Mới đây, Đại sứ quán Israel, phối hợp với Cơ quan phát triển Israel MASHAV và Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, tổ chức buổi hội thảo trực tuyến về chủ đề tưới nhỏ giọt, lọc nước và quản lí nước. Đây là buổi hội thảo thứ hai trong khuôn khổ chuỗi hoạt động giới thiệu công nghệ nước, tưới tiêu, quản lí nguồn nước dành cho các cơ quan quản lí nước và giới nông nghiệp Việt Nam.
Tham gia hội thảo có Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, các sở Nông nghiệp, Sở Tài nguyên môi trường, chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, trường đại học các tỉnh miền Trung và Nam như Tây Ninh, Đồng Tháp, Lâm Đồng, Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hậu Giang. Đây là những địa bàn vừa trải qua đợt hạn và mặn từ đầu năm 2020.
Tại buổi hội thảo, chuyên gia Shlomo Kramer từ Israel đã giới thiệu và phân tích kĩ thuật tưới nhỏ giọt, đặc biệt là sử dụng với nước nhiễm mặn, với ví dụ trong hệ thống nhà kính dưa hấu hay các loại cây cà rốt, hành, rau thơm, nho. Tưới nhỏ giọt là một phát minh của Israel, được coi là một phương pháp tưới tiết kiệm nước và đảm bảo sự sinh trưởng của cây trồng. Hiện phương thức tưới này vẫn còn đang được áp dụng hạn chế ở Việt Nam.
Theo ông Kramer, với tưới nhỏ giọt, hiệu quả tưới tăng rõ rệt. Tưới nhỏ giọt tiết kiệm 80% lượng nước trong trồng cây. Ở Việt Nam, công nghệ này có thể được áp dụng cho trồng lúa tại ĐBSCL vốn chịu ảnh hưởng nặng bởi xâm nhập mặn và thiếu nước thời gian qua.
Phát biểu tại hội thảo, Giám đốc Chương trình nước ngoài của MASHAV Daniel Zonshine cho biết: “Vấn đề về nước và nhiễm mặn không chỉ nghiêm trọng ở Israel mà còn tại ĐBSCL. Hy vọng kinh nghiệm của chuyên gia Israel sẽ được áp dụng”.
Tại hội thảo, các nhà khoa học của Viện khoa học thủy lợi và khán giả đặt đã câu hỏi về điều kiện sử dụng công nghệ này cho các loại cây Việt Nam như lúa, khoai, nho, cũng như việc đào tạo sử dụng công nghệ cho người nông dân Việt.
Đây là hội thảo trực tuyến quốc tế đầu tiên về xử lí nước tưới tại Việt Nam kể từ khi nạn hạn mặt diễn ra từ đầu năm với mong muốn tăng cường năng lực ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp và đối phó với biến đổi khí hậu bằng kinh nghiệm Israel.
Chuyên gia Sholmo Kramer cho biết, giữa Israel và ĐBSCL có điểm chung về tình trạng hạn mặn. Do đó, trao đổi với các bạn Việt Nam, ông giới thiệu giải pháp tưới nhỏ giọt để đảm bảo kinh tế và bền vững cho người nông dân.
Bảo Đức
Tôi may mắn khi ở Việt Nam, nơi rất an toàn và ứng phó với đại dịch hiệu quả. Giờ đây, tôi có thể trở lại sinh hoạt và làm việc bình thường, Phó Đại sứ Israel tại Việt Nam Shirel Levi chia sẻ.
" alt=""/>Chuyên gia Israel chia sẻ với Việt Nam bí quyết trồng cây trên sa mạcMột số người tin, ngọn núi hình kim tự tháp thực chất là công trình xây dựng của một nền văn minh cổ đại cách đây khoảng 10.000 năm, khi Nam Cực còn ấm áp. Trong khi, những người khác nghi ngờ đây là sản phẩm của người ngoài hành tinh.
Tuy nhiên, các chuyên gia địa chất gần đây khẳng định không có gì bí ẩn trong sự việc.
“Hình dạng kim tự tháp không phải là không thể xảy ra. Nhiều ngọn núi trông giống như kim tự tháp, nhưng chúng chỉ có 1 - 2 mặt như vậy, hiếm khi có tới 4 mặt. Đây chỉ là một ngọn núi trông rất giống kim tự tháp”, giáo sư địa chất Eric Rignot thuộc Đại học Irvine phát biểu trên tạp chí LiveScience.
Ông Rignot giải thích thêm, các cấu trúc trên thực tế là đặc điểm chung của những khu vực băng giá, được giới khoa học gọi chung là “núi có đỉnh hình kim tự tháp". Chúng có hình dạng độc đáo như vậy là do sự hội tụ của các sông băng ở các mặt của một vùng đất rộng lớn tại Nam Cực.
Tiến sĩ Mitch Darcy, nhà địa chất tại Trung tâm Nghiên cứu địa chất học Đức ở Potsdam cũng xác nhận: “Đây không phải là một hình dạng phức tạp. Theo định nghĩa, nó là một nunatak - một núi đá nhô lên trên sông băng hoặc mỏm đá trồi lên trên một tảng băng. Ngọn núi này hình kim tự tháp, nhưng điều đó không có nghĩa đây là công trình do con người xây dựng”.
ThS Phạm Doãn Nguyên – Phó Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM cũng cho rằng, tất cả các phương thức xét tuyển đều độc lập, do đó thí sinh có thể lựa chọn nhiều phương thức để tăng cơ hội trúng tuyển.
Trong khi đó, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Huỳnh Văn Chương lại cho rằng mặc dù hiện nay có nhiều phương thức tuyển sinh, nhưng học sinh không nên “chạy đua” theo các phương thức.
“Đề thi tốt nghiệp THPT được Bộ GD-ĐT thực hiện công phu, hướng đến việc đánh giá năng lực, nhất là trong các câu hỏi vận dụng và vận dụng cao. Các trường trong khối y dược hiện nay hầu hết vẫn trung thành với việc sử dụng kết quả từ kỳ thi này.
Từ năm 2025, Bộ GD-ĐT vẫn sẽ tiếp tục theo hướng ấy nhằm giúp người học giảm áp lực, giảm số lượng kỳ thi nhưng vẫn vào được các nguyện vọng tốt nhất, phù hợp với định hướng phát triển bản thân”, ông Chương nói.