Quốc hội khóa XIV ngày 12/6/2018, tại kỳ họp thứ 5 đã thông qua dự thảo Luật An ninh mạng, với 423 đại biểu tán thành, đạt tỷ lệ 86,86%. Ngay trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua toàn bộ dự thảo Luật An ninh mạng, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Điều 10 về hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia và Điều 26 về bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng. Tỷ lệ đại biểu Quốc hội tán thành thông qua 2 Điều luật này lần lượt là 86,86% và 8,72%.
Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2019, Luật An ninh mạng quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Việc bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được quy định tại Chương II của Luật An ninh mạng, với 6 điều từ Điều 10 đến Điều 15.
Điều 10 của Luật An ninh mạng quy định, hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia là hệ thống thông tin khi bị sự cố, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt, tấn công hoặc phá hoại sẽ xâm phạm nghiêm trọng an ninh mạng.
Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia bao gồm: hệ thống thông tin quân sự, an ninh, ngoại giao, cơ yếu; hệ thống thông tin lưu trữ, xử lý thông tin thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ lưu giữ, bảo quản hiện vật, tài liệu có giá trị đặc biệt quan trọng; hệ thống thông tin phục vụ bảo quản vật liệu, chất đặc biệt nguy hiểm đối với con người, môi trường sinh thái; hệ thống thông tin phục vụ bảo quản, chế tạo, quản lý cơ sở vật chất đặc biệt quan trọng khác liên quan đến an ninh quốc gia; hệ thống thông tin quan trọng phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức ở trung ương; hệ thống thông tin quốc gia thuộc lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải, tài nguyên môi trường, hóa chất, y tế, văn hóa, báo chí; hệ thống điều khiển và giám sát tự động tại công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.
Cũng theo quy định tại Điều 10 Luật An ninh mạng, Thủ tướng Chính phủ ban hành và sửa đổi, bổ sung Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Chính phủ quy định việc phối hợp giữa Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ TT&TT, Ban Cơ yếu Chính phủ, các Bộ, ngành chức năng trong việc thực hiện các hoạt động thẩm định, đánh giá, kiểm tra, giám sát, ứng phó, khắc phục sự cố đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
Cùng với việc quy định cụ thể về hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, Chương II của Luật An mạng còn quy định rõ những biện pháp nhằm thực hiện bảo vệ an ninh mạng đối với các hệ thống thông tin này, bao gồm: Thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 11); Đánh giá điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 12); Kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 13); Giám sát an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 14); và Ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 15).
Trong đó, thẩm định an ninh mạng là hoạt động xem xét, đánh giá những nội dung về an ninh mạng để làm cơ sở cho việc quyết định xây dựng hoặc nâng cấp hệ thống thông tin. Thẩm quyền thẩm định an ninh mạng được quy định tại khoản 4 Điều 11 của Luật An ninh mạng: Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này; Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quân sự; Ban Cơ yếu Chính phủ thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.
" alt=""/>Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được bảo vệ an ninh mạng thế nào?Facebook đang phát triển một tính năng mới, hiển thị cho người dùng biết thời gian họ dành cho ứng dụng này trên thiết bị di động là bao nhiêu. Tính năng mới, được gọi là "Your Time on Facebook”, đã được một người dùng Twitter Jane Manchun Wong tìm thấy trong Facebook của mình. Facebook cũng đã xác nhận tính năng này với Tech Crunch.
Theo ảnh chụp màn hình được Wong đăng, tính năng này sẽ hiển thị cho người dùng tổng số lượng thời gian họ đã dành mỗi ngày trên ứng dụng Facebook trong bảy ngày trước đó, cũng như thời gian trung bình dành cho mỗi ngày. Nó cũng xuất hiện để cho phép người dùng thiết lập thông báo để cho họ biết khi họ đạt đến một lượng thời gian nhất định dành cho ứng dụng.
Vào đầu năm 2018, Mark Zuckerberg tiết lộ rằng một trong những mục tiêu của công ty cho năm 2018 là đảm bảo thời gian mọi người ở trên Facebook là “thời gian được sử dụng tốt”. Zuckerberg đề xuất Facebook sẽ bắt đầu chuyển hướng tập trung nội dung, để giúp người dùng có nhiều tương tác ý nghĩa hơn khi sử dụng dịch vụ.
" alt=""/>Facebook phát triển tính năng “Your Time on Facebook”, cho biết bạn vào Facebook bao lâu một ngàyTheo tờ TheIndependent, biến cố thương tâm dẫn đến cái chết của CEO Cradle Fund Snd Bhd - Nazrin Hassan - là một bài học nghiêm khắc dành cho mọi người dùng điện thoại di động.
Đừng bao giờ sạc điện thoại trong phòng ngủ, mà cụ thể là gần giường. Đó chính là thông điệp được rút ra từ sự kiện đáng tiếc vào tuần trước.
Ngày 14/6, tin tức về cái chết của Nazrin Hassan bắt đầu xuất hiện rộng rãi. Theo các nguồn tin thì vị CEO này đang sạc điện thoại của mình trong phòng ngủ thì nó đột ngột phát nổ.
Hassan đã bị nhiều mảnh vỡ cắm vào người, và đó có lẽ là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông.
Cổng thông tin trực tuyến Gazette của Malysia cho biết Nazrin sở hữu hai chiếc điện thoại, một của BlackBerry và một của Huawei. Tuy nhiên không có thông tin nào cho biết chiếc điện thoại nào đã phát nổ dẫn đến cái chết của ông, khiến 3 đứa trẻ mất cha.
Về phía cảnh sát, họ cho rằng Nazrin đã mắc kẹt trong đám cháy trong phòng ở Mutiara Damansara, và không loại trừ khả năng ông đã bị ngạt khói mà chết.
Biến cố này là một lời cảnh tỉnh đối với người dùng điện thoại di động, rằng đừng bao giờ tin vào những thiết bị cầm tay này, và nên sạc hoặc giữ chúng ở những khu vực an toàn hơn khi không sử dụng. Điện thoại di động và các loại pin dự phòng vốn nổi tiếng là những món đồ đầy nguy hiểm khi được đặt trong túi quần, túi áo. Bạn có thể xem một vụ điện thoại phát nổ ngay trong túi áo của một người đàn ông Ấn Độ tại đây.
" alt=""/>Điện thoại phát nổ khi sạc trong phòng ngủ, CEO người Malaysia thiệt mạng