
Hình thức lừa đảo giả danh người khác và nhờ nhận hộ tiền, quà từ nước ngoài gửi về là thủ đoạn không mới, đã được các cơ quan chức năng nhiều lần cảnh báo người dùng Internet Việt Nam.
Để phòng tránh bị ‘sập bẫy’ lừa đảo trong trường hợp tương tự kể trên, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến nghị người dân nên hạn chế làm quen, kết bạn với các đối tượng lạ trên mạng xã hội; Cảnh giác với những lời mời chào tham gia đầu tư, chuyển khoản hộ... từ các đối tượng lạ.
Người dân cũng được khuyến cáo không làm theo hướng dẫn của người khác khi chưa xác minh được danh tính của họ; Không cung cấp thông tin cá nhân, thông tin thẻ ngân hàng dưới mọi hình thức. Đồng thời, người dân cần nâng cao kiến thức, tìm hiểu về các hình thức lừa đảo trực tuyến để có thể bảo vệ bản thân khi tham gia giao dịch trên không gian mạng.
Theo đại diện Cục An toàn thông tin, các hình thức lừa đảo trực tuyến luôn có sự thay đổi, đan xen mới và cũ, đồng thời thường xuyên xuất hiện những hình thái mới, tinh vi hơn. Đặc biệt, việc các đối tượng lừa đảo tận dụng những tiện ích, công nghệ hiện đại để tạo ra hệ thống lừa đảo tinh vi, hiệu quả, giống thật đang khiến cho nhiều người dùng khó nhận diện hơn với các ‘bẫy’ lừa đảo trực tuyến.
Thống kê cho thấy, chỉ riêng trong năm 2023, hệ thống canhbao.khonggianmang.vn do Cục An toàn thông tin vận hành, đã nhận được gần 17.400 phản ánh về trường hợp lừa đảo trực tuyến. Cũng trong khoảng thời gian này, theo Bộ Công an, cơ quan chức năng đã khởi tố 1.500 vụ án vì tội lừa đảo trên không gian mạng, với tổng số tiền người dân đã bị lừa đảo là 8.000 - 10.000 tỷ đồng.
Hiện nay, không gian mạng Việt Nam có khoảng 26 hình thức lừa đảo trực tuyến đang diễn ra thường xuyên, nhằm vào các đối tượng sinh viên, người lao động thu nhập thấp, phụ huynh, người cao tuổi… Trong đó, lừa đảo liên quan đến tài chính chiếm tới gần 73%.
Các vụ lừa đảo thường xảy ra rất nhanh, dòng tiền sẽ nhanh chóng được chuyển đi, bị mất dấu và hoàn toàn không thể lấy lại. Đáng chú ý, phương thức tiếp cận chủ yếu của các đối tượng lừa đảo là mạng xã hội, chiếm tới hơn 56%, tiếp đó là mạng viễn thông (29,3%) và thư điện tử, tin nhắn (10,5%), còn phương thức trực tiếp chỉ chiếm 4,1%
Nhận thức rõ lừa đảo trực tuyến vẫn đang diễn ra mạnh, trong khi nhiều người dùng vừa chưa được cập nhật đầy đủ và sớm về các hình thức lừa đảo, thời gian qua, bên cạnh việc triển khai các biện pháp kỹ thuật, các cơ quan chuyên môn của Bộ TT&TT, Bộ Công an đã chú trọng tuyên truyền, phổ biến về các hình thức lừa đảo, cách thức phòng tránh để nâng cao nhận thức cho người dân.
Công văn nêu rõ, sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã tập trung tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về việc chuyển đổi tài khoản Cổng dịch vụ công quốc gia sang VNeID từ ngày 15/6/2024 với 4 nội dung cơ bản tại mục 2 Văn bản số 3701/VPCP-KSTT ngày 29/5/2024 của Văn phòng Chính phủ; kịp thời báo cáo các vấn đề vướng mắc, khó khăn (nếu có) trong quá trình triển khai thực hiện (qua Sở Thông tin và Truyền thông hoặc Công an thành phố, Văn phòng UBND thành phố) để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định theo quy định.
UBND thành phố giao Sở Thông tin và Truyền thông khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ đã giao tại mục 2.1 Văn bản số 1638/UBND-KSTTHC ngày 28/5/2024 của UBND thành phố về việc triển khai Thông báo số 3956/TB-TCTTKĐA ngày 16/5/2024 của Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ.
Đồng thời chủ trì, phối hợp với Công an thành phố, Văn phòng UBND thành phố và đơn vị liên quan căn cứ hướng dẫn của Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan rà soát trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của thành phố, các hệ thống có liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính về số lượng tài khoản chưa được làm sạch (chưa có đầy đủ thông tin về số định danh cá nhân); chủ động xây dựng lộ trình, phương án hoặc kế hoạch thực hiện việc chuyển đổi, làm sạch tài khoản công dân trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của thành phố và các hệ thống có liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính sang VNeID trước ngày 1/7/2024 theo quy định tại Nghị định số 59/2022/NĐ-CP của Chính phủ; tổng hợp kết quả làm sạch và dự kiến lộ trình, phương án hoặc kế hoạch làm sạch báo cáo UBND thành phố gửi Tổ công tác triển khai Đề án 06 Chính phủ trước ngày 4/6/2024.
Công an thành phố, Văn phòng UBND thành phố chủ động phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong quá trình triển khai thực hiện việc rà soát, làm sạch và chuyển đổi tài khoản công dân trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của thành phố và các hệ thống có liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính sang VNeID, bảo đảm hoàn thành trước ngày 1/7/2024.
Kịp thời tổng hợp các vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện; tham mưu báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc dự thảo văn bản báo cáo của UBND thành phố gửi Tổ công tác triển khai Đề án 06 Chính phủ, Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan theo quy định đối với những nội dung vượt thẩm quyền.
Theo Hoài Thu(Báo Hànộimới)
" alt=""/>Hà Nội giải quyết thủ tục hành chính sang VNeID trước ngày 1