Các nhà nghiên cứu Australia đã tìm thấy một loài cá trong một cuộc khai phá ở bờ biển Đông Úc, với ngoài hình kì lạ khi không có cả mắt lẫn...mặt. Mặc dù các nhà khoa học ban đầu nghĩ rằng sinh vật sống ở biển sâu này có thể là một loài mới, tuy nhiên những nghiên cứu sâu hơn đã chỉ ra con cá này thuộc họ cá chình mouray (cusk-eel), với tên khoa học là Typhlonus naus, vốn chưa bao giờ được nhìn thấy trên vùng biển Úc kể từ cuối thế kì 19.
T. nasus, giờ đây được các nhà khoa học gọi với cái tên trìu mến "cá chình không mặt," hiếm khi được nhìn thấy nhưng lại được phân bổ trong một vùng rộng lớn trải dài từ biển A-rập cho đến Hawaii. Con cá chình này lần đầu tiên được phát hiện trong con tàu huyền thoại HMS Challenger, trong cuộc viễn chinh hải dương vòng quanh thế giới đầu tiên trong lịch sử
Mắt thì bói ra cũng không thấy, và miệng thì nằm tít phía dưới cơ thể, con cá thoạt trông có vẻ như không có mặt. Tuy nhiên, "cá chình không mặt" thực ra lại có mắt (dĩ nhiên rồi!) - vốn có thể thấy rõ ngay dưới da trong các con cá nhỏ hơn. Con được phát hiện lần này thì không thấy rõ, và có thể còn là cá thể T.nasus to nhất từng được biết đến theo các nhà nghiên cứu.
Dưới cái đầu củ hành và cặp mũi to tổ chảng là một cái miệng rất nhỏ đầy răng nằm rất sát nhau, giúp chú cá tiêu hóa được nhiều loại giáp xác
Con cá chình không mặt mới được phát hiện này được tìm thấy ở độ sâu 4000m dưới mực nước biển. Nó sống trong tầng biển khá cằn cỗi với nhiệt độ khoảng 1 độ C.
Các nhà nghiên cứu Úc nói rằng họ thậm chí còn có thể tìm thấy các loài cá chình không mặt khác khi mà họ sẽ dịch chuyển lên phía Bắc nơi mà loài vật này hay được tìm thấy. Thật vậy vào năm 1951, một cuộc tìm kiếm dưới biển sâu ở Đông Kalimantan, Borneo, đã cho ra kết quả là 5 chú cá không mặt!
Theo GenK
" alt=""/>Bạn không nhìn nhầm đâu, người ta vừa tìm thấy một chú cá không có mặt ở bờ biển AustraliaÔng Trường Sơn, trưởng phòng thông tin văn phòng luật sư T. và cộng sự (TP.HCM) cho biết: “Đến thời điểm này chúng tôi có hệ thống tường lửa bảo vệ trước máy chủ, phần mềm phòng và diệt virus liên tục được cập nhật. Chúng tôi cũng xây dựng quy định bảo mật thường xuyên được cập nhật và triển khai đến từng nhân viên. Chúng tôi cũng phát triển đội ngũ CNTT chuyên biệt cho công ty đồng thời thuê công ty an ninh mạng nên ngoài kiểm tra hệ thống ba tháng một lần.
Do khách hàng của chúng tôi chủ yếu là các ngân hàng nên yêu cầu bảo mật là vô cùng quan trọng. Ngay cả nhân viên chúng tôi cũng quy định không được sử dụng USB lưu trữ trong công ty, không được gửi email ra ngoài ngoại trừ một vài cán bộ quản lý với các địa chỉ email gửi đến đã được chấp nhận trước…”.
Sử dụng biện pháp bảo mật
“Tội phạm mạng bây giờ rất nguy hiểm nhưng lại hoàn toàn ẩn danh. Chúng có thể tấn công chúng ta bất kỳ lúc nào nhưng chúng ta lại chẳng hề hay biết”, ông D., Giám đốc một công ty chuyên kinh doanh qua mạng ở TP.HCM, nhận xét. Công ty ông D. hiện có tổng cộng 40 nhân viên, tất cả đều làm việc qua mạng. Ông D. cho biết: “Với mô hình hoạt động như công ty của tôi, một giải pháp bảo vệ đa tầng là phù hợp nhất. Hiện công ty tôi đang sử dụng hệ thống phần mềm Endpoint Security for Bussiness của hãng Kaspersky để bảo vệ”.
Theo phân tích của ông D, giải pháp Kaspersky Endpoint Security for Business có thể tóm tắt thành 3 lớp bảo vệ hệ thống mạng nội bộ doanh nghiệp. Lớp đầu tiên chính là hệ thống tường lửa an ninh có nhiệm vụ chặn mọi sự xâm nhập chưa được phân quyền bất hợp pháp. Tầng này hạn chế được sự truy cập số lượng lớn như tấn công DDoS thường diễn ra làm tê liệt hệ thống.
![]() |
Giải pháp đa tầng Kaspersky Endpoint Security for Business mang đến sự bảo vệ tốt cho doanh nghiệp |
Tầng thứ hai quản lý việc truy xuất dữ liệu thông qua việc phân quyền. Nó giúp chặn đứng mọi yêu cầu truy xuất dữ liệu không phù hợp hay có nghi vấn đề chờ xứ lý, đồng thời tiêu diệt mã độc ngay khi phát hiện. Tầng này rất quan trọng đối với việc bảo vệ dữ liệu của công ty bởi các loại dữ liệu hệ thống quan trọng sẽ được tầng này lưu giữ và chi phối.
Và tầng cuối cùng chính là tầng đảm bảo cho việc phục hồi với các hệ thống sao lưu tự động đảm nhận nhiệm vụ khôi phục các dữ liệu bị xóa hay bị mã hóa.
Theo nhận xét của một chuyên gia an ninh mạng, giải pháp đa tầng hiện đang được rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng vì nó vừa bảo vệ đa lớp cho hệ thống mạng doanh nghiệp mà không cần phải tốn thêm chi phí trang bị các thiết bị phần cứng chuyên dụng khác.
Kaspersky Lab là công ty an ninh mạng toàn cầu vừa kỷ niệm 20 năm thành lập vào năm 2017. Tin tức tình báo về mối đe doạ và chuyên môn về bảo mật của Kaspersky Lab không ngừng được sử dụng trong các giải pháp và dịch vụ bảo mật để bảo vệ doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng then chốt, chính phủ và người dùng trên toàn thế giới. Công nghệ của Kaspersky Lab đang bảo vệ hơn 400 triệu người dùng và giúp 270.000 khách hàng doanh nghiệp bảo vệ những thứ giá trị nhất. Để biết thêm thông tin về các giải pháp bảo mật mới nhất, vui lòng truy cập: http://www.kaspersky.com.vn/. |
Doãn Phong
" alt=""/>Bảo mật thiết bị đầu cuối: giải pháp cho doanh nghiệpCảnh sát tại tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) vừa bắt 22 nhà phân phối (không chính thức) sản phẩm Apple vì tội bán dữ liệu người dùng iPhone trái phép.
Họ cho biết những người này đã tìm kiếm bên trong kho dữ liệu của Apple để chắt lọc thông tin nhạy cảm như Touch ID và số điện thoại, sau đó bán ra thị trường chợ đen với giá từ 10 đến 180 tệ (khoảng 1,5 đến 26 USD).
Theo cảnh sát, những kẻ này kiếm được hơn 50 triệu tệ (khoảng 7,36 triệu USD) trước khi bị bắt.
Hiện chưa rõ có bao nhiêu người dùng Trung Quốc bị những kẻ này đánh cắp dữ liệu và trong số đó có người nào ở ngoài biên giới Trung Quốc hay không. Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng chưa biết xử lý ra sao với số dữ liệu bị lộ đó.
Apple chưa đưa ra bình luận cho vụ việc này. Tuy nhiên, việc các nhà phân phối có thể truy cập kho dữ liệu người dùng khiến giới bảo mật thực sự lo ngại. Theo họ, Apple lẽ ra cần có cách nào đó hạn chế việc các dữ liệu này thất thoát ra ngoài.
Bên cạnh đó, vụ việc cũng đặt ra câu hỏi liệu người dùng các dòng smartphone khác (ngoài Apple) có gặp nguy cơ tương tự hay không?
Theo Zing
" alt=""/>Trộm dữ liệu iPhone, kiếm hàng triệu USD tại Trung Quốc