Nắm bàn tay bé bỏng của đứa con tội nghiệp, anh Y Khendy Mlô xoa xoa vùng trán. Vừa nhìn anh vừa nói chuyện với con. Thỉnh thoảng cô bé chợt cười rồi lại chợt khóc, vặn vẹo người dường như muốn được bế dậy.
Khối u chèn ép khiến bé H Minh Thùy Êban rất đau đớn |
Có những lúc không biết làm cách nào để xoa dịu cơn đau cho con, cả nhà cùng rơi nước mắt. Khối u sau lưng to như nắm tay, chỉ cần động nhẹ vào người hoặc thay tã là bé khóc tím tái.
Bé H Minh Thùy Êban (người dân tộc Ê-đê 17 tháng ở buôn Chàm B, xã Cư Drăm, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk) được bác sĩ tiến hành phẫu thuật lấy khối u vào đúng ngày thôi nôi, bởi trước đó, bé chẩn đoán bị ung thư ngoài tủy, cả gia đình sống trong lo âu và sợ hãi.
Bé H Minh Thùy Êban hay bị sốt cao |
Phác đồ điều trị cho cô bé kéo dài và tốn kém. Mỗi một lần truyền hóa chất, cơ thể non nớt lại trở nên tiều tụy. Cha mẹ phải thay nhau canh suốt ngày đêm vì bé luôn trong tình trạng sốt cao. Có những lúc gắng anh chị thấm từng chút nước cho đôi môi con khỏi nhợt nhạt, nhăn nhúm.
“Con còn khóc được là chúng tôi còn mừng. Có những lúc đau quá, mệt quá, cứ nằm thiêm thiếp chẳng biết gì. Lúc đó chúng tôi run lắm chỉ sợ con không qua khỏi”, anh Y Khendy Mlô nghẹn ngào.
Cha mẹ nghèo ăn lá mì non cầu cứu
Vợ chồng anh Y Khendy Mlô và chị H Hương Êban có 2 sào đất trồng cà phê, nhưng năm nay không được thu hoạch vì mất mùa. Suốt năm vừa qua, cả nhà sống dựa vào tiền vay mượn. Gạo và thức ăn anh chị ra quán mua chịu, khi đi làm có tiền trả sau. Xã mới xét cho gia đình anh thuộc diện hộ nghèo của địa phương.
Gia đình bé thuộc diện hộ nghèo của địa phương. |
Đầu năm 2017, vợ chồng làm miệt mài dành dụm được gần 20 triệu đồng. Sau khi bàn đi tính lại họ quyết định vay thêm ngân hàng để mua một con trâu 40 triệu để cày đất thuê kiếm tiền và mua thêm một con bò con 7 triệu đồng tiện công chăm sóc. Bé H Minh Thùy Êban nhập viện, cuộc sống cả gia đình đảo lộn. Anh chị buộc phải bán con bò và con trâu là tài sản lớn nhấ trong nhà.
Bán bò được 8 triệu đồng, đưa xuống bệnh viện ít ngày đã hết nhẵn. Trâu mặc dù mua 40 triệu đồng để cày đất nhưng anh chị chấp nhận phải bán lỗ lấy 25 triệu cứu con.
Bán cả bò cả trâu vẫn không đủ tiền cứu con. |
Hiện nay, anh chị còn đang nợ ngân hàng, nợ tiền mua gạo mua đồ ăn của quán chưa trả được, tiền chữa bệnh cho bé H Minh Thùy Êban cũng không còn. Ở nhà, hai vợ chồng chỉ dám ăn cơm với lá mì (sắn), rau rừng qua bữa.
“Chúng tôi chỉ cầu mong sao có đủ tiền chữa bệnh cho con. Bé đau chỉ biết khóc thôi, nó khóc mình cũng khóc theo. Con bệnh tật khổ đủ đường, tiền không kiếm ra lấy tiền đâu chữa bệnh. Ở đây cái gì cũng đắt đỏ, may mà có cơm từ thiện vợ chồng ăn. Trâu bò cũng đã bán cả rồi giờ chẳng biết phải làm sao".
Đức Toàn
Mọi đóng góp xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Anh Y Khendy Mlô, buôn Chàm B, xã Cư Drăm, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk. ĐT: 0971 186 751 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.099 (bé H Minh Thùy Êban) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
Cậu bé 18 tháng tuổi bị dính khớp sọ bẩm sinh đang rất cần tiền để phẫu thuật tạo hình lại, giải phóng chèn ép não
" alt=""/>Bé gái khóc thảm thiết vì khối u to như nắm tay sau lưngNgày thường, khi tới bữa những sinh viên ở KTX ra ngoài hoặc ăn cơm trong căng-tin. Tuy nhiên trường chuyển qua học trực tuyến, đa phần sinh viên ở quê, nên căng-tin cũng tạm thời đóng cửa.
![]() |
Hơn 200 sinh viên ở lại trong KTX Trường ĐH Nha Trang |
Thực hiện cách ly toàn xã hội, Trường ĐH Nha Trang quyết định đóng cửa KTX đồng thời cách ly từng phòng có người ở lại theo khuyến cáo “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Để tránh tình trạng các em ra ngoài, hạn chế nguy cơ lây nhiễm, nhà trường quyết định hỗ trợ mỗi sinh viên 57.000 đồng/ngày để phục vụ các nhu cầu thiết yếu. Khoản kinh phí này được trích từ ngân sách của trường.
Để phục vụ sinh viên trong những ngày này, trường bố trí luôn một đội ngũ ở trong KTX làm công tác nấu ăn. Mọi sinh hoạt của sinh viên cũng được cán bộ trường hỗ trợ, nếu cần đồ từ bên ngoài sẽ có người của trường đi mua hộ.
Đến giờ ăn, quản lý KTX sẽ yêu cầu 1 sinh viên ở trong khu (dãy nhà) xuống lấy cơm cho các phòng. Đối với sinh viên nước ngoài, khẩu phần ăn được chuẩn bị riêng để hợp khẩu vị.
![]() |
Nhà trường bố trí đội ngũ ở lại nấu ăn phụ vụ sinh viên miễn phí |
Đỗ Thị Bích Thùy, sinh viên K8-315, cho hay khi đọc thông báo cách ly toàn xã hội, em không khỏi lo lắng. Đặc biệt lúc này những bạn ở trong tỉnh đã về nhà, KTX chỉ còn những người xa quê, ở lại để học trực tuyến và có thêm thời gian nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp.
“Em băn khoăn không biết những ngày tới sẽ sinh sống như thế nào? Trong đầu em đặt ra nhiều câu hỏi như đi ra ngoài mua thức ăn ra sao, có bị cấm không...” - Thùy kể. Nhưng rồi mọi lo lắng của Thùy đã tan biến khi trường thông báo sẽ hỗ trợ cơm nước đầy đủ. Những ngày này, Thùy chỉ tập trung học tập.
Không chỉ vui vì được nhà trường quan tâm, Thùy cũng tin tưởng việc phòng chống dịch của nhà trường và trong KTX.
“Em thấy cuộc sống xa gia đình trong mùa dịch không đáng lo ngại bởi ở KTX, công tác vệ sinh khử khuẩn được thực hiện theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế. KTX trang bị máy đo thân nhiệt hàng ngày, các hướng dẫn phòng chống dịch luôn được trường cập nhập và thông báo thường xuyên. Chúng em lại được chăm lo từng ly từng tý” - Thùy nói.
Nữ sinh kể thêm ở đây có hệ thống mạng internet với đường truyền tốc độ cao, do vậy rất thuận tiện để tìm kiếm tài liệu trong quá trình làm khóa luận.
Thùy biết ơn vì nhà trường đã quan tâm, chia sẻ những khó khăn với sinh viên. Em hi vọng dịch bệnh nhanh chóng được đẩy lùi để hoàn thành việc học và ra trường đúng hạn.
![]() |
Sinh viên Đỗ Thị Xuyến đang ngồi học trong KTX |
Còn Đỗ Thị Xuyến, Khoa Công nghệ thực phẩm vẫn bắt xe từ Quảng Ngãi vào Trường ĐH Nha Trang từ cách đây một tháng, dù khi đó dịch bệnh đã diễn ra phức tạp. Điều khiến em có động lực là vào trường ở trong KTX rất an toàn, khi cần dữ liệu về học tập có thể lên thư viện ngay.
Nữ sinh quê Quảng Ngãi không ngại chia sẻ nhà làm nông với cuộc sống hàng ngày khá vất vả. Để hoàn thành gần 4 năm đại học, Xuyến đã phải cố gắng rất nhiều. Những ngày dịch bệnh không thể đi làm thêm, cuộc sống của em gặp khó khăn. Để chuyên tâm học tập, Xuyến phải dè xẻn trong cho tiêu nhưng em không còn lo lắng hoang mang khi được trường chăm lo chu đáo.
Đã 4 năm gắn bó với KTX, Xuyến nói vui bình thường hiếm khi được ăn cơm ngon như những ngày này. Em kể, buổi sáng sẽ được các cô chú ở căng-tin nấu cháo hoặc làm bánh mì kẹp thịt, bánh mì ốp la. Riêng buổi trưa và tối thì ăn cơm với nhiều món phong phú.
“Dù trong thời kỳ khó khăn nhưng lãnh đạo trường rất quan tâm tới sinh viên. Chúng em được chăm sóc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Mấy hôm nay nhà trường phát khẩu trang nữa. Em thấy vui và yên tâm” – Xuyến kể.
Ông Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nha Trang, cho hay đây là trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường khi thực hiện đúng chủ trương chung tay phòng chống dịch, "không có ai bị bỏ lại phía sau". Hơn nữa, chính sách này cũng là nhiệm vụ “phục vụ cộng đồng” của trường đại học và là 1 trong 3 nhiệm vụ chính của trường.
Ông Phương hy vọng với ý thức, trách nhiệm của trường, giảng viên và sinh viên sẽ góp phần nhỏ bé cùng xã hội nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh để sớm ổn định cuộc sống và thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo.
![]() |
Nhà trường hỗ trợ mỗi sinh viên 57.000 đồng/ngày để phục vụ ăn uống trong những ngày này |
![]() |
Đến giờ ăn một sinh viên sẽ đi lấy cơm cho cả dãy nhà |
![]() |
Sinh viên ấm lòng vì được trường “nuôi” cơm |
![]() |
Được đo nhiệt độ hằng ngày |
![]() |
Được phát khẩu trang miễn phí |
![]() |
Yên tâm học tập |
Lê Huyền - Ảnh: Tô Phương cung cấp
- Từ lời kêu gọi của thầy giáo về hưu ở TP.HCM, những bao gạo được gửi tới dân nghèo, người gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19.
" alt=""/>Trường 'nuôi cơm' chống dịch covidCâu lạc bộ cũng không được phép bán thêm vé trận đấu. Điều đó, chỉ những người đã mua vé cả mùa mới được vào sân theo dõi những trận còn lại trên sân Stamford Bridge đến hết tháng 5/2022.
Chelsea cũng bị cấm tham gia vào thị trường chuyển nhượng. Điều đó đồng nghĩa, HLV Thomas Tuchel sẽ không được bổ sung thêm tân binh trong kỳ chuyển nhượng hè tới.
Trước đó, The Blues đã lên hệ với một vài cái tên chất lượng như Jules Kounde (Sevilla), Erling Haaland (Dortmund) hay Declan Rice (West Ham).
Lệnh trừng phạt từ chính phủ Anh cũng khiến Chelsea không thể gia hạn hợp đồng với Antonio Rudiger, Andreas Christensen và Cesar Azpilicueta.
![]() |
Christensen và Rudiger sẽ ra đi theo dạng cầu thủ tự do |
Thế nên, bộ ba hậu vệ trên sẽ rời sân Stamford Bridge theo dạng chuyển nhượng tự do. Saul Niguez cũng trở lại Atletico Madrid khi kết thúc thời gian cho mượn.
Thông tin từ Tây Ban Nha cho hay, Christensen và Azpilicueta đã đạt được thỏa thuận miệng gia nhập Barcelona hè này.
Trong khi Rudiger vẫn đang cân nhắc nhiều lời mời hấp dẫn từ PSG, Bayern Munich, Newcastle hay MU.
* Đăng Khôi
Tỷ phú Nga quyết định bán Chelsea sau 19 năm nắm quyền sở hữu, nhưng ông có những điều kiện đặc biệt cho chủ mới.
" alt=""/>Chelsea rúng động nghe tin dữ về Abramovich