Tình trạng răng ban đầu của N.A được đánh giá là khấp khểnh mức độ nặng.
Phần mềm SmileStream đánh giá mặt ngoài của N.A cân đối. Xét về phương diện thẩm mỹ nụ cười, ngách hành lang má rộng làm cho nụ cười bị tối, cung cười cao. Mặt nghiêng có môi dưới lùi sau đường thẩm mỹ.
Đối với tình trạng tổng quát trong khoang miệng, cung răng hai hàm của K.N.A hẹp, đường giữa hàm dưới lệch phải 1mm, độ cắn chìa lớn 10mm, độ cắn phủ lớn 50%. Quan sát bên ngoài cũng dễ dàng nhận thấy tình trạng cắn chéo ở răng 22.
Đối với khớp cắn bên phải: răng nanh hạng II (3mm), răng 6 hạng II (1mm); khớp cắn bên trái: răng nanh hạng II (2mm), răng 6 hạng II (1mm). Đánh giá về mức độ chen chúc trên răng, cung răng hàm trên 11.5mm, cung răng hàm dưới 5mm.
Dựa trên phim chụp X-quang, xét trên phim toàn cảnh Panorama không phát hiện bất thường. Tuy nhiên, dựa trên phim chụp đo đầu Cephalometric, K.N.A được xác định gặp phải các vấn đề như: xương hàm trên nhô (góc SNA lớn), xương hàm dưới nhô (góc SNB lớn), tương quan xương hạng II, trục răng cửa hai hàm ngả, mô trên lùi sau đường thẩm mỹ E 1mm, môi dưới lùi sau đường thẩm mỹ E 2.8mm.
Một trong những yếu tố đánh giá bước độ phá của công nghệ X-Matrix đó chính là hỗ trợ bác sĩ đánh giá chi tiết tình trạng răng ban đầu của khách hàng, xác định chính xác độ nghiêng, ngả, cụp của răng, từ đó cá nhân hóa mắc cài, lựa chọn dây cung phù hợp. Đây cũng là yếu tố mà các công nghệ truyền thống chưa khai thác được.
Xem thêm: Tham khảo giá niềng răng hô chi tiết tại nha khoa Lạc Việt Intech
Xây dựng kế hoạch điều trị chi tiết, kết quả tối ưu
Dựa trên những tình trạng ban đầu được phân tích qua phần mềm SmileStream, mong muốn của bệnh nhân, mục tiêu cần đạt được khi kết thúc quá trình niềng răng là dàn đều cung răng hai hàm, cải thiện hoàn toàn cắn chéo răng 22, nong rộng cung răng hai hàm để cải thiện nụ cười thẩm mỹ. Ngoài ra, phác đồ điều trị chỉnh thẳng đường giữa hai hàm, đưa khớp cắn răng nanh và răng cối về khớp cắn hạng I, giảm độ cắn phủ và cắn chìa.
Công nghệ X-Matrix là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nha sĩ khi lên kế hoạch điều trị cho bệnh nhân. Đối với trường hợp của K.N.A, kế hoạch điều trị được đưa ra là nhổ răng 14, 24 (hai răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên), gắn mắc cài toàn bộ hai hàm, neo chặn trung bình (không cần sử dụng minivis). Thời gian điều trị dự kiến 2 năm (dao động 6 tháng)
Sau khi đưa ra mục tiêu và kế hoạch điều trị, bác sĩ tiến hành mô phỏng kết quả dịch chuyển răng trên phần mềm Autolign và mô phỏng mặt nghiêng trên phần mềm Webceph. Bệnh nhân được hẹn đến nha khoa để được bác sĩ trao đổi một cách kỹ lưỡng.
Sau khi lắng nghe bác sĩ giải thích các vấn đề, chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị chi tiết, bệnh nhân đã đồng ý với phác đồ điều trị của bác sĩ và được tiến hành nhổ răng, gắn mắc cài.
Mắc cài mà bệnh nhân lựa chọn là dòng niềng răng mắc cài kim loại tự buộc AO.
Sau 1,5 năm điều trị theo kế hoạch được phân tích dữ liệu bởi công nghệ X-Matrix, K.N.A đã có sự thay đổi toàn diện. Cụ thể, cung răng hai hàm đã được dàn đều và nong rộng, khắc phục hoàn toàn cắn chéo răng 2, độ cắn chìa giảm còn 3mm. Ngoài ra, đường giữa hai hàm đã thẳng, thẩm mỹ nụ cười cũng được cải thiện đáng kể.
K.N.A đang trong giai đoạn cuối cùng của quá trình đóng khoảng. Sau khi khoảng được đóng hết, bác sĩ sẽ chuyển sang giai đoạn sau cùng là giai đoạn tinh chỉnh và kết thúc. Ở giai đoạn này, các vấn đề còn lại như cắn sâu, lồng múi răng sau sẽ được giải quyết trước khi tháo mắc cài.
Hiện tại công nghệ XMatrix được phát triển bởi đội ngũ bác sĩ tại hệ thống nha khoa Lạc Việt, áp dụng cho các bệnh nhân niềng răng, cho phép xem trước kết quả điều trị và đánh giá tình trạng răng miễn phí.
Tìm hiểu thêm về XMatrix tại đây.
" alt=""/>Chen chúc, khớp cắn chéo được điều trị nhờ cá nhân hóa mắc càiNhịn tiểu gây nguy hiểm cho thận (Ảnh: Dall E).
Cơ thể chúng ta sử dụng việc đi tiểu để thải vi khuẩn ra ngoài qua nước tiểu. Khi nhịn tiểu quá lâu, vi khuẩn có thể phát triển mạnh mẽ trong bàng quang và di chuyển ngược dòng vào thận.
Đây là nguyên nhân chính gây ra viêm bể thận - một dạng nhiễm trùng thận nghiêm trọng.
Nhiễm trùng đường tiết niệu không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu như đau buốt khi tiểu, đau lưng, sốt, mà nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể gây tổn thương vĩnh viễn đến thận.
Nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) cho thấy rằng, các trường hợp viêm bể thận kéo dài có thể gây ra sẹo ở thận, làm giảm khả năng hoạt động của thận và dẫn đến suy thận.
Nhịn tiểu và nguy cơ hình thành sỏi thận
Việc nhịn tiểu cũng làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Khi nước tiểu bị giữ lại quá lâu trong bàng quang, các khoáng chất và muối trong nước tiểu có cơ hội kết tinh, hình thành các viên sỏi nhỏ.
Theo thời gian, những viên sỏi này có thể di chuyển ngược lên thận và gây ra sỏi thận.
Một nghiên cứu của Đại học California (San Francisco) đã chỉ ra rằng, những người có thói quen nhịn tiểu thường xuyên có nguy cơ hình thành sỏi thận cao hơn 30% so với những người có thói quen đi tiểu đều đặn.
Sỏi thận không chỉ gây ra đau đớn khi di chuyển trong hệ tiết niệu mà còn có thể gây tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu, làm tổn thương thận nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời.
Suy thận cấp và mối liên hệ với thói quen nhịn tiểu
Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của thói quen nhịn tiểu là nguy cơ suy thận cấp tính. Suy thận cấp xảy ra khi thận đột ngột mất khả năng lọc các chất thải khỏi máu, dẫn đến tích tụ độc tố trong cơ thể.
Nhịn tiểu kéo dài và thường xuyên làm giảm lưu lượng máu đến thận, gây áp lực lớn lên cơ quan này và khiến thận không thể hoạt động đúng cách.
Nghiên cứu từ Bệnh viện Mayo Clinic (Hoa Kỳ) đã chỉ ra rằng, những người có thói quen nhịn tiểu trong thời gian dài có nguy cơ cao mắc suy thận cấp do sự căng thẳng kéo dài lên thận và bàng quang.
Nếu không được điều trị kịp thời, suy thận cấp có thể dẫn đến suy thận mãn tính và yêu cầu điều trị bằng phương pháp lọc máu hoặc thậm chí ghép thận.
" alt=""/>Thói quen của người bận rộn đang tàn phá thậnRau sống là thành phần không thể thiếu trong nhiều món ăn của người Việt (Ảnh minh họa: N.Phương).
Việc ngâm rau sống vào dung dịch thuốc tím loãng (thường là dung dịch thuốc tím 1%) hoặc nước muối loãng đều không đảm bảo vệ sinh vì không có tác dụng với trứng giun và một số vi khuẩn gây bệnh. Lượng hóa chất bảo vệ thực vật giảm đi không đáng kể nếu không rửa lại nhiều lần.
Ngoài ra, trên thị trường hiện có rất nhiều loại nước rửa rau quả, máy sục được quảng cáo có thể loại bỏ nhanh được các hóa chất độc hại trên bề mặt. Thành phần chính của các loại dung dịch này thường là nước khử ion, acid citric, sodium, hương liệu…
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế), đây chỉ là các chất hoạt động bề mặt để lôi kéo toàn bộ các chất bẩn bám trên bề mặt rau, củ, quả như bụi bẩn, vi khuẩn, dư lượng thuốc trừ sâu…
Tuy nhiên, đối với các chất độc như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích… đã bám sâu vào rau quả thì không một loại chất rửa rau quả nào có thể tẩy sạch.
Nếu nước rửa rau quả sử dụng các chất như nước khử ion… thì chỉ có tính chất sát trùng, sát khuẩn, chứ không có khả năng tẩy rửa. Còn nếu sử dụng các chất hóa học để tẩy rửa thì sẽ gây ra những tác hại xấu cho sức khỏe.
Rửa rau thế nào cho sạch?
Để đảm bảo rau sạch, bạn cần nhặt lấy phần ăn được rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch rồi vớt rau vẩy ráo trước khi ăn. Tốt nhất là rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy. Đây là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu còn bám trên lá rau.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên Giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng khuyên đối với rau củ quả, con đường duy nhất làm sạch là rửa.
Đầu tiên loại bỏ các loại rau dập nát. Với rau bị dập nát nếu còn hóa chất bảo vệ thực vật chúng sẽ ngấm vào các tế bào bị dập nát nhanh hơn rất nhiều so với tế bào nguyên vẹn.
Vì thế, bạn cần cắt bỏ phần dập nát, cắt gốc, cắt rễ sau đó ngâm vào trong nước lạnh một khoảng thời gian nhất định (khoảng 5-10 phút). Nếu còn hóa chất bảo vệ thực vật thì chúng sẽ được tan dần ra.
Sau đó, thay nhiều lần nước, nguyên tắc là phải rửa nhiều nước, rửa lâu, rửa bằng tay, lưu ý những khe cuống lá… để tách chất bẩn (không chỉ đất cát mà còn cả thuốc bảo vệ thuốc trừ sâu nếu có). Rửa vài ba nước, tránh rửa sơ sơ, ào ào nghĩ là sạch. Cuối cùng chúng ta nên rửa dưới vòi nước chảy.
Trong quá trình rửa cần cố gắng tránh làm cho rau bị dập nát tiếp.
Chuyên gia cũng lưu ý, các loại rau dạng củ (củ cải, su hào, cà rốt, khoai tây) bao giờ cũng sạch hơn rau có lá. Trong các loại rau dạng lá, rau trồng ở trên cạn thường sạch hơn rau ở dưới nước (rau cần, rau cải xoong…).