
Đến với cuộc thi lần này, Harold Clothes mang đến bộ sưu tập (BST) mang tên “Dấu ấn tiên phong” - đây là một trong những BST mới nhất và đáng mong đợi nhất của Harold trong năm 2024. “Dấu ấn tiên phong” của Harold bao gồm đa dạng các mẫu Âu phục từ “smart casual” lịch thiệp và thoải mái, đến những bộ suit đẳng cấp và sang trọng phù hợp với phong cách “black tie dress code” dành cho các buổi dạ hội.
Những bộ Âu phục của Harold Clothes mang phong cách cổ điển - lịch lãm, trẻ trung nhưng không kém phần sang trọng, thanh lịch, là “trợ thủ đắc lực” cho các thí sinh Mr World Vietnam 2024, đồng hành cùng các mỹ nam trong nhiều hoạt động xuyên suốt cuộc thi và đặt biệt là trong phần thi Trang phục dạ hội diễn ra vào đêm 22/6 vừa qua.
Để có được những shoot ảnh đẹp mắt, những màn biểu diễn đẹp mắt trên sàn runway, Harold đã có sự chuẩn bị chỉn chu. Trước mỗi sự kiện, Harold đều có buổi thử khung tỉ mỉ, kỹ lưỡng cho từng thí sinh. Nhờ vậy, mỗi thí sinh của Mr World Vietnam 2024 đều được diện những bộ suit không chỉ tôn dáng, đẹp mắt mà còn vừa vặn, thoải mái. Tuy là suit may sẵn nhưng mỗi item của nhà Harold đều đảm bảo độ hoàn thiện cao, có phần chiết eo và cấu trúc đầy đủ như các bộ suit may đo.
Harold Clothes mang đến 29 bộ Âu phục với 29 phong cách khác nhau, đảm bảo mỗi bộ suit đều như được “đo ni đóng giày” cho từng thí sinh. Harold tin rằng việc lựa chọn trang phục và phối đồ tinh tế đóng vai trò quan trọng giúp các mỹ nam thăng hạng nhan sắc, thêm phần tự tin để thể hiện tốt từng phần thi, khẳng định tài - sắc và đẳng cấp của những quý ông đích thực.
Thương hiệu Âu phục lấy cảm hứng từ thời trang cổ điển
Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thời trang nam cao cấp, chuyên cung cấp suit, blazer, quần Âu, sơ mi, áo khoác, knitwears và phụ kiện thời trang nam, Harold Clothes từ lâu đã là một địa chỉ được không ít khách hàng trong nước và quốc tế lựa chọn. BST Âu phục của Harold vừa cổ điển, thanh lịch, vừa trẻ trung, có tính ứng dụng cao.
Trước Mr World Vietnam 2024, Harold Clothes đã từng là nhà trợ và được không ít người nổi tiếng lựa chọn như: tài trợ New Year Party cho cộng đồng mặc Âu phục cổ điển Classic Storytellers năm 2023. Các thiết kế của Harold Clothes đều toát lên sự sang trọng, tinh tế, tỉ mỉ đến từng đường kim mũi chỉ nhờ sở hữu đội ngũ thợ may lành nghề, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thời trang nam giới.
“Harold tự hào là nhà tài trợ, đồng hành cùng các thí sinh của Mr World Vietnam 2024, góp phần mang lại sự chỉn chu, lịch lãm, tôn lên nhan sắc, khẳng định đẳng cấp của các nam vương thông qua những thiết kế thời trang vượt thời gian”, đại diện thương hiệu chia sẻ.
Harold Clothes - Âu phục nam lấy cảm hứng từ sự cổ điển - Thương hiệu chuyên cung cấp các sản phẩm thời trang dành cho nam giới như: suit, blazer, sơ mi, quần Âu, knitwears,… - Với tiêu chí Essential Wear - Building Timeless Wardrobes (Xây dựng tủ đồ vượt thời gian - bắt đầu từ Âu phục cổ điển), Harold Clothes luôn nỗ lực giúp khẳng định đẳng cấp, vị thế của các quý ông thông qua những bộ trang phục lấy cảm hứng từ sự cổ điển với tính ứng dụng cao, trẻ trung và thanh lịch. Thông tin liên hệ: Địa chỉ: 86/7 Trần Thái Tông, Phường 15, Q. Tân Bình, TP.HCM Website: https://harold.vn/ Instagram: https://www.instagram.com/harold.clothes_/ Hotline: 0336544383 |
Vĩnh Phú
" alt=""/>Harold Clothes đồng hành cùng Mr World Vietnam 2024Đây là cuộc di dân lớn chưa từng có trong lịch sử xây dựng thủy điện ở Nghệ An.
Do ở địa hình cao hơn, những người dân 'láng giềng' ở xã Hữu Khuông vẫn được ở lại ven khu vực lòng hồ. Giữa núi non và mênh mông nước, xã nghèo trở thành một “ốc đảo”.
Lòng hồ thủy điện trở thành “mạch máu giao thông” ở đây. Nhưng từ khu tái định cư, những giáo viên dạy học ở Hữu Khuông phải di chuyển qua quãng đường gập ghềnh hàng trăm cây số. Trong đó, riêng di chuyển bằng thuyền từ trung tâm hành chính của huyện Tương Dương đến Hữu Khuông cũng phải mất khoảng 2 tiếng đồng hồ mới vào đến.
![]() |
Đi thuyền trên lòng hồ đến trường học ở xã Hữu Khuông. Ảnh: Quốc Huy |
"Mẹ ơi, thuyền sao không đi nhanh nhanh"
Những ngày đầu tháng 11, cô Lao Thị Nhàn (SN 1994), giáo viên Trường Tiểu học Hữu Khuông bắc ghế viết lên bảng dòng chữ “Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam”.
Cô tâm sự, ai cũng biết Hữu Khuông là xã khó khăn bậc nhất ở huyện Tương Dương. Vào đây nhận nhiệm vụ, các thầy cô đều phải chấp nhận xa gia đình.
“Từ trung tâm thị trấn Hoà Bình của huyện Tương Dương đi vào Hữu Khuông phải mất gần 3 giờ đồng hồ, trong đó có gần 2 tiếng đi thuyền trên sông. Lần đầu tiên em đi thuyền bị say sóng, có cảm giác lo sợ vì thuyền nhỏ, nhưng bây giờ lần nào đi cũng chuẩn bị áo phao, lỡ rơi xuống nước còn có sức mà bơi” – cô Nhàn bộc bạch về cảm giác đi thuyền gần 40km để đến trường dạy học.
![]() |
Cô Lao Thị Nhàn trên bục giảng. Ảnh: Quốc Huy |
Đến bây giờ, đối với cô Nhàn việc đi thuyền trên sông đã quá quen thuộc mà không còn sợ hãi sau gần 1 năm đến lớp. Mỗi lần di chuyển phải gom đủ 9 đến 10 người thì chủ thuyền mới xuất bến. Đến ngày đi, cô Nhàn phải hẹn lịch chủ thuyền từ trước, bởi thuyền không phải lúc nào cũng có chuyến đi ra hay vào. Chi phí phải trả là 50.000 đồng.
Tính ra mỗi tháng 4 lần về thăm con, cô Nhàn chi phí khoảng 400.000 đồng vé thuyền. Xuống thuyền, cô Nhàn lại phải chạy xe máy hơn 150km nữa để về nhà ở Khu tái định cư thuỷ điện (huyện Thanh Chương).
![]() |
“Cháu mới 4 tuổi gửi bà nội trông nom. Chồng em làm công ty ngoài Bắc. Cứ cuối mỗi ngày, em lại rà sóng mạng điện thoại để gọi video hỏi thăm con và chồng ở xa. Nhiều bữa con khóc nhớ mẹ, thế rồi em cũng khóc.
Có bữa về đến nhà thì đã khuya, con đã ngủ, sớm mai lại đi từ lúc 5h sáng thì con vẫn còn đang ngủ. Có hôm, con tỉnh giấc hỏi: Sao mẹ về trời tối om rứa. Sao thuyền không đi nhanh nhanh về với con ạ mẹ…” – cô Nhàn đỏ hoe đôi mắt.
Muôn vàn khó khăn ở ngôi trường giữa ‘ốc đảo’
Thầy Nguyễn Thế Anh - Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú - THCS Hữu Khuông cho biết, toàn trường có 209 học sinh, trong đó có 184 em ở lại khu vực bán trú. Có nhiều học sinh ở 2 bản Huội Cọ và bản Sàn phải đi thuyền khoảng 40 phút mới đến trường học.
“Do điều kiện kinh tế khó khăn, sống ở vùng xa trung tâm huyện nên sự quan tâm của phụ huynh đối với con em còn rất kém. Điều kiện cơ sở vật chất để phục vụ giảng dạy còn thiếu thốn rất nhiều. Đợt vừa rồi dạy học online, nhà trường không thể đáp ứng được.
![]() |
Thầy Nguyễn Thế Anh - Phó Hiệu trưởng Phổ thông Dân tộc bán trú - THCS Hữu Khuông |
Các thầy áp dụng hình thức dạy giao bài vì không có sóng điện thoại, không có điện lưới. Cũng trong đợt đó, Mặt trận Tổ quốc tỉnh hỗ trợ cho nhà trường 7 chiếc điện thoại để dạy học. Tuy nhiên, với số lượng điện thoại này thì không thể dạy học trực tuyến được” – thầy Dũng chia sẻ.
Các thầy phải soạn đề cương, giao bài cho các em học sinh và đi đến từng bản nơi học sinh cư trú để giao bài tập. Sau đó, cuối tuần các thầy cô lại tiếp tục đi thu bài về để chấm điểm. Cứ thế, việc học hành của thầy trò diễn ra liên tục mấy tuần liền.
Ở nhà trường còn thiếu thốn rất nhiều phòng như thí nghiệm, phòng học chức năng không có để hoạt động. Toàn trường chỉ có 8 phòng để dạy học. Nhà trường hiện còn thiếu 5 phòng chức năng.
![]() |
Trường Phổ thông Dân tộc bán trú - THCS Hữu Khuông. Ảnh: Quốc Huy |
![]() |
Các em học sinh tan về khu bán trú sau khi tan học. Ảnh: Quốc Huy |
Vì thế, thầy Thế Anh cho biết luôn mong các cấp quan tâm hỗ trợ các thiết bị dạy học, cũng mong các tổ chức từ thiện ủng hộ ti vi và các thiết bị dạy học khác.
Cũng như ở bậc tiểu học, các thầy cô ở trường THCS; Mầm non và người dân Hữu Khuông chủ yếu đi lại bằng thuyền.
“Đi thuyền gặp khó khăn nhất là vào mùa mưa bão, sóng to, trong khi thuyền rất nhỏ. Các giáo viên đều ở xa, cuối tuần mới được về nhà ở các huyện xa hàng trăm cây số. Khi gặp mưa gió thì các cô, thầy ai ai cũng lo sợ bị lật xuống lòng hồ thủy điện. Ai cũng mong muốn lớn nhất là làm sao xã Hữu Khuông sớm có đường nối liền với trung tâm huyện, để các thầy cô cũng như bà con nhân dân đi lại thuận lợi” - thầy Thế Anh nói.
Trao 74 chiếc giường sắt cho học sinh bán trú Trường Tiểu học Hữu Khuông hiện có 293 học sinh với 17 lớp, ngoài điểm trường chính tại bản Pủng Bón, còn có 3 điểm lẻ gồm Bản Sàn, Chà Lâng và Tủng Hốc với 11 lớp. Trong đó, tại điểm trường chính có 106 em học sinh đều ở xa nhà và có hoàn cảnh rất khó khăn phải ở lại bán trú. Hiện, các em đang ở trong nhà bán trú bằng gỗ do thầy cô và phụ huynh ghép tạm. Tuy nhiên, về giường ngủ thì chưa có, lâu nay các em vẫn phải kê ván để ngủ tạm qua đêm.
Mới đây, Công ty thủy điện Bản Vẽ đã trao tặng 50 chiếc giường tầng cho trường Tiểu học Hữu Khuông; 24 chiếc cho trường Tiểu học Mai Sơn (huyện Tương Dương), với tổng giá trị là 150 triệu đồng. |
Quốc Huy
- Con đường lầy lội không khác gì đầm lầy, những chiếc xe máy phải quấn nhiều vòng xích vào lốp để tăng độ bền và bám đường. Các thầy cô vẫn ngày ngày vượt những trở ngại như thế để tới lớp với các em nhỏ giữa đại ngàn
" alt=""/>Tâm sự nhói lòng giáo viên đi thuyền đến lớp giữa ốc đảo thủy điệnTại chương trình Chuyện đời chuyện nghề, Kiều Trinh chia sẻ về sự nghiệp: "Người ta thường nói con đường vào nghề không ai trải hoa hồng, ai cũng có thăng trầm, nhưng với tôi thì ngược lại. Từ ngày tôi bước chân vào nghề tới nay con đường lúc nào cũng mở rộng, không va vấp gì cả.
Con đường sự nghiệp tôi đi luôn rộng mở nhưng ngược lại, cuộc đời bên ngoài lại ở tận cùng của thăng trầm.
Gần đây nhất, tôi được mời tham gia phim điện ảnh của nước ngoài. Tôi được ekip nước ngoài trân trọng lắm. Dù tôi chỉ đóng vai nhỏ trong vài phim nhưng họ chào đón tôi như một ngôi sao từ lúc xuống sân bay.
Ekip theo tôi suốt mấy ngày tôi ở đó và tiếp đón như diễn viên chính. Tổng giám đốc sản xuất còn mang hoa ra sân bay tặng tôi. Họ lúc nào cũng gọi tôi là idol của họ, tôi vui lắm. Tôi cũng coi đây là cơ hội rèn luyện nghề nghiệp, tiếng Anh.
May mắn của tôi là chưa từng học qua trường lớp diễn xuất nào nên nghĩ cái gì trong đầu là áp dụng diễn luôn. Có nhiều cái mọi người thấy khó nhưng tôi lại thấy dễ và tôi truyền lại cho các con hay các bạn trẻ.
Tôi coi phim là đời, đời là phim, những gì trong phim đều như ngoài đời nên cứ thế mà diễn. Tôi ra đường nhìn thấy nghề gì thì tiếp thu vào đầu để nhập vai. Tôi vào các vai từ bà lao công tới đầu bếp, bác sĩ. Tôi ăn cắp nghề rất nhanh, cứ nhìn là học được.
Trải qua hơn 20 năm trong nghề, tôi không bao giờ đem kinh nghiệm từ vai diễn trước vào vai sau mà lúc nào nhận vai cũng như lần đầu, đóng với sự mới mẻ".
Tiếp đó, Kiều Trinh tâm sự về cuộc đời: "Tôi lấy chồng đầu tiên năm 18 tuổi, đến năm 22 tuổi thì sinh con rồi ly hôn năm 2002. Lúc ấy, tôi làm thợ may chứ không biết gì về diễn xuất.
Ba má tôi khó trong việc dạy con về đạo đức nhưng lại dễ trong chuyện tình cảm, con cái yêu ai, lấy ai là tự do. Khi tôi bảo có người yêu, má chỉ bảo thấy không được chứ không cản. Tới mấy tháng sau, tôi lấy chồng ba má cũng không tỏ thái độ gì vì để cho con tự quyết định.
Tới giờ, tôi đã là mẹ của ba đứa con, làm mẹ đơn thân nhưng hầu như không bao giờ muốn kể về ba cuộc tình đã qua. Tôi quan niệm, tất cả là do mình, đến với nhau vui vẻ hạnh phúc thì ra đi cũng nên để lại ký ức đó cho những đứa con".
(Theo GĐXH)