
 |  |  |
Ninh Dương Lan Ngọc và chị gái Lan Anh lựa chọn hai thiết kế váy trễ vai thanh lịch, mang đậm màu sắc lễ hội nằm trong BST Holiday.
Chạm ngõ điện ảnh với bộ phim Cánh đồng bất tận gây tiếng vang mạnh mẽ năm 2009, sau 15 năm hoạt động nghệ thuật Lan Ngọc luôn được yêu mến.
Đằng sau thành công của Lan Ngọc không thể vắng đi hình ảnh chị gái Lan Anh, người luôn đồng hành với cô trong công việc lẫn cuộc sống. Thời điểm mới bắt đầu sự nghiệp, Lan Anh luôn là người đưa đón, chở em gái đi quay phim khắp nơi để Lan Ngọc theo đuổi giấc mơ điện ảnh của mình. Chị gái cũng như người mẹ thứ hai của Lan Ngọc, cộng hưởng cho trái tim nghệ sĩ của nữ diễn viên những nguồn cảm xúc tình cảm mạnh mẽ và ấm áp.
Tiền đề của yêu thương bắt nguồn từ sự thấu hiểu. Với Hương Giang và mẹ, điều ấy càng đúng hơn khi bà là người luôn thấu hiểu, ủng hộ và đồng hành cùng cô qua bao hành trình. Mẹ luôn dành ánh nhìn trìu mến, ấm áp và đứng sau quan tâm tới nữ ca sĩ từ những điều nhỏ bé. Sự cộng hưởng từ tình yêu thương của mẹ đã tiếp thêm cho Hương Giang nguồn sức mạnh nội tại lớn, giúp nữ ca sĩ tài năng tiếp tục tỏa sáng trên hành trình đầy cảm hứng của mình.
Câu chuyện của Hương Giang đã truyền cảm hứng cho biết bao cô gái, dù trong bất kỳ bản dạng nào. Trân trọng hành trình ấy, ê-kíp đã sử dụng lăng kính thời trang để gợi nhắc vẻ đẹp trong cốt cách của người phụ nữ Hà Nội.
Qua hình ảnh ý nghĩa này, bộ hình hy vọng sẽ lan toả thêm năng lượng yêu thương tới những cô gái mạnh mẽ như Hương Giang - dám sống với con người thật của mình và không ngừng trao đi những yêu thương tích cực.
Mỗi khi nhắc tới Diệu Nhi, khán giả sẽ dễ dàng nghĩ ngay tới hình ảnh một nữ diễn viên đầy năng lượng, hài hước và luôn lan toả sự tích cực tới công chúng. Với Diệu Nhi, đó là sự cộng hưởng yêu thương từ những nụ cười, mẹ dành cho Nhi và Nhi lan toả tới những khán giả của mình.
Với sự tích cực trong bộ hình kỷ niệm, Diệu Nhi và mẹ lựa chọn hai thiết kế tông đỏ rực rỡ, làm bật lên không khí tươi sáng, may mắn mùa lễ hội và đặc biệt phù hợp cho dịp Tết truyền thống.
May mắn nhân đôi khi chị họ cũng là người bạn thân của Jun Vũ. Là chị em họ và lớn lên cùng nhau. Sự đồng hành của hai chị em như phép cộng hưởng yêu thương, tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho mỗi người trong hành trình cuộc sống.
Trân quý những yêu thương ấy, Jun Vũ đã cùng chị gái Phương Thảo xuất hiện trong bộ hình Cộng hưởng yêu thươngtôn vinh những tình cảm đẹp nhân dịp Tết 2024. Với phong cách trẻ trung của mình, Jun Vũ và Phương Thảo lựa chọn hai chiếc váy tone trắng mang phong cách tối giản nhưng vẫn tôn lên triệt để những đường nét nữ tính.
Hoa hậu Tiểu Vy và mẹ ton-sur-ton trong các thiết kế áo dài và váy trắng trang nhã. Sự thanh lịch của hai mẹ con được tôn vinh triệt để qua những đường nét ôm gọn, tới cut-out tinh tế.
Khi nhắc tới những kỷ niệm khó quên cùng mẹ, Tiểu Vy nghĩ ngay tới hình ảnh chiếc xe đạp nhỏ mà bà luôn đèo cô đi học, đi chơi khắp mọi nẻo đường. Một tuổi thơ đẹp và bình yên bên mẹ ở Hội An đã cộng hưởng cho Tiểu Vy những yêu thương chân thành với quê hương và những tình cảm gia đình ấm áp.
Ngay từ những ngày đầu chạm tay tới ngôi vị hoa hậu, "mẹ Dung" luôn dìu dắt “bé hạt tiêu” Lương Thuỳ Linh đảm trách tốt nhất trọng trách được giao. Khi nhắc tới người mẹ thứ hai của mình, Thuỳ Linh kể về sự chăm sóc, bao dung và kiên nhẫn. "Mẹ Dung cũng là một hình tượng phụ nữ tài giỏi, mạnh mẽ mà vẫn đầy yêu thương, cộng hưởng thêm cho Linh những giá trị tuyệt vời ấy và tạo nên Lương Thuỳ Linh của ngày hôm nay", Lương Thuỳ Linh bày tỏ.
Ảnh: Trí Nghĩa
Hoa hậu Tiểu Vy làm vedette tại quê nhà, được mẹ dẫn đi diễnHoa hậu Tiểu Vy, Kim Nhung, Khloe Phương Nguyễn, Cao Ngân, Thuỳ Trang (Trang “đơ”)... vừa trình diễn BST "The edge of elegance" (Vẻ đẹp của sự thanh lịch) tại show diễn cùng tên ở thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam)." alt=""/>Ninh Dương Lan Ngọc, Diệu Nhi ngọt ngào bên người thân
Gần năm học mới, không chỉ gấp rút chuẩn bị giáo án, kế hoạch năm học, cô Phạm Thị Hợp -Trường Tiểu học Tình Húc, Tiên Yên, Quảng Ninh còn rất bận rộn với vai trò giáo viên cốt cán, có nhiệm vụ tham gia tập huấn và hướng dẫn lại cho hơn 60 giáo viên đại trà trong huyện, để các giáo viên có thể tiếp cận với chương trình Giáo dục phổ thông 2018.“Sau khi được tập huấn trực tiếp với các giảng viên từ trường ĐH Sư phạm Hà Nội, tôi về địa phương hướng dẫn, hỗ trợ các đồng nghiệp tự học trên Hệ thống bồi dưỡng trực tuyến. Việc tập huấn cho giáo viên đại trà được thực hiện trực tuyến. Các giáo viên lập nhóm trên zalo, facebook để cùng trao đổi, bất kể ngày đêm, lúc nào cần, các thầy cô cũng có thể vào để cùng trao đổi. Ngoài ra, với một số xã khó khăn, điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, chúng tôi phải đến tận nơi để trao đổi trực tiếp”, cô Hợp cho biết.
Cô Hợp chia sẻ, do phụ trách huyện có phần lớn dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện khó khăn, nên quá trình tập huấn của cô cũng gặp không ít câu chuyện “dở khóc dở cười”.
 |
|
“Khi liên hệ với nhiều giáo viên đại trà, họ không biết mình là ai, ban đầu nói thế nào cũng không tin, nhưng vẫn phải tiếp tục gọi điện thoại giải thích, thuyết phục, sau đó thầy cô mới gửi bài. Ban đầu khó khăn là thế, nhưng khi đã tham gia học, phần lớn các thầy cô đều chủ động, tích cực, nhận thức rõ được những thách thức với giáo viên trong chương trình mới và nỗ lực thay đổi phương pháp, kỹ năng giảng dạy để đáp ứng yêu cầu”, cô Hợp nói.
Với cô Lê Thị Thúy, giáo viên cốt cán môn Ngữ văn, trường THCS TP. Hạ Long, Quảng Ninh, đây là lần đầu tiên cô được tiếp cận với mô hình bồi dưỡng giáo viên mới của Bộ GD&ĐT. Cô Thúy chia sẻ, ban đầu được chọn làm giáo viên cốt cán, sau khi tham gia tập huấn trực tiếp, rồi tiếp tục bồi dưỡng lại theo phương thức trực tuyến cho hàng chục đồng nghiệp khác, bản thân cô cũng không khỏi áp lực, lo lắng. Với phương châm, khó đến đâu, gỡ đến đó, chủ động học hỏi, nhờ hỗ trợ từ những giảng viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội, đến nay, cô Thúy đã tự tin thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Theo cô Lê Thị Thúy, việc phải hỗ trợ cho 98 giáo viên đại trà ở các độ tuổi khác nhau, nhiều thầy cô còn hạn chế về trình độ CNTT đã gặp không ít khó khăn. Nhiều người còn quên mật khẩu, cách đăng nhập khi vào hệ thống để học trực tuyến. Nhưng sau vài buổi học online, các thầy cô đã dần cải thiện.
Cô Thúy chia sẻ, việc tập huấn giáo viên đại trà không chỉ là quá trình cho đi kiến thức, kỹ năng, mà bản thân các giáo viên cốt cán cũng có cơ hội được học thêm những kiến thức mới, cách làm hay từ những giáo viên đại trà từ nhiều trường khác nhau, từ đó áp dụng ngược trở lại công tác giảng dạy.
Công tác tại địa bàn còn nhiều khó khăn, cô Lã Thị Giang, người dân tộc Tày, giáo viên trường Tiểu học bán trú Đồng Tâm (Quảng Ninh) cho biết, bản thân ban đầu còn chưa thành thạo về CNTT, có khi quên cả tài khoản, nhưng qua quá trình hỗ trợ nhiệt tình của giáo viên cốt cán, đến nay, cô Giang không chỉ cải thiện được trình độ CNTT mà còn ứng dụng được vào trong quá trình giảng dạy học sinh. Vừa học, vừa bồi dưỡng, cô Giang cho biết, khi áp dụng những phương pháp mới vào giảng dạy, học sinh của cô có những chuyển biến tích cực, tự tin, mạnh dạn hơn. Quá trình bồi dưỡng cũng giúp nữ giáo viên học thêm được nhiều cách kiểm tra, đánh giá hay, các phương kháp khởi động lớp học, tạo hứng thú cho học sinh, giúp các em chủ động hơn trong tiết học.
Trước thềm năm học mới, cô Giang vẫn miệt mài tự bồi dưỡng cùng nhiều đồng nghiệp khác qua nhiều hình thức như trực tuyến, sinh hoạt chuyên môn để sẵn sàng cho chương trình Giáo dục phổ thông mới.
Phương Dung
" alt=""/>Giáo viên vùng cao thức đêm hỗ trợ đồng nghiệp áp dụng phương pháp giảng dạy mới