NSƯT Xuân Bắc chia sẻ, dù nhà hát đã dựng rất nhiều vở có giá trị với nhiều đề tài, thể loại khác nhau nhưng vở nhạc kịch Alice in Wonderlandlà một dự án rất mới, chứa nhiều tâm huyết của đội ngũ nghệ sĩ của Nhà hát và các cộng sự đến từ Australia. NSƯT Xuân Bắc hi vọng, đam mê, nhiệt huyết và sự hào hứng của những nghệ sĩ, diễn viên tham gia dàn dựng vở nhạc kịch Alice in Wonderland sẽ được truyền đến công chúng.
Với vở nhạc kịch này, POP, AIM và Nhà hát kịch Việt Nam đã mời Lê Diệu My làm tổng đạo diễn. Nữ sinh 21 tuổi này từng dựng thành công vở nhạc kịch Mama Miakhi mới đang là học sinh lớp 10.
Lê Diệu My chia sẻ: "Ngày nay, với xu hướng, áp lực “vội lớn” và trưởng thành nhanh theo những khuôn mẫu xã hội, nhiều bạn nhỏ đã bỏ lỡ cơ hội, giá trị của tuổi thơ. Truyện Alice in Wonderland khuyên các bạn nhỏ đừng vội lớn mà quên đi sự ngây thơ, hãy học cách yêu thế giới quanh mình, yêu mầu sắc, cái đẹp và cái tốt.
Với vai trò là tổng đạo diễn, Diệu My không chỉ lo dựng vở mà còn cùng với các bạn của mình lo bán 700 vé cho đêm biểu diễn, đấu giá tranh để xây trường cho trẻ em miền núi.
Nghệ sĩ Nicholas Gentile - cố vấn nghệ thuật chia sẻ: "Nhiều người cứ nghĩ, cứ lo ngại rằng diễn viên nhạc kịch thì phải giỏi, giỏi cả ba thể loại là: hát, múa, kịch nhưng điều này là không cần thiết. Chỉ cần diễn viên biết cách truyền tải giọng nói của mình như nhân vật, diễn xuất theo nhân vật đó như mình là vũ công là được. Tôi tự tin có thể đào tạo được diễn viên tham gia vở này thật tốt".
Dự kiến, vở nhạc kịch sẽ công chiếu vào tháng 10/2022 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Ảnh: Việt Hải
" alt=""/>Nhạc kịch hiện đại dành cho giới trẻ"Em đã nhận được thông báo đón người Quảng Trị đang mắc kẹt ở tâm dịch về quê. Về sẽ phải đi cách ly tập trung nhưng em sẽ chấp hành tốt", Minh Anh chia sẻ.
Cô sinh viên Nguyễn Minh Anh. |
Minh Anh cho biết, cô có năng khiếu về vẽ từ nhỏ. Trước đây, cô thường vẽ tranh bằng bút chì. Sau này, cô tự tập vẽ tranh bằng các ứng dụng trên điện thoại.
Tốt nghiệp cấp ba, cô muốn theo học ngành vẽ ở một trường đại học tại TP.HCM nhưng không được gia đình đồng ý. “Bố mẹ sợ em đi học xa vất vả”, nữ sinh viên nói.
Ngày 26/7, Minh Anh lên mạng đọc tin tức về tình hình dịch bệnh. Bức ảnh chụp các y bác sĩ từ Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Chợ Rẫy đến chung tay cùng Đà Nẵng chống dịch Covid-19 được nhiều người chia sẻ, đi kèm là những lời bình cảm động.
Ngay lúc đó, Minh Anh tải bức ảnh xuống, mở phần mềm vẽ tranh trên điện thoại, dùng bút cảm ứng phác họa lại. Bức tranh được cô phác họa trong vòng ba giờ.
Bức vẽ này ghi lại hình ảnh các y bác sĩ từ Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Chợ Rẫy sải bước trên hành lang Bệnh viện Đà Nẵng, chung tay cùng Đà Nẵng chống dịch Covid-19. |
Từ đó, bắt gặp hình ảnh cảm động nào của lực lượng tham gia chống dịch tại Đà Nẵng, Minh Anh lại tải về, phác họa lại. Đến nay, cô đã phác họa được 12 bức tranh về chủ đề này.
“Thông qua những bức tranh này, em muốn gửi lời cảm ơn đến các y bác sĩ, các anh chiến sĩ công an, bộ đội, các tình nguyện viên… đang hi sinh chuyện gia đình, sự an toàn của bản thân để chống dịch. Em cũng hy vọng, khi nhìn được các bức tranh của em, các cô chú ấy sẽ vui, quên đi những mệt mỏi”, nữ sinh viên nhắn nhủ.
Hình ảnh Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo công tác phòng chống dịch Covid-19 qua nét vẽ của Minh Anh. |
Anh chiến sĩ công an giúp vận chuyển hàng hóa tiếp tế vào các khu cách ly y tế. |
Bức vẽ này ghi lại cảnh bác sĩ Bệnh viện Phổi Đà Nẵng cắt tóc cho nhau để thuận lợi khi điều trị cho bệnh nhân Covid-19. |
Lực lượng thanh niên tình nguyện đang hỗ trợ công tác phòng chống dịch ở các cửa ngõ ra vào TP Đà Nẵng. |
![]() |
Anh thanh niên hỗ trợ đo thân nhiệt cho người đi đường. |
Hội sinh viên Đại học Đà Nẵng ủng hộ những thùng mì gói đến sinh viên đang khó khăn giữa dịch bệnh. |
Bức vẽ này ghi lại hình ảnh bác sĩ Lê Văn Đương, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện C Đà Nẵng đến các phòng bệnh để động viên bệnh nhân và hát bài "Năm anh em trên một chiếc xe tăng". |
Một bác sĩ trong bộ đồ bảo hộ ngả lưng trên ghế đá. |
Hình ảnh bác sĩ tranh thủ chợp mắt được Minh Anh khắc họa lại. |
Hình ảnh bác sĩ Nguyễn Quý Thiện - khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện C Đà Nẵng đàn hát bài "Đà Nẵng ngày bão giông" trong thời gian nghỉ giải lao, được Minh Anh vẽ lại. |
Bức vẽ này mô tả một bác sĩ tại Trung tâm 115 Đà Nẵng làm việc kiệt sức đang được hai đồng nghiệp chăm sóc. |
Ngày 31/7, Thúy và nhiều sinh viên ở Đà Nẵng dọn đồ chuyển đi, nhường phòng cho người cách ly. Trước khi rời đi, cô để lại lá thư động viên người cách ly hãy vui vẻ, giữ tinh thần thật tốt.
" alt=""/>Cô gái Quảng Trị vẽ tranh về lực lượng chống dịch ở Đà NẵngBên cạnh đó, anh Tô Yô Ta có rất nhiều video quảng cáo, review cho các sản phẩm, hướng dẫn sử dụng ô tô, lái xe... Trong số đó, anh có nhiều video sở hữu hàng triệu lượt xem.
Dù sở hữu kênh có hàng trăm ngàn lượt theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội nhưng chưa ai biết họ tên đầy đủ của Mr Tô.
Cách đây vài ngày, trong lúc dọn nhà, anh Tô Yô Ta thấy bảng tên đeo trên áo từ thời mới vào làm ở Thaco Trường Hải. Anh chụp ảnh bảng tên và gửi lên nhóm Zalo của bạn bè đại học.
“Sáng hôm sau, tôi chuẩn bị đi làm thì mở nhóm chát Zalo lên xem. Thấy mọi người trò chuyện rôm rả, tôi xúc động, nhớ lại thuở mới đi làm nên lấy ảnh chia sẻ lên trang Facebook cá nhân.
Tôi không ngờ bức ảnh đó được mọi người chia sẻ khắp nơi. Thông thường, mỗi bài đăng của tôi chỉ được chừng vài ngàn lượt like (thích) nhưng lần này đạt hơn 30 ngàn lượt”, anh Tô Yô Ta cho biết.
Lúc nhỏ, anh Tô Yô Ta thường thắc mắc tại sao cha lại đặt tên mình như thế. Những lần đó, anh đều nhận được lời giải thích cặn kẽ từ cha.
Anh Tô Yô Ta kể, cha anh làm nghề sửa chữa ô tô và yêu thích các thương hiệu xe nổi tiếng. Trong một lần ngồi uống nước với anh trai, ông nảy ra ý định sẽ đặt tên con theo tên các kỹ sư, danh nhân nổi tiếng trên thế giới. Ông muốn những cái tên đó sẽ mang đến may mắn cho các con.
Đến lúc kết hôn và có con trai đầu lòng, ông vẫn giữ nguyên ý định, lấy thương hiệu Toyota để đặt tên con.
Anh Tô Yô Ta nhớ lại: “Theo tục lệ ở quê, trong lễ đầy tháng, em bé sẽ được người lớn đặt tên. Tôi được ông cố đặt cho một cái tên khác nhưng khi làm giấy khai sinh, cha tôi lại chọn tên Tô Yô Ta”.
Từ nhỏ, anh Tô Yô Ta cũng thích ô tô giống cha và học giỏi môn Vật lý. Ngày làm hồ sơ dự thi đại học, anh không lăn tăn, chọn ngay ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô.
Tốt nghiệp đại học, anh có 1 năm làm việc tại Thaco Trường Hải. Tuy nhiên, anh không theo đúng chuyên ngành mà chuyển từ kỹ thuật đơn thuần sang nhân viên bán hàng.
Sau đó, anh Tô Yô Ta chuyển sang làm việc tại Toyota Phú Mỹ Hưng. Anh nhớ, chủ đề đầu tiên của buổi phỏng vấn là cái tên đặc biệt của anh. Chỉ sau 10 phút trao đổi, anh được nhận vào vị trí nhân viên bán hàng.
Quá trình làm việc năng nổ, anh được đề bạt làm trưởng nhóm, đào tạo nhân viên bán hàng.
Sau 8 năm làm việc tại Toyota Phú Mỹ Hưng, anh Tô Yô Ta xin nghỉ vào đầu năm 2023. Anh quyết định khởi nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh xe đã qua sử dụng. Đồng thời, anh còn nhận lời huấn luyện, đào tạo nhân viên bán hàng cho các đại lý.
Em gái tên Tô Cô Rô Na, em trai tên Tô Sô Ny
Hồi nhỏ, anh Tô Yô Ta thường bị bạn bè cùng lớp, cùng trường trêu đùa, bởi cái tên độc lạ. Lúc đó, anh tức tối, cãi nhau, thậm chí lao vào đánh lại các bạn.
Lớn lên, anh suy nghĩ tích cực hơn, ít khi giận dữ và không cảm thấy tự ti với cái tên có một không hai.
Từ lúc học cấp 2, anh bắt đầu có suy nghĩ: “Tên của mình đặc biệt thì càng phải cố gắng học tập, vươn lên cho xứng đáng. Mình mà học dở sẽ rất xấu hổ. Đằng sau cái tên Tô Yô Ta là sự kỳ vọng của cha mẹ”.
Thêm nữa, cái tên đặc biệt khiến anh trở thành cậu học trò được nhiều người chú ý, từ thầy cô cho đến bạn cùng trường.
“Trường cấp 3 có gần 2.000 học sinh thì đa số các bạn đều biết đến tên tôi. Tiếng lành đồn xa, tiếng xấu còn lan nhanh hơn. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực hoàn thiện bản thân”, anh Tô Yô Ta cho biết.
Cái tên đặc biệt còn khiến anh Tô Yô Ta rơi vào các tình huống “dở khóc dở cười”. Khi bán hàng ở đại lý ô tô, anh đều chủ động trao danh thiếp và giới thiệu bản thân.
Tuy nhiên, khách hàng thường thắc mắc, Tô Yô Ta có phải là tên thật của anh. Để chứng minh, anh chỉ còn cách lấy CMND đưa cho khách xem. Rút kinh nghiệm, những lần sau, anh chỉ giới thiệu mình tên Tô, tránh việc khách hỏi lại.
Tô cũng là cái tên mà bạn bè thời đại học thường gọi anh Tô Yô Ta. Trước đó, bạn bè gọi anh bằng Ta nhưng thấy khó xưng hô, mọi người chuyển sang Tô cho dễ.
Cái tên Tô Yô Ta cũng cho anh nhiều kỷ niệm hài hước khi bước vào yêu. Trước đó, anh trò chuyện cùng bạn gái mới quen bằng tài khoản Facebook Tô Yô Ta. Tuy nhiên, cô gái này cứ nghĩ đó là biệt danh, chứ không phải tên thật của anh.
Sau 3 tháng nhắn tin tìm hiểu, anh và bạn gái hẹn gặp nhau. Trong lần hẹn đầu, anh giới thiệu mình tên Tô Yô Ta thì bạn gái không tin, nghĩ anh trêu đùa. Anh không còn cách nào khác, đành “trình” CMND cho bạn gái kiểm tra.
Phản xạ đưa CMND ra cho mọi người xem trong các cuộc gặp đầu dần quen thuộc với anh Tô Yô Ta. Thậm chí, anh chẳng đợi người đối diện thắc mắc mà đưa hẳn CMND hoặc bằng lái xe.
Ngoài anh Tô Yô Ta, 2 người em của anh cũng được cha đặt tên theo các dòng xe và hãng điện tử nổi tiếng. Người em gái tên Tô Cô Rô Na, em trai út tên Tô Sô Ny (tên thường gọi Win).
Một người em gái khác được mẹ anh làm khai sinh với tên Tô Kiều Mi do lúc đó cha anh bị bệnh.
Đúng với kỳ vọng của cha anh Tô Yô Ta, 4 người con đều tốt nghiệp đại học, có công việc ổn định.
Ảnh: Nhân vật cung cấp