng cảm thấy tủi thân: "Con nhà hàng xóm lớn lên đều có vợ, có chồng. Mình có đứa con duy nhất, lại là con gái nhưng nó không được bình thường như con người ta. Nó cao như người “khổng lồ”, đầu óc lại khù khờ. Bù lại nó rất hiếu thảo với tôi. Khi “trái gió trở trời” tôi bị đau bệnh thì nó chăm sóc. Giờ hai mẹ con đùm bọc nhau mà sống, chỉ sợ sau này tôi chết không ai lo cho nó... ”.
Còn Hoa vốn mang nhiều bất hạnh nên ước muốn cũng thật đơn giản: “Em chỉ ước mình có sức khoẻ, không bệnh tật để không tạo gánh nặng cho mẹ. Cũng như hàng ngày phụ mẹ tước lá dừa bán, kiếm sống”.
Phó Chủ tịch UBND xã Ngãi Hùng - ông Trương Văn Vĩnh cho biết, gia đình bà Nga thuộc diện khó khăn. Chính quyền địa phương thường xuyên vận động mạnh thường quân hỗ trợ gia đình bà.
Riêng đối với Hoa, hàng tháng đều được nhận tiền trợ cấp đối với người khuyết tật nặng là 405.000 đồng.

Gia đình 3 thế hệ có 24 ngón tay, chân ở miền Tây
Trong một gia đình 3 thế hệ ở miền Tây, có nhiều người sở hữu đến 24 ngón tay, chân.
" alt=""/>Cô gái miền Tây khổ vì chiều cao 2m, không có bạn chơi cùng
Không tham của rơiPhải khó khăn lắm Bùi Thị Kiều Anh (21 tuổi, sinh viên trường Đại học Công nghệ Hutech) mới tranh thủ giờ giải lao để trò chuyện cùng chúng tôi. Kiều Anh nói, em không muốn được nhiều người biết đến sau khi trả lại khoảng 200 triệu đồng nhặt được trước cổng nhà trọ.
“Em thấy việc trả lại số tiền trên không phải là chuyện gì to tát. Bởi, em tin chắc rằng, đa số mọi người khi nhặt được số tiền ấy cũng sẽ hành động như em”, Kiều Anh chia sẻ.
Nữ sinh 21 tuổi cho biết, trưa 11/10, khi đi làm về đến cổng nhà trọ trên đường Trần Văn Kỷ (phường 14, quận Bình Thạnh, TP.HCM), Kiều Anh nhìn thấy vật lạ màu xanh. Đến gần quan sát, cô gái phát hiện vật màu xanh này là nhiều cọc tiền có mệnh giá lớn.
 |
Khu vực Kiều Anh nhặt được số tiền 200 triệu đồng. (Ảnh nhân vật cung cấp). |
Nữ sinh chia sẻ: “Ban đầu, em cũng tưởng đây chỉ là tiền giả thôi. Sau đó, nhìn kỹ lại, em biết đây là tiền thật. Biết là người khác đánh rơi, em nhìn xung quanh xem có ai đang tìm kiếm không nhưng không thấy ai có biểu hiện ấy cả”.
Cầm số tiền lớn trên tay, thay vì nổi lòng tham, tâm trí cô gái trẻ lại ngổn ngang nỗi lo lắng, sợ hãi. “Em sợ ai đó nhìn thấy mình nhặt được tiền sẽ tìm đến nhận vơ. Em cũng sợ người ta không chịu cho em trả lại số tiền này. Lúc đó, em sẽ rất khó xử. Cầm tiền mà lòng em rối bời”, cô gái kể.
Để đảm bảo an toàn cho số tiền và việc trả lại cho người bị mất, Kiều Anh nhanh trí ném các cọc tiền vào trong sân nhà trọ rồi mới dắt xe vào sau. Sau đó, cô gái đem số tiền này lên phòng trọ và nghĩ cách trả cho khổ chủ.
Cô gái kể: “Lúc nhặt được tiền, em chỉ muốn trả ngay cho người bị mất vì tin rằng chắc họ đang rất buồn. Tuy nhiên, em không biết ai đánh rơi. Ban đầu em định sẽ đăng thông tin mình nhặt được tiền lên các trang mạng xã hội nhưng nhận thấy như vậy sẽ nguy hiểm cho mình vì số tiền này rất lớn”.
“Cuối cùng, em nghĩ nên đem đến nhờ cơ quan công an tìm người bị mất để trả lại cho họ. Thế là em đội mưa, chạy ngay đến trụ sở công an gần nhà trọ để nhờ họ tìm người bị mất giúp. Trên đường đi, em rất sợ và run vì đang cầm một số tiền lớn. Chỉ khi bàn giao xong, em mới thấy nhẹ nhàng, thoải mái”, Kiều Anh kể.
 |
Kiều Anh lúc đến trụ sở công an bàn giao số tiền khoảng 200 triệu đồng mà em nhặt được. (Ảnh: Báo Công an TP.HCM). |
Luôn đặt mình vào hoàn cảnh người khác
Trò chuyện một lúc, Kiều Anh xin phép chúng tôi để trở lại quán làm việc. Theo tìm hiểu của chúng tôi, cô gái đã đi làm thêm từ năm 2 đại học dù gia cảnh không thuộc diện khó khăn.
Kiều Anh chia sẻ, nhà chỉ có 2 anh em và ba mẹ còn trẻ, có việc làm đem lại thu nhập nên kinh tế gia đình ổn định. Hàng tháng, em đều được gia đình chu cấp tiền ăn học đầy đủ. Tuy vậy, cô gái vẫn xin phép cha mẹ đi làm thêm từ khá sớm.
Em nói, việc đi làm thêm giúp em tích lũy kinh nghiệm sống, có thêm nhiều trải nghiệm, bạn bè. Và, những trải nghiệm ấy khiến em tin rằng, người đánh rơi số tiền mà em nhặt được đang rất buồn, thậm chí hoang mang cực độ.
Kiều Anh phân tích: “Em cũng đi làm để kiếm tiền nên em biết để làm ra đồng tiền không hề dễ dàng huống chi là một số tiền lớn đến vậy. Em nghĩ, nếu người ta để cả trăm triệu đồng trong người lúc đi ra ngoài như thế chứng tỏ họ đang có việc gấp và đang rất cần số tiền này”.
“Với lại, em đặt lại trường hợp gia đình bạn bè mình làm rơi một số tiền lớn như vậy thì em cũng rất buồn, lo lắng. Em cũng rất mong có người nhặt được và trả lại cho mình. Nghĩ vậy, em nôn nóng tìm được người đánh rơi để trả lại số tiền”, cô gái trẻ nói thêm.
 |
Kiều Anh vừa được Đại học Công nghệ Hutech khen thưởng vì việc làm ý nghĩa. |
Hơn thế, Kiều Anh quả quyết, từ lúc còn nhỏ em đã được gia đình, nhà trường dạy bảo không tham của rơi. Thế nên, ngày nhặt được số tiền lớn, em cũng không thông báo, hỏi ý kiến gia đình việc mình sẽ đem đến trụ sở công an nhờ cơ quan chức năng trả lại cho người bị mất. Bởi, em biết gia đình sẽ luôn đồng ý với cách làm của mình.
Em kể: “Sau khi bàn giao số tiền nhặt được cho công an, trên đường về phòng trọ, em mới gọi điện thoại, kể cho mẹ nghe. Nghe xong mẹ nói em làm như vậy là đúng. Bởi, đây là số tiền lớn và không phải do mình làm ra nên không thể chiếm giữ, sử dụng”.
Trao đổi thêm với chúng tôi xung quanh hành động đáng trân trọng trên, Kiều Anh cho biết, điều em quan tâm nhất trong bây giờ là người đánh rơi sẽ biết tin và đến trụ sở công an nhận lại số tiền. “Em chỉ mong người đánh rơi sớm biết tin để đến nhận lại số tiền. Với em đó là điều quan trọng nhất lúc này”, cô gái nói.

Chàng trai 25 tuổi được châu Âu vinh danh: Làm an toàn thông tin để luôn theo kịp công nghệ
Sơn không thích nói những chuyện to tát mà chỉ khẳng định rằng cậu thích việc mình đang làm và sẽ cố gắng làm nó tốt nhất có thể.
" alt=""/>Nữ sinh trả lại 200 triệu đồng: Từ nhỏ đã được dạy không tham của rơi
Tôi và vợ bằng tuổi, năm nay đều đã 60. Gần 40 năm trước, tôi quen cô ấy khi cùng làm chung ở nhà máy xi măng.Lúc đó, cô ấy có mái tóc dài, đen óng, nước da trắng ngần và nụ cười rạng rỡ khiến tôi chú ý và quyết tâm theo đuổi.
Khoảng hơn 1 năm kiên trì, tôi cũng có được cô ấy. Chúng tôi làm đám cưới trong niềm hạnh phúc vô bờ bến. Tuy nhiên, hôn nhân của chúng tôi chỉ hạnh phúc, nồng nàn được khoảng 2 năm.
Khi cô ấy sinh con, nhan sắc xuống cấp, cộng thêm nỗi lo cơm áo gạo tiền, tình cảm của chúng tôi tụt dốc không phanh.
Bản thân tôi nhìn thấy vợ đầu bù tóc rối, mặt mũi lúc nào cũng nhăn nhó thì mất dần cảm xúc. Nhiều lần, tôi còn tự chất vấn bản thân, không hiểu mấy năm trước, mắt mũi tôi để đâu mà lại theo đuổi một người phụ nữ như thế này.
Vợ tôi cũng nhận ra sự thay đổi của tôi. Cô ấy giận dỗi, cáu gắt, trách móc tôi ngày này qua tháng khác. Khổ nỗi, cô ấy càng trách móc, đay khiến thì tôi càng chán vợ. Đến khi cô ấy sinh con thứ 3 thì thú thật, tôi không còn chút ham muốn nào với vợ nữa.
Nhiều lúc nhìn thấy vợ, tôi thấy như có gai trong mắt mình. Cô ấy có lẽ cũng nghĩ về tôi như thế nên chúng tôi cãi nhau liên miên, sống với nhau như cực hình.
Tôi đã nghĩ, cuộc đời mình sao lại bi thảm thế. Sống bên cạnh người không còn yêu, chỉ còn lại chút trách nhiệm thì còn gì là vui, là hạnh phúc. Nhưng rồi, cuộc đời tôi bỗng nhiên nở hoa, sang một trang mới khi tôi gặp được người phụ nữ mà có lẽ tôi đã yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Cô ấy cũng có chồng, con và cũng đang trong cảnh cơm không lành, canh không ngọt. Vì thế, chúng tôi lao vào nhau như thể những kẻ sắp chết khát bỗng vớ được cốc nước mát lạnh.
Tình yêu ấy khiến tôi như được hồi sinh. Tâm trạng tôi trở nên tốt hơn, đầu óc cũng minh mẫn hơn, làm việc hiệu quả hơn.
Khi về nhà, tôi nhìn vợ cũng thấy đỡ khó chịu hơn. Dần dần, những cuộc nói chuyện, những tiếng cười cũng xuất hiện nhiều hơn trong căn nhà của chúng tôi.
Vợ tôi không biết vì sao tôi có sự thay đổi đó. Thế nhưng, cô ấy cũng như cởi tấm lòng, trở nên nhẹ nhàng, tình cảm và quan tâm tôi hơn.
Cứ như thế, một mặt, tôi cùng vợ xây dựng tổ ấm, chăm sóc và nuôi dưỡng 3 đứa con khôn lớn trưởng thành. Một mặt, tôi vẫn yêu, vẫn đắm say với người tình mà cả tôi và cô ấy đều xác định sẽ không bao giờ cưới.
Chúng tôi gặp nhau mỗi tuần 1 lần, có khi là 2, 3 lần nhưng cũng có khi là cả tháng trời mới gặp. Thế nhưng, lần nào gặp gỡ, sự nhẹ nhàng, ngọt ngào của cô ấy cũng khiến tôi như được thổi một làn gió mới. Nó giúp tôi xua đi những bực dọc, mệt mỏi trong cuộc sống đời thường. Từ đó, tôi được tái tạo năng lượng để tiếp tục sống và yêu.
Thấy tôi càng ngày càng trẻ và phong độ, công việc lên như diều gặp gió, vợ tôi bắt đầu nghi ngờ, ghen tuông. Cô ấy kiểm tra điện thoại, quần áo và bất cứ thứ gì có thể tìm ra bằng chứng ngoại tình của chồng. Thế nhưng sự nhạy cảm của người đàn bà cũng chẳng thể nào bằng trí thông minh của người đàn ông.
Vậy nên, cô ấy cứ ghen tuông bóng gió suốt ngày nhưng không thể phát hiện được nhân tình của tôi là ai.
Cứ như thế, 20 năm trôi qua, các con tôi đã khôn lớn, trưởng thành. Các cháu đều ngoan và học giỏi. Có cháu đã ra trường, đi làm và xây dựng gia đình. Cuộc sống tốt đẹp nên tôi rất hãnh diện.
Một năm trước, vợ tôi bị phát hiện ung thư phổi giai đoạn cuối.
Nhân tình của tôi muốn đến thăm cô ấy một lần nên tôi đã đưa đến gặp với tư cách là đối tác của công ty tôi. Họ ngồi nói chuyện với nhau rất vui vẻ và thân mật. Sau đó, họ còn gặp nhau thêm vài lần nữa.
Trước ngày lâm chung, vợ tôi bỗng đề nghị gặp mặt cô ấy. Tôi khá hoang mang nhưng khi nghe cuộc nói chuyện của hai người phụ nữ, tôi thở phào nhẹ nhõm.
Vợ tôi bảo rằng, gần đây cô ấy mới biết, người phụ nữ này là nhân tình của tôi, gắn bó với tôi suốt 20 năm mà không đòi danh phận, cũng không phá vỡ hạnh phúc gia đình mình. Không những thế, cô ấy còn mang lại niềm vui cho cả gia đình tôi, giúp những đứa con của chúng tôi được nhận sự yêu thương của cả bố và mẹ…
Bây giờ, trước phút lâm chung, cô ấy muốn cảm ơn người phụ nữ này.
Tôi lặng người, không biết nói gì hơn...
*Bài viết thể hiện quan điểm của độc giả
Bạn nghĩ gì về chuyện ngoại tình? Hãy gửi cho chúng tôi ý kiến của bạn dưới phần bình luận hoặc gửi bài viết về email: [email protected]. Các ý kiến/bài viết hay sẽ được biên tập và đăng tải ở ban Đời sống. Trân trọng cảm ơn!" alt=""/>20 năm sống ghen tuông, phút lâm chung, vợ nghẹn ngào cảm ơn tình địch