Qua thăm khám và chỉ định các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ nhận định đây là một ca u xơ tử cungtiến triển rất nhanh, cần phải phẫu thuật. Do khối u quá lớn, bác sĩ phải mổ hở thay vì nội soi.
Ca phẫu thuật được thực hiện ngày 21/12. Dự định ban đầu, phẫu thuật viên sẽ mổ dọc giữa bụng trên và dưới rốn để lấy toàn bộ khối u xơ tử cung (khoảng 30cm). Nhưng khi đó, vết mổ quá dài sẽ kém thẩm mỹ và hậu phẫu nặng nề.
Vì vậy, ê-kíp tiến hành thực hiện đường mổ thẩm mỹ, nhỏ, chỉ dài 8cm phía dưới rốn. Sau đó, hút dịch bên trong khối u nhằm giảm thể tích một cách tối đa, tiếp tục đưa cả tử cung và khối đa nhân xơ tử cung ra ngoài qua đường mổ nhỏ. Bác sĩ bóc tách trọn vẹn khối bướu, bảo tồn thành công tử cung cho cô gái trẻ.
“Khối u đã thoái hóa, nặng đến 3,8kg trong đó gồm 1,6 lít dịch và 2,2 u đặc. Sau khi người bệnh phục hồi, chúng tôi sẽ can thiệp điều trị hiếm muộn”, bác sĩ Trung nói.
U xơ tử cung là những khối u lành tính của tế bào cơ trơn tử cung, thường gặp ở phụ nữ trong tuổi sinh sản. Phần lớn người bệnh không cần can thiệp điều trị, chỉ cần theo dõi diễn tiến của khối u, kịp thời phát hiện bất thường. Tuy nhiên, cũng có khi khối u gây ra biến chứng cần phải phẫu thuật.
“Tôi khá bất ngờ khi bệnh nhân sống ngay tại TP.HCM mà để khối u tiến triển lớn và nhanh đến như vậy. Người bệnh sợ Covid-19 hơn cả khối u, đến mức không đi thăm khám suốt 2 năm là điều rất đáng ngại.
Thực tế, có rất nhiều bệnh tật luôn tồn tại, đe dọa sức khỏe và tính mạng con người dù có Covid-19 hay không”, bác sĩ Trung nói.
Ông cũng cảnh báo, chị em phụ nữ cần khám phụ khoa đầy đủ, thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường, tuân thủ chỉ định và lời khuyên của bác sĩ. Đồng thời, tuyệt đối không sử dụng thực phẩm chức năng được quảng cáo chữa khỏi u xơ tử cung, hiện đang tràn lan trên mạng.
Trước đó, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cũng tiếp nhận một nữ sinh 18 tuổi cấp cứu với bụng lớn như đang mang thai, cơ thể suy kiệt.
Các bác sĩ xác định bệnh nhân có khối u buồng trứng rất lớn, chèn ép khiến cô gái không thở được, ăn uống khó khăn. Trường hợp không can thiệp, người bệnh có thể bị ảnh hưởng tính mạng. Ca phẫu thuật thực hiện thành công ngay sau đó, lấy ra một khối u với kích thước 370mm, nặng 7,5kg cùng 14,5 lít dịch.
Càng gãi càng ngứa, càng dễ nhiễm trùng
Chúng ta vẫn thường hay chủ quan với các vết côn trùng cắn bởi mức độ tổn thương nhìn thấy ngoài da gần như không đáng kể. Thực tế, nhiều vết cắn có thể tự khỏi mà không cần phải can thiệp gì nhiều. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa chúng không tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là ở trẻ em với làn da mỏng manh và hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện.
Theo đó, ThS.BS chuyên khoa II Kiều Thị Minh Nguyệt - Giám đốc Chuyên môn Phòng khám Medelab chỉ ra 3 nguy cơ thường gặp từ các vết côn trùng như muỗi, ong, kiến… bao gồm nhiễm trùng thứ phát do gãi; sẩn ngứa, chàm hóa tại vết cắn và gây mất thẩm mỹ về lâu dài nếu không được xử lý đúng cách.
Trong số này, dễ thấy nhất là nguy cơ nhiễm trùng thứ phát do gãi. Khi côn trùng cắn, chúng sẽ phóng ra nọc độc là các yếu tố dị nguyên xâm nhập vào máu, khiến cơ thể sản sinh lượng kháng thể IgE, giải phóng Histamin và các hóa chất gây viêm khác. Đây chính là nguyên nhân gây ngứa và các triệu chứng dị ứng khác với nọc độc của côn trùng.
Do đó, người bị côn trùng cắn thường phản ứng lại bằng cách gãi, vô tình làm cho làn da bị trầy xước và tổn thương, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây nên nhiễm trùng. Ở trẻ em, nguy cơ này phổ biến hơn do trẻ chưa nhận thức được việc không được gãi, dẫn đến gãi không kiểm soát gây tổn thương da, từ đó dễ xảy ra nhiễm trùng hơn so với người trưởng thành.
Đối với trẻ em có làn da nhạy cảm và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện cũng như một số người có cơ địa dị ứng, bị côn trùng như muỗi cắn nhiều lần, cơ thể sẽ sản sinh đáp ứng miễn dịch mạnh và nhanh hơn, gây ngứa nhiều hơn. Cảm giác ngứa có thể phát ra toàn thân, dẫn tới sẩn ngứa, xuất hiện các nốt viêm đỏ và và mụn nước li ti.
Sau thời gian dài nhiễm trùng thứ phát không điều trị đúng cách và dứt điểm, tổn thương ở vùng da có vết côn trùng cắn sẽ dày lên và sừng hóa, đặc biệt ở những người có cơ địa sẹo lồi, sẹo thâm, không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến việc điều trị khó khăn và tốn kém hơn.
Sơ cứu, hút nọc độc ra khỏi vết cắn của côn trùng
BS. Kiều Thị Minh Nguyệt cũng khuyến nghị một số lưu ý cho cha mẹ trong việc xử lý đúng cách vết côn trùng cắn cho trẻ.
Theo đó, khi phát hiện trẻ em bị côn trùng cắn, người lớn cần quan sát và theo dõi mức độ nghiêm trọng của vết cắn trên da trẻ để có cách xử lý phù hợp.
Với vết cắn sưng đỏ và gây ngứa, cha mẹ có thể rửa sạch bằng xà phòng, hút nọc độc ra, chườm đá, và thoa kem hoặc gel có chứa chất chống ngứa và kháng viêm. Ngoài ra, ước tính 100 người bị côn trùng đốt, có 1-3 người dễ bị dị ứng như nổi mề đay, phù mặt, co thắt phế quản, nghiêm trọng nhất là sốc phản vệ. Trong trường hợp nặng hơn, đe dọa đến tính mạng, cha mẹ nên sơ cứu bằng cách buộc garo vùng tay/chân bị côn trùng đốt để ngăn cản nọc độc phát tán, sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
Cũng theo BS. Nguyệt, cách đầu tiên và quan trọng nhất giúp làm dịu vết côn trùng cắn chính là loại bỏ nước bọt hoặc nọc độc của côn trùng để lại bên dưới da. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả và an toàn đối với trẻ em do có thể loại bỏ ngay lập tức các yếu tố dị nguyên, khiến cơ thể ngừng sản xuất các chất đáp ứng miễn dịch gây ngứa và sưng tấy. Phương pháp này cũng không sử dụng hóa chất, hạn chế tối đa các tác dụng phụ của thuốc đối với trẻ nhỏ, đi kèm với những cảm giác khó chịu cho trẻ khi bôi thuốc, như mùi hắc, nhớp, dính, hay dễ bị chùi đi và mất tác dụng khi trẻ vận động.
Bug Bite Thing là dụng cụ sơ cứu, giúp hút nọc độc ra khỏi vết cắn, đốt của côn trùng. Đây là dụng cụ nên có trong tủ thuộc của mỗi gia đình vì giúp giảm ngứa, châm chích và sưng tức thì. Ống sơ cứu Bug Bite Thing cũng hiệu quả trong việc loại bỏ mảnh dằm, gai và vết ong đốt. Dụng cụ có phần tay cầm được thiết kế đặc biệt, có thể sử dụng để khẩy ngòi ong ra rồi sử dụng ống hút để hút nốt ngòi/nọc còn sót lại trên da.
Ống sơ cứu Bug Bite Thing có xuất xứ từ Hoa Kỳ, từng nhận được cả 5 lời mời đầu tư từ chương trình Shark Tank Mỹ, và được các chuyên gia đánh giá cao như một giải pháp nhanh chóng và an toàn để sơ cứu vết côn trùng cắn, đặc biệt với trẻ em. Sản phẩm hiện đã có mặt tại Việt Nam tại trang web: https://bugbitething.vn/ |
Lệ Thanh
" alt=""/>Côn trùng cắn: Bác sĩ nhi khoa hướng dẫn cách xử trí nhiễm trùngCuộc đấu giá dự kiến được tổ chức tại hội trường UBND xã Trung Dũng. Hình thức đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá, bỏ phiếu kín 1 vòng và mở kết quả công khai. Phương thức trả giá lên.
Tại huyện Phù Cừ, sáng 23/12, Công ty Đấu giá Hợp danh OCD An Thuận Phát cũng sẽ tổ chức đấu giá 47 suất đất là tài sản của UBND xã Phan Sào Nam.
Diện tích các suất đất từ 85,5-160,4 m2. Đơn giá từ 8,5-17,4 triệu đồng/m2; giá khởi điểm từ 850 triệu đồng đến hơn 2,7 tỷ đồng/suất.
Người tham gia đấu giá đặt trước số tiền tương đương 20% giá khởi điểm từng suất đất. Hình thức đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp 1 vòng đấu tại cuộc đấu giá, mở kết quả công khai; phương thức trả giá lên.
Cuộc đấu giá dự kiến sẽ diễn ra tại hội trường UBND xã Phan Sào Nam.
Cũng tại huyện Phù Cừ, sáng 24/12, Chi nhánh Công ty Đấu giá Hợp danh Đại Dương Long sẽ tổ chức đấu giá 67 suất đất cho nhân dân làm nhà ở tại khu 6, xã Tống Phan.
Diện tích các suất đất từ 94,6-232,8 m2. Giá khởi điểm từ 11-16,8 triệu đồng/m2; tương đương từ hơn 1,1 tỷ đến trên 3 tỷ đồng/suất.
Cuộc đấu giá sẽ diễn ra tại Trung tâm Văn hóa và Truyền thanh huyện Phù Cừ. Đấu giá bằng bỏ phiếu kín trực tiếp 1 vòng, mở kết quả công khai ngay tại cuộc đấu giá theo phương thức trả giá lên đối với từng suất đất.