Ông Quảng trả lời, smartphone là tinh hoa công nghệ. Làm chủ các công nghệ lõi khi nghiên cứu, thiết kế và sản xuất smartphone là đã nắm được hầu hết các lĩnh vực công nghệ khó nhất, mới nhất của thế giới.
Xu hướng thế giới đang đưa mọi thứ vào điện thoại, do đó các công nghệ mới nhất của nhân loại vẫn sẽ xoay quanh chiếc smartphone. Các doanh nghiệp sản xuất smartphone cũng sẽ làm được nhiều loại sản phẩm khác dẫn xuất từ công nghệ này.
“Quốc gia nào muốn là con rồng tiếp theo thì phải nắm được tất cả các công nghệ này”, ông Quảng trả lời.
Điện thoại thương hiệu Việt xuất hiện tại Việt Nam từ khá sớm, tuy nhiên Bkav là một trong số hiếm hoi công ty sở hữu nhà máy sản xuất smartphone tại Việt Nam. Công ty đã sản xuất nhiều thế hệ Bphone cho thị trường trong nước lẫn nước ngoài. Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại, công ty chưa công bố thị phần smartphone của họ tại Việt Nam.
Một doanh nghiệp Việt khác mới tham gia thị trường điện thoại thông minh nhưng đã sở hữu công nghệ lõi là Vinsmart. Công ty đã mua cổ phần chi phối tại BQ, một doanh nghiệp công nghệ tại Tây Ban Nha, làm nền tảng để xây dựng nhà máy Vsmart trong nước.
Mới đây, để đón đầu 5G, công ty đã bỏ hàng chục triệu USD xây dựng đội ngũ nghiên cứu và phát triển, đồng thời sở hữu bằng sáng chế của Qualcomm nhằm sản xuất thiết bị trong hệ sinh thái 5G.
Vinsmart đã bán ra thị trường chiếc Aris sở hữu kết nối 5G, và đưa nhiều sản phẩm ra thị trường Myanmar, Nga, Mỹ, Tây Ban Nha. Công ty cũng tung ra thị trường chiếc smartphone có camera ẩn dưới màn hình hiếm hoi trên thế giới.
Việc sở hữu công nghệ lõi và các bằng sáng chế được nhiều doanh nghiệp công nghệ và các quốc gia rất coi trọng.
Tại Việt Nam, chính phủ đã ban hành Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 nhằm phát triển và củng cố hệ sinh thái sở hữu trí tuệ của đất nước. Chiến lược bao gồm các kế hoạch phát triển tập trung dành cho các ngành công nghiệp thâm dụng sở hữu trí tuệ.
Điểm sở hữu trí tuệ của Việt Nam trên bảng xếp hạng Global Innovation Policy Center’s (GIPC) International IP Index tăng mạnh nhất trong số các nền kinh tế châu Á trong năm 2020.
Bằng sáng chế nói riêng, cũng như sở hữu trí tuệ nói chung là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng nhiều nền kinh tế. Ví dụ: các ngành công nghiệp thuộc nhóm thâm dụng sở hữu trí tuệ (IP-intensive) chiếm hơn 38,2% tổng GDP của Hoa Kỳ và 45% GDP của EU.
“Các công ty công nghệ lớn sở hữu nhiều bằng sáng chế vì các bằng sáng chế này là trọng tâm của những đổi mới mà họ tạo ra. Bằng sáng chế cũng là một cách để phân biệt các công ty và sản phẩm của họ với các đối thủ cạnh tranh”, ông Thiều Phương Nam - Giám đốc Qualcomm Việt Nam, Lào, Campuchia - trả lời ICTnews về tầm quan trọng của sở hữu bằng sáng chế.
Hải Đăng
Ông Nguyễn Tử Quảng tuyên bố sẽ có Bphone kết nối 5G trong thời gian tới và khẳng định Bkav không đứng ngoài cuộc trong trào lưu smartphone 5G.
" alt=""/>Ông Nguyễn Tử Quảng: Quốc gia muốn hoá rồng phải nắm được công nghệ smartphoneÔng Nguyễn Hữu Thường, Giám đốc VinaPhone khu vực III tại Đà Nẵng cho biết đã chuẩn bị 3 xe thu phát sóng lưu động để sẵn sàng ứng phó cho những khu vực xảy ra nghẽn mạng vào dịp tết. Bên cạnh đó, ông Thường nói VinaPhone sẽ tăng giám sát chặt chẽ lưu lượng cuộc gọi đi và đến, từ đó sẽ đấu thêm luồng trung kế đến mạng cố định và các mạng di động khác để giải thoát lưu lượng.
Với MobiFone, đại diện nhà cung cấp này tại Đà Nẵng cho biết đã chuẩn 1 trạm phát sóng BTS lưu động để chống nghẽn mạng. Trong năm 2008, MobiFone cũng đã tăng hai tổng đài chuyển mạch đủ phục vụ cho 15 triệu thuê bao tại khu vực miền Trung.
Ngoài số lượng xe trạm BTS lưu động của VinaPhone và MobiFone, ông Phạm Trung Kiên, Giám đốc Viễn thông Đà Nẵng cho biết đơn vị này có 3 xe phát sóng BTS lưu động để chống nghẽn đảm bảo hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn. Những xe có thể sẽ được điều động ngay lập tức đến những nơi có thể nghẽn mạng trong dịp tết.
" alt=""/>Dùng xe BTS lưu động chống nghẽn mạngTại hội nghị trực tuyến 700 điểm cầu trên cả nước vào tháng 11/2018 về nhân rộng mô hình trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là trạm y tế xã) hoạt động theo nguyên lý y học gia đình, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhấn mạnh, đây là thời điểm “chín muồi” để đổi mới hệ thống y tế cơ sở sau nhiều năm chuẩn bị và nhất là sau khi Bộ thí điểm thành công mô hình mới tại 26 trạm y tế ở 8 tỉnh.
Bộ trưởng cho biết, kinh nghiệm của nhiều nước phát triển là đầu tư y tế cơ sở để chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân từ lúc chưa bị bệnh, đặc biệt các bệnh mãn tính, tiểu đường, huyết áp, ung thư... Theo tính toán, 1 đồng chăm sóc lúc dự phòng có hiệu quả bằng 10 đồng khi bị bệnh.
Tuy nhiên ở Việt Nam, người dân không tin hệ thống y tế xã, phường với 11.000 trạm y tế vì chất lượng quá kém cả về nhân lực và cơ sở vật chất khiến người dân vượt tuyến lên trên gây quá tải không cần thiết, lây nhiễm chéo trong bệnh viện, gây tốn kém cho xã hội, tạo gánh nặng quỹ BHYT cũng như túi tiền của người dân.
Về nhân lực, theo Niên giám thống kê y tế năm 2016, số lượng cán bộ y tế công tác tại các trạm y tế là hơn 72.000. Tuy nhiên số lượng bác sĩ tại tuyến xã chỉ chiếm 1/8, tương đương 9.200 người, chỉ có 4 thạc sĩ, còn lại là y sĩ, điều dưỡng cao đẳng, trung cấp.
Còn gần 30% số trạm y tế xã không có bác sĩ, khoảng 1/3 số nhân viên y tế thôn bản chưa qua đào tạo.
![]() |
Hình ảnh xuống cấp tại trạm y tế xã Nghĩa Lạc, Nghĩa Đàn, Nghệ An. Ảnh: Báo Nghệ An |
Khảo sát cũng cho thấy, năng lực của đội ngũ y bác sĩ tại một số trạm y tế xã yếu tới mức không thể chẩn đoán và điều trị các bệnh thông thường như ỉa chảy, nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em, dấu hiệu nguy hiểm trong thai nghén, cấp cứu ngộ độc, tăng huyết áp...
Một đánh giá về năng lực chuyên môn của nhân viên y tế tuyến xã trong khuôn khổ dự án GAVI cho thấy, hơn 50% bác sĩ và y sĩ trả lời sai các câu hỏi về bệnh tim mạch và bệnh nội khoa.
Các nghiên cứu cũng chứng minh năng lực chăm sóc chấn thương thiết yếu của tuyến cơ sở cũng yếu, chỉ đáp ứng được dưới 70% tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
2 giải pháp mũi nhọn để nâng cao
Để cải thiện hệ thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân, từ năm 2016, dự án Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế (HPET) đã lựa chọn tiếp cận theo nguyên lý y học gia đình để xây dựng các chương trình đào tạo liên tục cho đội ngũ cán bộ chăm sóc sức khoẻ ban đầu công tác tại trạm y tế xã.
Trên cơ sở kết quả khảo sát, xác định điểm thiếu hụt về kiến thức và năng lực của đội ngũ chăm sóc sức khoẻ ban đầu tuyến xã, dự án HPET đã phối hợp với các trường đại học và các chuyên gia, trong đó có GS Alain Montegut, nguyên là chủ tịch Hội bác sĩ Gia đình và là giảng viên lâu năm của trường Đại học Boston để xây dựng các chương trình đào tạo ngắn hạn theo định hướng y học gia đình cho bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh và cán bộ dược tại tuyến xã. Chương trình và tài liệu cũng đã được thẩm định thông qua Hội đồng Bộ Y tế.
Trong đó mỗi khoá đào tạo cho đối tượng bác sĩ có thời lượng 12 tuần liên tục, học tập trung với các kỹ năng chăm sóc toàn diện - liên tục và tổng thể mô hình y học gia đình, cập nhật lại kiến thức, kỹ năng để giải quyết một số tình huống lâm sàng, cấp cứu thường gặp trong chăm sóc ngoại trú tại địa phương trên cơ sở vận dụng các nguyên lý y học gia đình vào theo dõi, chăm sóc sức khỏe người dân một cách toàn diện.
Thời gian học với y sĩ là 6 tuần, điều dưỡng và hộ sinh là 4 tuần, cán bộ dược là 3 tuần.
Mục tiêu của dự án, 80% cán bộ trạm y tế xã sau đào tạo cải thiện kiến thức và kỹ năng lâm sàng trong một số trường hợp bệnh.
Cuối khóa học, các học viên được cấp chứng chỉ đào tạo liên tục về chăm sóc sức khỏe ban đầu theo nguyên lý y học gia đình và chứng chỉ này là một trong những tiêu chí để cán bộ y tế được phép hành nghề theo nguyên lý y học gia đình tại trạm y tế xã.
Đến nay đã có hơn 1.100 giảng viên nguồn đối tượng bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, cán bộ dược, trưởng trạm y tế xã đã được đào tạo chuyên môn về định hướng y học gia đình và phương pháp sư phạm y học.
Các giảng viên này là nguồn lực chính để có thể triển khai các khóa đào tạo cho đội ngũ cán bộ chăm sóc sức khoẻ ban đầu công tác tại trạm y tế xã của 15 tỉnh thuộc dự án.
![]() |
Trạm y tế xã Tân Hội (Đan Phượng, Hà Nội) là 1 trong 26 trạm y tế được Bộ Y tế lựa chọn xây dựng mô hình điểm trong những năm qua, hiện thu hút rất đông bệnh nhân đến khám, chữa bệnh |
Từ tháng 3/2018 đến nay, dự án cũng đã tổ chức đào tạo cho gần 13.000 cán bộ làm công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu đang làm việc tại trạm y tế xã theo định hướng y học gia đình và đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý trạm y tế.
Ngoài ra, từ 2014 đến nay, dự án HPET đã song hành, hỗ trợ kinh phí đào tạo trình độ chuyên khoa cấp I cho các bác sĩ trẻ tình nguyện, theo mô hình đào tạo bác sỹ nội trú. Hiện dự án đã tuyển chọn và đang đào tạo được 354 bác sĩ trẻ. Các bác sĩ được đào tạo tại ĐH Y Hà Nội, ĐH Y Dược Hải Phòng và ĐH Y Dược Huế, sau khi học xong sẽ về 62 huyện nghèo thuộc miền núi, vùng sâu, vùng xa khó khăn nhất nước để công tác.
Để công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu có hiệu quả, song song với đào tạo, luân chuyển nhân lực, dự án đã cung cấp trang thiết bị y tế cơ bản cho các cơ sở đào tạo và cơ sở thực hành lâm sàng, trong đó có 26 trạm y tế xã trong mô hình điểm của Bộ Y tế, bao gồm các trang thiết bị thông dụng, trang thiết bị truyền thông, trang thiết bị khám bệnh, sơ cứu, cấp cứu, trang thiết bị khám tai, mũi, họng, răng hàm mặt, mắt, y dược cổ truyền và khám sản...
Đến nay, 26 trạm y tế xã này đang hoạt động tốt, thu hút rất đông các bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch... đến đăng ký quản lý, khám chữa bệnh ban đầu. Sắp tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này đến nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Thiên Thư
" alt=""/>2 giải pháp mũi nhọn cải thiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở Việt Nam