Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức 4 ngành bảo hiểm và các dịch vụ công trên cơ sở kết nối chia sẻ dữ liệu giữa BHXH Việt Nam với các ngành liên quan (Ảnh minh họa: Internet)
Quyết định 1939 phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 ngành bảo hiểm và các dịch vụ công trên cơ sở kết nối chia sẻ dữ liệu giữa Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam với các ngành liên quan” được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký ban hành hôm nay, ngày 31/12/2019.
Đề án hướng tới mục tiêu xây dựng và triển khai các giải pháp đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Hoàn thiện, mở rộng cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về bảo hiểm bảo đảm dữ liệu được thu thập, xác minh và quản trị một cách đầy đủ và chính xác để kết nối, chia sẻ dữ liệu với các CSDL chuyên ngành, CSDL quốc gia có liên quan.
Về mục tiêu cụ thể, Đề án nhằm đẩy mạnh thanh toán điện tử (đặc biệt là các phương thức thanh toán mà số đông người dân có thể tiếp cận sử dụng) và các điều kiện đảm bảo thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Phấn đấu đến hết năm 2020 số dịch vụ công trực tuyến của ngành bảo hiểm đạt tối thiếu 70%; năm 2021 số dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt tối thiểu 85% và 50% số người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, mai tang phí, tử tuất… sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực đô thị; triển khai giao dịch điện tử đối với cá nhân, tổ chức trên các lĩnh vực BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Thực hiện có kết quả các chỉ số, chỉ tiêu thuộc phạm vi quản lý của BHXH Việt Nam được nêu tại Nghị quyết 02 năm 2019 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Rà soát, cắt giảm, loại bỏ những thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo gây khó khăn cho quá trình thực hiện; đơn giản hóa các thủ tục hành chính theo hướng dễ hiểu, dễ tiếp cận, đảm bảo tính khả thi, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức. Phấn đấu đến cuối năm 2020 đạt mục tiêu cắt giảm 25% số thủ tục hành chính lĩnh vực chính sách BHYT; 25% số thủ tục hành chính lĩnh vực chi trả BHXH; tối thiểu 20% số tiêu thức, thành phần hồ sơ, biểu mẫu so với năm 2018.
Cùng với đó, Đề án cũng nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý về xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng CSDL quốc gia về bảo hiểm, phục vụ công tác của ngành BHXH, ngành y tế, ngành LĐTB&XH và các ngành liên quan bảo đảm sự đồng bộ với các CSDL chuyên ngành, CSDL quốc gia có liên quan, góp phần tạo cơ sở nền tảng phát triển Chính phủ điện tử.
Đồng thời, thiết lập các quy chuẩn kỹ thuật về cấu trúc thông điệp dữ liệu tổ chức, công dân trao đổi với hệ thống thông tin quản lý CSDL quốc gia về bảo hiểm và các hệ thống thông tin có kết nối tới CSDL quốc gia về bảo hiểm.
" alt=""/>70% dịch vụ công trực tuyến ngành bảo hiểm được cung cấp trực tuyến mức 4 vào cuối năm 2020Anh Nguyễn Đình Vị (trái) là một trong những người ở thôn Trung - Cao Viên chọn cách ăn trầu để bỏ thuốc lá
Nhiều người dân nơi đây coi thói quen ăn trầu như nét đẹp văn hóa của người Việt từ xa xưa. Vậy nên, khi đặt chân đến nơi này, khách phương xa sẽ được tiếp đón nhiệt tình, với đúng thủ tục “miếng trầu là đầu câu chuyện” cùng ấm trà nóng, nếu khách rảnh rỗi thì được chủ nhà mời đánh cờ tướng. Tuyệt nhiên không có chuyện người Cao Viên đem bao thuốc ra mời khách. Điều bất ngờ hơn, không phải những người có tuổi mới ăn trầu, mà nhiều thanh niên thuộc thế hệ 8x cũng “bỏm bẻm” nhai trầu. Về Cao Viên, chúng tôi gặp anh Nguyễn Đình Vị (24 tuổi) anh kể, cũng không hẳn là tục lệ, nhưng nhiều gia đình trong thôn, hễ có hội họp, giỗ tết gì thì buộc phải có miếng trầu để đưa đẩy câu chuyện. Cũng có lúc, hàng xóm sang chơi cũng mời nhau miếng trầu. Có hôm bạn bè trong xóm đến chuyện trò, nhà anh hết đến nửa buồng cau. Tủ lạnh nhà anh là nơi dự trữ trầu. Như để chứng minh cho sự “lạ” ấy, anh Vị dẫn tôi sang nhà hàng xóm phía đối diện, mấy thanh niên miệng “bỏm bẻm” nhai trầu, trò chuyện rôm rả, thấy khách lạ họ luống cuống đứng lên chào rồi cũng mời tôi ăn thử miếng trầu cho…vui.
Chị Lê Ngọc Bích, vợ anh Vị kể lại, ngày mới lấy nhau suốt ngày chị bị tra tấn bởi khói thuốc lá của anh, đến lúc có con nhỏ anh vẫn không bỏ thuốc, chỉ vì khói thuốc mà hai vợ chồng hay cãi vã. Lo sức khỏe của con cái, và cả chồng, chị nhiều lần khuyên anh bỏ thuốc, khuyên răn thế nào cũng không xong. Thế rồi tình cờ, khoảng hơn 4 năm trờ lại đây, cả thôn bỗng có phong trào bỏ thuốc lá ăn trầu, anh cũng học theo. Anh Vị cho biết: Cũng không biết ăn trầu có phải biện pháp tốt không, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không, nhưng bản thân anh thấy, từ ngày ăn trầu sức khỏe anh tốt hơn trước, tăng tới 6kg.
Anh Thanh (38 tuổi) cũng là người từng nghiện thuốc lá và cai nghiện thuốc bằng cách ăn trầu chia sẻ, anh thấy ăn trầu là truyền thống của các cụ từ xưa, anh cũng ăn thường xuyên, từ ngày có thói quen ăn trầu, anh không còn nghĩ đến chuyện hút thuốc nữa. Còn cụ Nguyễn Thị Tý, 79 tuổi cho hay: “thấy con cháu ăn trầu mà không hút thuốc lá, sức khỏe tốt hơn, mình cũng mừng thay”.
Để rõ hơn chuyện bỏ thuốc lá ăn trầu ở xã Cao Viên, chúng tôi tìm tới nhà ông Nguyễn Văn Khởi, trưởng thôn Trung. Ông Khởi kể, trước đây, mỗi lần nhà văn hóa thôn tổ chức hội họp thì ngập ngụa khói thuốc. Người hút không sao chứ người không biết hút người nào người nấy sặc sụa vì khói. Lúc đó ông nghĩ đến việc ăn trầu, bởi các cụ nhà mình xưa nay chẳng vẫn ăn đấy thôi. Ăn trầu cau thì người dân ở đây cũng ăn nhiều, nhưng chưa ai nghĩ tới việc ăn trầu để bỏ thuốc lá. Thế là ông cùng với những người dân trong thôn, “phát động phong trào”, ấy thế rồi được bà con trong thôn nhiệt tình hưởng ứng. “Giờ về thôn Trung mà gặp người hút thuốc thì một là không phải người trong thôn, hai là mấy cậu nhóc học đòi hút thuốc tuổi tập tành làm người lớn mà thôi”- ông Khởi khẳng định.
(Theo ANTĐ)
" alt=""/>Rủ nhau ăn trầu để… bỏ thuốc lá![]() |
Ông Quế dẫn chứng, nước vô cùng quan trọng cho việc duy trì sự cân bằng trong cơthể. Nó có thể vận chuyển các thành phần dinh dưỡng, thúc đẩy sự trao đổi chấtcủa cơ thể, bảo đảm bài tiết các chất thải trong người. Tuy nhiên, với ngườibình thường hoặc lao động nhẹ nhàng thì uống lượng nước bao nhiêu cũng được,miễn là cảm thấy thoải mái và sảng khoái. Nhưng với người lao động nặng nhọc,nhất là trong môi trường nắng nóng, cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi thì việc uốngquá nhiều nước lại không tốt.
Khi lao động nặng nhọc kéo dài dẫn tới mất nhiềunăng lượng, cơ thể thường phải huy động đến lượng đường trong máu cùng một sốchất để cung cấp cho các bắp cơ. Nếu ngay lúc này, cơ thể được cung cấp nănglượng kịp thời, bổ sung vào lượng vừa bị tiêu hao sẽ giúp người lao động phụchồi nhanh chóng sức khỏe, bác sĩ Quế nhấn mạnh.
Bổ sung năng lượng mỗi ngày
Cơ thể mệt mỏi, chân tay không muốn cử động,miệng đắng, tinh thần không minh mẫn, luôn bi quan… là tình trạng chung củanhững người bị suy giảm sức khỏe do lao động quá sức. Trong khi đó, chế độ ănuống lại có những tác động trực tiếp tới việc cải thiện tính khí cũng như tâmtrạng, sức khỏe và khả năng phục hồi sinh lực nhanh hay chậm.
Để nhanh chóng phục hồi về cả thể lực lẫn tâmtrạng, người thường xuyên làm việc nặng nhọc, nhất là trong môi trường độc hạibị mất sức nhiều nên tuân thủ theo một chế độ ăn uống cân bằng và hoàn hảo. Mộtcâu hỏi luôn được những người lao động nặng nhọc đặt ra là có nên sử dụng nướcuống tăng lực trong quá trình lao động, bởi thực tế, sau mỗi lần sử dụng, ngườilao động thường thấy hứng khởi và tái tạo nguồn sinh lực đáng kể.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Nguyên, nguyên trưởng KhoaDinh dưỡng, Bệnh viện Xanh Pôn tư vấn: ngoài việc ăn các sản phẩm nhiều nănglượng thì luôn phải ăn đủ, cân đối giữa các chất dinh dưỡng. Một trong những lưuý hàng đầu đối với người lao động nặng nhọc là cần phải uống đủ nước, uống đúngthời điểm, nhất là những loại nước có khả năng tăng lực, phục hồi năng lượng.
![]() |
Những thành phần có trong nước tăng lực Number 1của Tân Hiệp Phát như: Taurine, Inositol… giúp bổ sung năng lượng, hấp thụ tốtcác vitamin hòa tan, ngoài ra vitamin B3 giúp giải phóng năng lượng và giúpchuyển hóa các chất carbohydrate, chất béo, prôtein nhằm tạo ra năng lượng chocơ thể, tăng cường sự tuần hoàn, tham gia tổng hợp chất dinh dưỡng cho cơ thể.Do đó, nước tăng lực sẽ giúp bổ sung dồi dào nguồn năng lượng thiếu hụt cho cơthể, phục hồi sinh lực, giúp cơ thể vượt qua trạng thái mệt mỏi để luôn cảm thấytươi trẻ, năng động và tràn đầy sinh lực trong cuộc sống.
Nguyễn Long