Theo đó, người bệnh cấp cứu tại tất cả các bệnh viện trên toàn quốc được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh nội và ngoại trú theo tỷ lệ được hưởng. Người bệnh được tự đến bệnh viện thuộc cấp chuyên môn kỹ thuật cơ bản hoặc chuyên sâu trong trường hợp chẩn đoán xác định, điều trị một số bệnh hiểm, hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao.
Chính phủ cũng đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế với người đến cơ sở khám chữa bệnh ban đầu hoặc cơ sở khám chữa bệnh cơ bản đã được phân cấp trước 1/1/2025. Bảo hiểm y tế sẽ thanh toán chi phí điều trị nội trú với bệnh nhân đến bệnh viện khám chữa bệnh chuyên sâu thuộc tuyến tỉnh; trường hợp khám chữa bệnh ngoại trú sẽ không được thanh toán. Từ 1/7/2026, bệnh nhân điều trị ngoại trú thuộc trường hợp này mới được bảo hiểm y tế thanh toán 50% theo mức hưởng.
Với tuyến trung ương, bảo hiểm y tế sẽ thanh toán 40% chi phí nội trú theo mức hưởng và không thanh toán chi phí khám chữa bệnh ngoại trú. Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tại vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo khi lên thẳng tuyến trên khám chuyên sâu sẽ được bảo hiểm y tế thanh toán.
Bước 1: Làm sạch bề mặt đồ da
Trước hết, bạn dùng giấy vệ sinh thấm nước đủ ẩm rồi nhẹ nhàng lau thật sạch bề mặt đồ da, chà đi chà lại nhiều lần cho sạch vết bẩn bám ở các nếp nhăn trên bề mặt.
Nếu đồ da bị nấm mốc nặng có thể dùng giấm ăn hoặc cồn 90 độ pha loãng với nước ấm theo tỷ lệ 1:5 để làm sạch. Dùng khăn mềm thấm dung dịch vừa pha rồi lau nhẹ nhàng và thật cẩn thận để lấy đi vết mốc. Có thể lau lại 2-3 lần cho sạch hoàn toàn nấm mốc trên bề mặt đồ dùng.
Lưu ý tránh sử dụng cồn, rượu, chanh, xà phòng… nguyên chất để làm sạch nấm mốc trên đồ da vì nếu để lâu ngày sẽ khiến áo da bị khô cứng, phai màu, loang màu. Đặc biệt không sử dụng cồn với chất liệu da lộn.
Có thể dùng bàn chải lông mềm chà sạch chân mốc, bụi bám ở những khe kẽ, đường chỉ may. Sau đó dùng khăn ẩm lau sạch lại toàn bộ bề mặt áo da, túi da, bốt…
Bước 2: Dùng bàn là hơi nước là trên bề mặt đồ da và là cả phần lót bên trong nếu có thể. Nhiệt độ cao sẽ diệt mầm nấm mốc còn sót lại trên da.
Bước 3: Dùng dung dịch dưỡng da thoa đều lên bề mặt đồ da. Dung dịch này sẽ giúp áo da có bề mặt mềm mịn, đàn hồi tốt. Sau khi bôi dung dịch, để khoảng 10-20 phút cho ngấm sâu vào bên trong.
Bước 4: Dùng xi đánh bóng đồ da.
Bảo quản đồ da
Đồ da muốn sử dụng lâu dài cần được bảo quản đúng cách. Dù đã xử lý nhưng nấm mốc vẫn có trong không khí, vì vậy cần bảo quản đồ da ở nơi khô thoáng, tránh nơi ẩm thấp.
Hoặc bạn có thể cho vào túi ni lông có lỗ thoát khí rồi cho vào đó gói hút ẩm hoặc túi vải đựng vôi bột, bã trà khô…
Không để đồ da sát nền nhà hoặc sát tường.
Không cất khi đồ da còn ẩm ướt. Bạn hãy lau kỹ và để bề mặt da khô tự nhiên, tránh phơi nắng khiến da khô nứt.
Với những đồ da như túi, giày ít sử dụng bạn có thể nhồi báo vào bên trong vừa giữ form, vừa chống ẩm hiệu quả.