Cho đến thời điểm hiện tại, Trường ĐH Tôn Đức Thắng vẫn chưa có kế hoạch cấp bằng cho sinh viên.
Trước đó, nhiều phụ huynh, sinh viên phản ánh về việc chậm cấp bằng gây ảnh hưởng đến tâm lý và cơ hội việc làm.
“Con tôi tốt nghiệp nhưng đến nay trường không phát bằng vì lý do không có người ký. Doanh nghiệp hẹn nếu trong vòng 15 ngày không có bằng thì cho nghỉ việc. Sinh viên các trường khác nhận bằng rồi còn Trường ĐH Tôn Đức Thắng thì như vậy” – một phụ huynh có con học ở Trường ĐH Tôn Đức Thắng than thở.
![]() |
Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch TLĐLĐVN |
Trao đổi với VietNamNet, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐ), cho hay cơ quan này đang tích cực phối hợp với các Bộ, ngành để trong tháng 12 kiện toàn được người có thẩm quyền đại diện cho Trường ĐH Tôn Đức Thắng ký bằng tốt nghiệp.
Ông Hiểu nhấn mạnh sẽ nỗ lực cao nhất với phương châm tất cả vì sinh viên.
Được biết, trong tháng 11, đoàn công tác của Bộ GD-ĐT đã làm việc với Trường ĐH Tôn Đức Thắng để rà soát, xem xét, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện các quy định của Luật Giáo dục Đại học về việc thành lập Hội đồng trường và kiện toàn các vị trí lãnh đạo, quản lý của trường.
![]() |
Ông Lê Vinh Danh - Cựu hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng |
Gần 2 tháng trước, TLĐ - cơ quan chủ quản của Trường ĐH Tôn Đức Thắng quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Lê Vinh Danh bằng hình thức cách chức hiệu trưởng.
Sau khi ông Danh bị cách chức, Ban Giám hiệu Trường ĐH Tôn Đức Thắng không có ai, do các phó hiệu trưởng đã hết nhiệm kỳ (2014 - 2019). Hội đồng trường cũng trong tình trạng tương tự.
Hiện, ông Trần Trọng Đạo, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng nhiệm kỳ 2014 - 2019 được TLĐ giao thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành nhà trường cho đến khi hiệu trưởng nhiệm kỳ mới được công nhận theo quy định của Luật Giáo dục đại học.
Lê Huyền
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa có quyết định thi hành kỷ luật với Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng - Lê Vinh Danh.
" alt=""/>Bao giờ Trường ĐH Tôn Đức Thắng cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên?4 ứng dụng chứa mã độc Joker mà hãng bảo mật Pradeo phát hiện là Smart SMS Messages (hơn 50.000 lượt tải), Blood Pressure Monitor (hơn 10.000 lượt tải), Voice Language Translator (hơn 10.000 lượt tải) và Quick Text SMS (hơn 10.000 lượt tải). Nếu nằm trong số hơn 100.000 người đã tải về một trong các ứng dụng này, bạn nên xóa ngay lập tức.
Joker được xếp vào loại fleeceware, một loạt mã độc có hoạt động chính là đăng ký các dịch vụ tính phí không mong muốn hoặc gửi SMS, gọi điện tới những đầu số dịch vụ tính phí. Do không dùng đến nhiều mã và che giấu triệt để, Joker rất kín đáo và khó bị phát hiện. Trong 3 năm qua, mã độc lẩn trốn trong hàng ngàn ứng dụng.
Nạn nhân chỉ biết mình bị lừa đảo khi nhận hóa đơn điện thoại cao bất thường, có thể là hàng tuần sau đó. Tất cả 4 ứng dụng kể trên đều được lập trình để cài đặt các ứng dụng khác lên thiết bị người dùng. Đi sâu phân tích, Pradeo cho biết, chúng có một số điểm chung có thể giúp người dùng phòng tránh.
Đầu tiên, tài khoản nhà phát triển chỉ có 1 ứng dụng duy nhất. Thông thường, một khi bị cấm khỏi Play Store, chúng sẽ tạo tài khoản mới. Tiếp theo, các chính sách quyền riêng tư của chúng thường ngắn, dùng chung một mẫu, không tiết lộ đầy đủ những hoạt động của ứng dụng và được lưu trữ trên một trang Google Doc hoặc Google Site. Cuối cùng, các ứng dụng này không có tên công ty hay website.
Ngoài việc xóa ứng dụng ngay lập tức, người dùng nên kiểm tra các loại tài khoản như mạng xã hội, email, ngân hàng xem có điều gì bất thường hay không. Nếu có thể, thay đổi mật khẩu để đề phòng. Xem lại danh sách các ứng dụng đã cài đặt để biết được có ứng dụng “lạ” nào không phải do chính tay bạn cài đặt không.
Du Lam (Theo Pradeo, PhoneArena)
Theo thông tin từ Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 1 người dân trên địa bàn tỉnh này mới đây đã bị đối tượng Võ Minh Thành (quê quán Đồng Nai) lừa đảo, chiếm đoạt 2,5 tỷ đồng qua chiêu thức cho vay tiền online.
" alt=""/>Xóa ngay 4 ứng dụng Android nếu không muốn bị ‘cháy túi’Kết quả xác minh của Phòng Giáo dục cho thấy, năm học 2017-2018 Trường THCS Dịch Vọng có 51 học sinh chuyển trường. Trong đó 21 em xếp loại học lực khá, giỏi; 30 em loại trung bình. Có 7 học sinh chuyển sang tỉnh khác, 11 em chuyển sang trường công lập, 33 em chuyển sang trường ngoài công lập.
![]() |
Trường THCS Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội |
Theo Ban giám hiệu Trường THCS Dịch Vọng, đối với học sinh học yếu, nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng. Với một số em khó có khả năng theo kịp các bạn cùng lớp, đại diện nhà trường đã gặp gỡ phụ huynh để thông báo tình hình học tập, đồng thời tư vấn tìm môi trường phù hợp hơn cho con. Việc làm này đã gây áp lực và bức xúc cho một số cha mẹ học sinh.
Trước sự việc này, UBND quận Cầu Giấy đã chỉ đạo Phòng Giáo dục yêu cầu Ban giám hiệu Trường THCS Dịch Vọng viết bản tường trình, kiểm điểm trách nhiệm. UBND quận cũng chỉ đạo hiệu trưởng thông tin đến phụ huynh có con chuyển trường xin rút kinh nghiệm, đồng thời tổ chức tiếp nhận những em khối lớp 6, 7, 8 có nguyện vọng quay lại học tập tại trường.
Ngày 2/10, Trường THCS Dịch Vọng đã gọi điện đến từng phụ huynh có con chuyển trường năm học 2017-2018 để xin lỗi, đề xuất sẵn sàng tiếp nhận nếu có nguyện vọng chuyển về trường. Có một phụ huynh đề xuất chuyển lại về trường và đã được hoàn thành thủ tục tiếp nhận ngay trong ngày.
Phòng Giáo dục đã có văn bản gửi các nhà trường trên địa bàn rút kinh nghiệm về việc này, yêu cầu các trường tăng cường giúp đỡ học sinh có học lực yếu, kém, tuyệt đối không vận động, gợi ý hay tạo sức ép để phụ huynh chuyển trường cho con.
Theo Hà Nội mới
" alt=""/>Hà Nội chấn chỉnh việc gợi ý học sinh kém chuyển trường