Hè đến, các bậc phụ huynh lại tất bật chuẩn bị kế hoạch học tập và vui chơi trong kỳ nghỉ của trẻ. Khi các bạn nhỏ không phải tới trường thì thói quen sinh hoạt trong gia đình bị đảo lộn ít nhiều. Tình trạng, cha mẹ đi làm, con ở nhà “giết thời gian” bằng các thiết bị điện tử trở thành vấn đề chung của nhiều gia đình. Việc cho con sử dụng tivi hay máy tính bảng là điều khó tránh khỏi, chính vì vậy cha mẹ cần hướng dẫn con sử dụng những thiết bị này sao cho có hiệu quả, để trẻ có thể vừa học tập và giải trí ngay tại nhà.Hiện nay, không khó để bắt gặp thông tin về các lớp hè trực tuyến chủ yếu dành cho học sinh từ mầm non đến THCS: Tiếng Anh, trải nghiệm STEM, lập trình, toán thông minh, các lớp bồi dưỡng tiếng Việt, các môn văn hóa… Các hoạt động này cũng được triển khai với nhiều hình thức khác nhau như lớp học trực tuyến qua Zoom, ứng dụng trên điện thoại, học qua video,...
Chị Bích Hằng (Hà Nội) bày tỏ: “Tôi rất ủng hộ việc học theo hình thức này. Thay vì để các con lên mạng chơi game thì có thể cho trẻ lên mạng để học tập, làm quen với công nghệ, thích ứng với việc học tập trực tuyến. Với cách học này, tôi cũng dễ dàng giám sát con hơn, có thể tương tác với giáo viên ngay tại nhà”.
Có con chuẩn bị vào lớp 1, anh Thái Tùng cũng chia sẻ: “Covid khiến việc học của con bị gián đoạn đúng thời điểm tiền tiểu học, tôi đã đăng ký cho con 1 khóa học trên ứng dụng Dino đi học, mỗi ngày chỉ cần 1 tiếng cho con làm quen với Tiếng Anh. Hình họa rất sinh động và bắt mắt nên mỗi lần đến giờ học là con vô cùng hào hứng.”
Học hè nhẹ nhàng, thảnh thơi với MobiEdu
“Vũ trụ học tập” mobiEdu là một hệ sinh thái học tập, nơi có thể cung cấp hàng ngàn các khóa học video và các ứng dụng học tập, chương trình giáo dục chất lượng cao dành cho các bạn nhỏ, từ lứa tuổi mầm non, tới tiểu học, THCS, THPT với mức phí chỉ từ 2.000đ – 5.000đ/ ngày - giảm 50-80% chi phí gốc. Nội dung và chương trình học tập cực kỳ đa dạng, từ tiếng Anh, tiếng Việt, kỹ năng mềm, STEAM…
 |
Với các bạn nhỏ ở lứa tuổi mầm non đến tiểu học, cha mẹ có thể tham khảo các ứng dụng như Dino đi học, Home365, DoYoSe, Smart Edupia giúp trẻ làm quen với Toán, tiếng Việt, tiếng Anh, thể chất và kỹ năng xã hội, thông qua hoạt hình tương tác, lớp học trực tuyến (liveclass) với giáo viên bản ngữ và những trò chơi thú vị, cước phí chỉ từ 3.000 đồng/ngày.
MobiEdu cũng tích hợp một số website, ứng dụng hữu ích dành cho học sinh khối THCS - THPT. Trong đó có MobiStudy - website tự học cho học sinh lớp 6 - 12 với nội dung bám sát SGK cùng hệ thống đề thi thử, kiểm tra, video ôn luyện phong phú. Website này còn “ghi điểm” nhờ công nghệ Adaptive Learning cá nhân hóa lộ trình học tập.
Đáng chú ý là cổng thi thử http://thithu.mobiedu.vn/ dành cho các sĩ tử thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm nay, với các nội dung ôn luyện, thi thử và đặc biệt là tính năng báo điểm thi, tra cứu thông tin của hơn 200 trường đại học miễn phí. Cùng với đó là MathX - website tự học môn Toán, HiClass - website tự học tiếng Anh.
“Với nền tảng giáo trình chất lượng, MobiFone mong muốn đưa MobiEdu trở thành một công cụ hỗ trợ giáo dục “đa năng”, giúp các em học sinh trải nghiệm hoạt động học tập thú vị, “vừa học vừa chơi”. Đặc biệt với việc đăng ký và trả phí bằng cách nhắn tin và trả phí qua tài khoản viễn thông, tin tưởng MobiEdu là giải pháp phù hợp xu hướng học tập trực tuyến như hiện nay”, đại diện MobiFone chia sẻ.
Việc học hè của trẻ nên bắt đầu với những hoạt động vui vẻ, những môn học và hoạt động con yêu thích, thay vì trở thành một “học kỳ thứ 3” của trẻ!
Giải pháp MobiEdu của MobiFone đã vinh dự đoạt giải thưởng Sao Khuê 2021 trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo - giải thưởng CNTT do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINISA) tổ chức.
Để đăng ký các khóa học, vui lòng truy cập website: https://mobiedu.vn/
Hotline 9090 (200đ/phút)." alt=""/>Mùa hè “Học mà chơi – Chơi mà học” cùng MobiEdu
- Bức ảnh hai học sinh cưỡi trâu vượt qua con đường đất lầy lội thu hút sự quan tâm của nhiều thành viên trên một diễn đàn dành cho giáo viên.
|
Bức ảnh học trò cưỡi trâu vượt qua con đường lầy lội được thầy giáo Bùi Văn Tươi chia sẻ trên một diễn đàn dành cho giáo viên |
Bức ảnh được thầy giáo Bùi Văn Tươi – giáo viên Trường Tiểu học xã Thành Mỹ, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa chia sẻ với chú thích: “Đi học như thế này đủ được khen rồi”.
Chia sẻ với VietNamNet, thầy Tươi cho biết: “Đây là bức ảnh chụp học trường tôi đi học vào hôm mưa và đúng vào ngày thanh niên tình nguyện sửa đường, nên các em phải ngồi trâu đi học vài ba hôm.”
Thầy Tươi cũng cho biết, “mùa mưa ở đây đi học còn khổ lắm!” Đoạn đường đất xấu mà học sinh phải cưỡi trâu này dài khoảng hơn 1km. Tuy nhiên, chỉ những hôm sửa đường hoặc ô tô đi nhiều, khiến đường “nát” quá, các em mới phải cưỡi trâu. Đoạn đường thuộc khu Sánh, xã Thành Yên và bức ảnh gây xúc động này cũng do Bí thư Đoàn xã Thành Yên chụp lại, thầy Tươi chỉ là người chia sẻ bức ảnh.
Sau khi bức ảnh được đăng tải đã nhận được rất nhiều sự đồng cảm của các thầy cô giáo, đặc biệt là những thầy cô đang giảng dạy ở những khu vực miền núi, nông thôn. Một thành viên nhận xét: “Phương tiện có trái tim”.
“Đi tìm con chữ thật đáng trân trọng. Mong các thầy cô tâm huyết truyền đạt cho các em tri thức!” – một bạn đọc khác bình luận. Thậm chí, có độc giả còn làm thơ ngợi khen tinh thần vượt khó của các em: “Trâu ơi! ta bảo trâu này. Trâu cõng bạn nhỏ an toàn đấy nha. Đường xa thì mặc đường xa Bì bà bì bõm chúng ta đến trường”.
" alt=""/>Chạnh lòng bức ảnh học trò cưỡi trâu đi học
, <em>Vẹt con</em>(tác giả: Nguyễn Trần Ái Nhi) và <em>Đứng giữa lằn ranh</em>(tác giả: Phan Ngọc Thanh Ngân).</p><p>Hội đồng cố vấn và Ban giám khảo tại cuộc thi gồm những tên tuổi lớn trong ngành điện ảnh nước nhà: Bà Lý Phương Dung - Nhà biên kịch, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh; đạo diễn, diễn viên Kathy Uyên; đạo diễn, nhà sản xuất Phan Gia Nhật Linh; NSND Lê Khanh; đạo diễn, diễn viên Công Hậu - Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Thành phố…</p><figure class=)
Bà Lý Phương Dung, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh.Bà Lý Phương Dung, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh (Bộ VHTT&DL) đánh giá cao các dự án đã tham dự cuộc thi. “Tôi nhìn thấy trong các dự án vẻ đẹp lao động sáng tạo, nhiệt huyết và sự chuyên nghiệp của các tác giả. Sự phát hiện một cách tinh tế về đời sống, về con người Việt Nam ngày nay, về phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của cộng đồng các dân tộc sinh sống tại Việt Nam, tại nước ngoài, về những người yếu thế trong xã hội, về thiên nhiên, môi trường… chứng tỏ tình yêu đất nước, con người Việt Nam của các tác giả rất nhiều”.
Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh dành lời khen ngợi cho những ý tưởng hay, mới mẻ, đem đến sự bất ngờ cho khán giả, kỹ thuật quay phim đánh sáng đẹp, âm nhạc đầu tư kỹ lưỡng, cùng với đó là những khung hình đẹp trong các bộ phim dự thi. Bên cạnh đó, anh cũng thẳng thắn chỉ ra những mặt hạn chế cần khắc phục.
“Tôi nghĩ khi các bạn đang ở giai đoạn đầu sự nghiệp của mình, không sợ mất thứ gì hết nên hãy táo bạo hơn, tìm kiếm những ngôn ngữ điện ảnh mới và tìm ra dấu ấn của bản thân mình, đó là điều rất quan trọng. Một mặt vừa học hỏi những đàn anh đi trước nhưng mặt khác cũng cần tìm lối đi riêng cho bản thân, kể những câu chuyện mới, gần gũi hơn, mang hơi thở của chính các bạn và thời đại ngày hôm nay”, anh chia sẻ.
Đội ngũ giám khảo gồm những tên tuổi uy tín của điện ảnh Việt.
Trong khi đó NSND Lê Khanh cũng bày tỏ sự vui mừng khi thấy nhiều bạn trẻ có niềm đam mê với bộ môn nghệ thuật thứ 7. Nữ diễn viên nhận định họ dũng cảm vượt qua những giới hạn, khó khăn để tham gia cuộc thi và tạo ra những sản phẩm ấn tượng.
“Tôi có một thông điệp muốn gửi gắm đến các bạn rằng cứ đi rồi sẽ đến, quan trọng là các bạn dám đi. Yêu điện ảnh phải chinh phục, mà khó thì chinh phục được nó mới sướng, mới xứng đáng”, NSND Lê Khanh chia sẻ.
Đạo diễn, diễn viên Công Hậu cho biết cuộc thi đáp ứng được nhu cầu xã hội và nhu cầu hoạt động văn hoá văn nghệ nghệ thuật của các bạn trẻ thích làm phim. Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Thành phố cũng cho rằng làm phim ngắn hoàn toàn không dễ bởi mỗi đạo diễn cần làm sao cho cái ngắn đó toát lên được vấn đề, khiến khán giả hiểu mình muốn truyền tải điều gì.
Kathy Uyên nêu ý kiến các cơ quan quản lý, ban ngành cần có trách nhiệm nuôi dưỡng và duy trì các nhà làm phim độc lập bởi đây là lực lượng chủ lực của điện ảnh trong tương lai. Với sự nâng bước đó, các nhà làm phim trẻ cần ý thức về nghề nghiệp, trách nhiệm với mỗi dự án mình thực hiện.
Cuộc thi phim ngắnViệt Nam của tôi được tiếp sức bởi Sáng kiến “Quỹ Vẻ đẹp Điện ảnh - Kinh tế Sáng tạo Việt Nam" của Netflix. Cuộc thi nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ các phía, trong đó có Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cùng với Cục Điện ảnh.
Các nhà làm phim trẻ tại buổi trao giải.
Ra mắt vào tháng 10/2021 cuộc thi nhằm hỗ trợ các nhà làm phim Việt Nam, mang tới nhiều cơ hội để tiếng nói của họ được lắng nghe. Suốt hơn 6 tháng diễn ra cuộc thi, có hơn 200 tác phẩm gửi về cho chương trình. Ban tổ chức tiến hành chấm chọn Top 10 phim chất lượng nhất để trao tặng kinh phí sản xuất trị giá 230 triệu đồng (tương đương 10.000 USD).
Trước đó, Quỹ Vẻ đẹp điện ảnh – Kinh tế Sáng tạo Việt Nam đã công bố con số lên gần 5 tỷ đồng với mục đích hỗ trợ cộng đồng làm phim yếu thế ở Việt Nam như các nhà làm phim nữ giới, người thuộc dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người có hoàn cảnh sống khó khăn hay người thuộc cộng đồng LGBT+.
Thông qua cuộc thi, ban tổ chức muốn tìm kiếm những nhà làm phim trẻ xuất sắc nhất để góp phần đưa điện ảnh Việt Nam lên một tầm cao mới.
Thúy Ngọc
'Điện ảnh - vắc-xin tinh thần trong thời kỳ bình thường mới'Các khách mời cùng bàn luận về vai trò và tầm ảnh hưởng của điện ảnh tới đời sống tinh thần của người dân - đặc biệt là ở thời điểm xã hội vẫn đang tiếp tục phải sống chung với Covid-19.
" alt=""/>NSND Lê Khanh khuyến khích các nhà làm phim trẻ “dám nghĩ dám làm”