“Em vẫn chưa dám sang đường. Mọi người bảo tìm cầu vượt mà đi. Cầu vượt là cái cầu để đi bộ qua đường ấy chị” – Lên giải thích về khái niệm “cầu vượt” mà có lẽ cậu chỉ mới biết đến khi ra Hà Nội học.
![]() |
Trương Văn Lên hiện là sinh viên Học viện An ninh nhân dân |
Vài tháng trước, Lên vẫn đang là học sinh lớp 12A1, Trường THPT Bộc Bố, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn. Ở ngôi trường miền núi thuộc một huyện nằm trong danh sách 62 huyện nghèo nhất cả nước, Trương Văn Lên là trường hợp hiếm hoi, là niềm tự hào của các thầy cô nơi đây.
Năm lớp 12, Lên giành giải Nhất học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý và tham gia Đội tuyển học sinh giỏi cấp quốc gia. Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, em xuất sắc đạt tổng điểm 27,35 ở các môn thi khối C03 (Toán, Văn, Lịch sử) và 29 điểm ở các môn khối C00 (Văn, Sử, Địa).
Đỗ cả 2 trường Học viện An ninh nhân dân và Học viện Hành chính quốc gia, Lên chọn môi trường quân đội để theo học những năm tiếp theo.
“Trở thành một chiến sĩ công an là mơ ước từ nhỏ của em. Mặt khác, trường quân đội cũng giúp em đảm bảo đầu ra cho công việc sau này và hỗ trợ em rất nhiều về mặt tài chính” – Lên chia sẻ.
Lên kể nhờ thành tích học tập tốt và hoàn cảnh gia đình khó khăn, năm nào em cũng được trường tặng xe đạp để đi học. Nhà em chỉ cách trường 2 cây số, nhưng những khi trời mưa, đường lầy lội, khó đi. Phương pháp học tập của Lên cũng giống như nhiều học sinh nông thôn, miền núi khác: em tự học là chính. Những phần kiến thức chưa hiểu, em hỏi thầy cô hoặc lên mạng tra cứu, mặc dù Internet ở nơi em sống “không nhiều như ở Hà Nội”.
Là con út trong gia đình có 4 người con, bố Lên năm nay 70 tuổi, mẹ đã ở tuổi 55. Cả gia đình chỉ trông vào mấy sào ngô. “Ngày em còn nhỏ, thiếu cơm ăn là chuyện thường xuyên. Sau này, có anh trai em đi làm thuê cho người ta, cuộc sống cũng bớt khổ hơn một chút”.
“Hồi còn đi học, em cũng phải giúp bố mẹ làm đồng, nên thời gian học không có nhiều lắm. Những năm cấp 2, tiền ăn học của em chủ yếu dựa vào tiền công đi làm thuê của anh trai. Còn những năm học cấp 3, em nhận được nhiều sự giúp đỡ của nhà trường, các tổ chức, ban ngành”.
“Những năm em học cấp 3, các anh chị ở Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Bắc Kạn là những người đỡ đầu em. Mỗi tháng, các anh chị hỗ trợ 500 nghìn đồng để em ăn học. Khi em đỗ đại học, các anh chị cũng tặng cho em 7 triệu đồng để chuẩn bị cho những năm học sắp tới. Và còn nhiều người khác nữa đã giúp đỡ em rất nhiều để em có được ngày hôm nay”.
Lên nói, em biết ơn và trân quý tất cả những tấm lòng của các anh chị, các ban ngành, tổ chức đã dành cho em. Chính vì thế, mong muốn của em là sau khi tốt nghiệp đại học, được quay trở về công tác tại tỉnh để được đền đáp lại công ơn của những con người Bắc Kạn đã từng chìa tay ra với em, để được giúp đỡ lại những em học sinh khác cũng có hoàn cảnh khó khăn như em.
Khi được hỏi tại sao bố mẹ đặt tên em là “Lên”, cậu sinh viên dân tộc Sán Chỉ đáp: “Bốn anh chị em em được đặt tên là Đồng Thời Tiến Lên”.
Vậy là, Lên đã thay các anh chị đáp lại phần nào mong mỏi của bố mẹ. Em đã “lên” tới đất Thủ đô để bắt đầu gây dựng cho mình một tương lai sáng hơn.
Nguyễn Thảo
" alt=""/>Nam sinh dân tộc vượt khó muốn trả ơn cuộc đờiĐội ngũ thực hiện gây chú ý bởi những tên tuổi lớn. Nghệ sĩ Nguyễn Xuân Huy - tổng đạo diễn - được biết đến như nghệ nhân đầu tiên chế tác đàn violin bằng sứ tại Việt Nam, từng trình diễn trước Nhật hoàng năm 2019 và xuất hiện trong dàn nhạc của công nương Diana.
"Linh hồn" của chương trình gồm giám đốc âm nhạc - nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng và nhạc trưởng Dustin Tiêu. Trong đó, Dustin Tiêu sinh năm 1997, được đào tạo tại Hàn Quốc và Mỹ, là người thành lập Imagine Philharmonic Orchestra năm 2018.
Dàn nghệ sĩ xác nhận biểu diễn gồm saxophone Trần Mạnh Tuấn, nghệ sĩ sáo trúc Trần Khánh Tường, ca sĩ Đức Tuấn, Ngọc Khuê, Đào Mác, Bạch Trà, Xuân Định K.Y và DJ Huy Ngô. Mỗi người đều gắn bó ít nhiều với Huế.
Chương trình còn có sự góp mặt của Akari Nakatani - đóng vai Michiko trong phim Em và Trịnh,nghệ sĩ violin Hàn Quốc Jmi Ko và các nghệ sĩ, sinh viên của khoa Thanh nhạc, Nhạc cụ phương Tây và Nhạc cụ dân tộc - Học viện Âm nhạc Huế.
Huế Symphony - Bản giao hưởng Huếdự kiến diễn ra vào ngày 19 - 20/10 tại Nhà hát Sông Hương, TP Huế.
"Biển nhớ" - Trần Mạnh Tuấn và An Trần
Với lối diễn đạt cô đọng, ngắn gọn nhưng rất chặt chẽ, dễ hiểu, cuốn sách cung cấp cái nhìn tổng quan, cập nhật về các công nghệ chủ chốt; phác thảo cách các doanh nghiệp ngày nay sử dụng chúng trong thực tế, cách chúng đang thúc đẩy hoạt động kinh doanh và sản xuất phát triển; cung cấp một số lời khuyên nhằm chuẩn bị tốt nhất cho bản thân và tổ chức cho sự chuyển đổi mà chúng mang lại.
25 xu hướng là 25 công nghệ khác nhau nhưng lại liên quan, tác động qua lại lẫn nhau và đều được giới thiệu, trình bày theo trật tự đi từ khái niệm sơ lược, phân tích, lập luận để đưa ra khái niệm chính thức. Khi đã nắm bắt được khái niệm, độc giả sẽ đến với tiếp điểm mà ở đó, việc ứng dụng các xu hướng trong cuộc sống sẽ được hiển hiện rõ rệt.
Ví dụ như: ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các trò chơi, sách, âm nhạc; chuyển đổi cách thức kinh doanh, nhà thông minh, văn phòng thông minh, quần áo thông minh, đồng hồ thông minh, thiết bị cải thiện vận động… Ngoài ra, phần tài liệu tham khảo cũng được thể hiện chi tiết cho từng xu hướng để thấy rõ công nghệ đó đang được triển khai ở đâu, như thế nào và ai khởi xướng.
Qua những khảo sát và ví dụ cụ thể, cuốn sách cung cấp cho các nhà lãnh đạo kiến thức và hiểu biết thực tế về những công nghệ cốt lõi. Công nghệ sáng tạo cùng khả năng bất tận của con người trong việc cải tiến công nghệ mới sẽ tạo ra tăng trưởng phi thường cho các mô hình kinh doanh, tăng trưởng kinh tế nếu bám đúng trọng tâm của các xu hướng trên.