Cách đây 2 năm, Grant và Taryn Hawkes, đến từ hạt Cornwall, nước Anh đã trúng số 1 triệu bảng (32 tỷ đồng).
Số tiền đến đúng lúc cặp đôi đang bị bệnh và phải nuôi 2 đứa con - Holly, 14 tuổi và Ethan, 11 tuổi.
Anh Grant, 43 tuổi, lúc ấy được chẩn đoán mắc bệnh tê liệt cơ và phải bỏ công việc thợ điện. Điều đó đồng nghĩa với việc cả gia đình anh phải sống bằng đồng lương ít ỏi của chị Taryn, 42 tuổi, trợ giảng.
Chị nói: “Các đồng nghiệp đã cho con chúng tôi giày, thực phẩm và cả tiền để giúp chúng tôi thanh toán hóa đơn tiền điện. Tôi nhớ mình đã đi bộ vào siêu thị với 5 bảng (160 nghìn đồng) trong tay - số tiền mua thức ăn trong 1 tuần, và tự hỏi làm thế nào để có thể mua đủ thức ăn cho bọn trẻ”.
Nhưng việc trúng xổ số đã giúp thay đổi mọi thứ chỉ sau một đêm. Cặp vợ chồng đã mua cho con lớn Holly một chiếc ván lướt song. Còn Ethan thì quá choáng ngợp khi nhận được một chiếc Xbox vào dịp Giáng sinh, đến mức cậu bé đã khóc ngay tại bàn ăn.
“Nó liên tục hỏi: Chúng là của con thật ư?” - chị Taryn nhớ lại.
Tuy nhiên, khi đã giàu có, cặp đôi chưa bao giờ quên sự giúp đỡ mà họ từng nhận được, đặc biệt là trong thời gian giãn cách vì đại dịch. Họ quyết định cho đi một phần những gì mình nhận được.
Taryn tiết lộ: “Chúng tôi để lại thẻ quà tặng sau quầy hàng cho những người gặp khó khăn. Chúng tôi tặng tiền cho ngân hàng thực phẩm và giúp đỡ những người bạn bị mất việc làm trong thời gian đại dịch”.
Sau khi thắng giải xổ số, cả hai tập trung cải thiện sức khỏe cho Grant. Anh tham gia các lớp học yoga, thực hiện liệu pháp thủy sinh và may mắn là chúng có tác dụng.
Họ cũng thay đổi chế độ ăn uống, chuyển sang ăn các loại thức ăn lành mạnh được nấu tại nhà. Điều đó đã giúp anh có thể bước những bước đi đầu tiên mà không cần nạng sau 3 tháng từ khi trúng số.
![]() |
Số tiền trúng số có ý nghĩa lớn sau cơn ác mộng kéo dài 2 năm về các vấn đề sức khỏe và tài chính.
|
Grant nói: “Chỉ cần không phải lo lắng về tiền bạc thì tôi đã có thể cảm thấy khoẻ hơn”.
“Chúng tôi đã mua một chiếc BMW mui trần, một chiếc xe bán tải có chỗ để ván lướt sóng. Vào tháng 10 năm ngoái, chúng tôi đã có chuyến du lịch nước ngoài đầu tiên - một chuyến đi trọn gói đến Majorca. Đây là lần đầu tiên Taryn và bọn trẻ đi máy bay”.
Nhưng Taryn khẳng định cặp đôi sẽ không bao giờ quên mình đã từng khó khăn thế nào.
“Chúng tôi không bao giờ coi điều này là đương nhiên. Số tiền đã giúp Grant lấy lại sức khỏe. Đây là điều mà bạn không bao giờ có thể mua được”.
“Chúng tôi là bằng chứng cho thấy cuộc sống thực sự có thể rẽ sang một trang mới - bất kể bạn có bị dìm sâu đến mức nào”.
Xem thêm video: Tưởng trúng số, nữ phóng viên tuyên bố nghỉ việc luôn trên truyền hình
Đăng Dương(Theo Mirror)
Callie Rogers (33 tuổi), người trúng xổ số trẻ tuổi nhất nước Anh, đã tiêu hết 1,8 triệu bảng Anh (khoảng 57 tỷ đồng) sau 18 năm kể từ khi cô nhận được món tiền khổng lồ ở tuổi 16.
" alt=""/>Cặp vợ chồng nghèo trúng số 32 tỷ đồng trả ơn cuộc đờiCó 3 loại màu khói ống xả thường thấy khi xe gặp lỗi, bao gồm khói trắng, khói xanh và khói đen.
Gia đình chồng tôi quê ở Thái Bình, điều kiện kinh tế bình thường nhưng hết lòng ủng hộ con cái. Khi vợ chồng tôi quyết định ở lại thành phố làm việc, bố mẹ chồng đã dồn hết tiền tiết kiệm đồng thời còn vay mượn thêm để giúp chúng tôi mua một căn hộ chung cư nhỏ để an cư lập nghiệp.
Cuộc sống lúc đó cũng hơi chật vật vì vừa lo làm vừa lo trả nợ số tiền bố mẹ vay hộ, nhưng chúng tôi thực sự rất hạnh phúc. Không chỉ chồng mà gia đình chồng đều rất tốt với tôi.
![]() |
Gia đình tôi ở ngoại ô thành phố, kinh tế khó khăn hơn vì bố tôi mất sớm, một mình mẹ phải làm việc nuôi tôi và em trai kém tôi 4 tuổi ăn học.
Tôi cố gắng học hết đại học, còn em trai học kém hơn nên tốt nghiệp cấp 3 đã ra ngoài đi làm. Được vài năm, em lấy một cô vợ ở thành phố, có phần ăn chơi và coi thường người khác. Về nhà chồng, em dâu luôn ra vẻ con nhà giàu, đối xử lạnh nhạt và thiếu lễ phép với mẹ chồng và họ hàng nhà chồng.
Vì thế mối quan hệ của tôi và mẹ với em dâu không được tốt. Em trai tôi có phần nhu nhược thường nghe theo lời vợ nên tôi cũng giận, thỉnh thoảng tôi về thăm mẹ chứ cũng không thèm đoái hoài gì đến vợ chồng em trai.
Đến khi mẹ tôi bị tai biến cách đây 3 năm, dù được chữa trị kịp thời nhưng sức khỏe mẹ không được tốt nữa, bà đi lại khó khăn và không thể tự chăm sóc bản thân, cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của người nhà.
Sau khi mẹ tôi xuất viện về nhà vài ngày, em trai nghe vợ xui đã đến gặp tôi nói: "Mẹ là gánh nặng". Vợ chồng em ấy không thể chăm sóc mẹ tốt được, muốn đẩy mẹ cho tôi chăm sóc hoặc đưa mẹ vào viện dưỡng lão.
Tôi nghe mà vô cùng tức giận, không ngờ em trai tôi lại đối xử với mẹ như vậy. Tại sao có con cái mà mẹ tôi phải vào viện dưỡng lão? Vì thế, tôi đã bàn với chồng việc đưa mẹ về nhà tôi ở để tiện chăm sóc. Rất may chồng tôi hiểu chuyện và rất hiếu thảo, khi nghe tôi nói chuyện anh đồng ý ngay.
Sống ở nhà tôi, mẹ được chăm sóc đầy đủ và tinh thần vui vẻ nên cơ thể hồi phục khá tốt. Khi đi lại được bình thường, bà không để bản thân nhàn rỗi bao giờ, luôn giúp chúng tôi mọi việc có thể như nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa...
Vợ chồng tôi mừng, mẹ cũng rất phấn khởi, nhưng cứ nghĩ đến vợ chồng em trai, bà lại buồn. Kể từ khi mẹ về nhà tôi ở, vợ chồng cậu ấy hiếm khi gọi điện và cũng rất ít đến thăm, thậm chí đôi lúc tôi cảm thấy chúng tôi như những người xa lạ vậy.
Vừa rồi, khu vực nhà mẹ tôi có quy hoạch đất đai, cả mảnh vườn rộng phía trước nhà tôi nằm trong diện quy hoạch nên sẽ được đền bù. Mẹ tôi bảo ngôi nhà cho em trai, còn mảnh vườn này dù họ đền bù bao nhiêu mẹ cũng cho tôi hết và bà cũng đã làm di chúc. Đúng lúc này, em trai bỗng đến nhà tôi, ngỏ ý muốn đưa mẹ về nhà chăm sóc. Nó xin lỗi vì trước đó đã làm chuyện có lỗi với mẹ.
Mẹ tôi đoán ra lý do nên đã nói thẳng với em trai rằng, vợ chồng tôi có công chăm sóc mẹ thời điểm khó khăn nhất nên toàn bộ số tiền đền bù bà sẽ cho tôi. Mẹ sẽ về nhà nếu em trai tôi thực sự muốn, nhưng mảnh vườn kia bà đã làm giấy tờ xong xuôi nên sẽ không bao giờ thay đổi nữa.
Em trai tôi nghe xong sững sờ, ra sức phản đối vì tôi là con gái đã đi lấy chồng thì không có phận có phần nữa. Khi phản đối không được, em lại quay ra van xin mẹ và tôi trong nước mắt.
Nó nói rằng cuộc sống hiện tại của nó rất tồi tệ, lương thấp và luôn lép vế với nhà vợ, trong khi đó, vợ chồng tôi đang sống rất tốt. Vì vậy em cầu xin mẹ nghĩ lại, cầu xin tôi nhường số tiền đền bù…
Tóm lại chỉ vì tiền mà em trai tôi mới muốn đón mẹ về. Mẹ tôi thì vẫn dứt khoát, không thay đổi quyết định. Bản thân tôi giận thì có giận nhưng cũng thương em trai vì kém cỏi nên lép vế với vợ.
Hơn nữa nếu không nhường số tiền đền bù thì mối quan hệ giữa chị em tôi sẽ ngày càng căng thẳng, xa cách. Tôi nên làm gì bây giờ?
Độc giả giấu tên
Bức xúc với anh chồng và chị dâu, vợ chồng tôi đón mẹ chồng lên thành phố ở cùng nhưng tôi cũng lo lắng không biết quyết định này có đúng đắn không.
" alt=""/>Em trai nghe vợ bỏ rơi mẹ, 3 năm sau quay lại đòi chia tài sản