Trước đó, ông Basil từng bày tỏ lo ngại về việc hàng chục triệu người dùng Facebook bị lộ thông tin sau scandal Cambridge Analytica. Ông cho rằng chính phủ chưa phân tích được những điểm lợi và hại của Facebook, cũng như chưa đưa ra được khuyến cáo cho người dùng.
Chính phủ Papua New Guinea sẽ nghiên cứu trường hợp của các quốc gia khác để đưa ra giải pháp phù hợp cho Facebook. Có khả năng nước này sẽ tự phát triển một mạng xã hội cho công dân với yêu cầu về danh tính khắt khe hơn.
![]() |
Facebook đã bị chặn từ lâu ở Trung Quốc, bất chấp những nỗ lực xây dựng hình ảnh của ông Zuckerberg |
Đây không phải đất nước đầu tiên cấm hoặc hạn chế sử dụng Facebook. Tuy nhiên ở các quốc gia khác, như Trung Quốc hoặc Iran, mạng xã hội bị cấm do chính sách kiểm duyệt thông tin hoặc lo ngại về ảnh hưởng trước các cuộc bầu cử. Đây là một trường hợp khá đặc biệt, theo tiến sĩ Aim Sinpeng của Đại học Sydney.
“Tôi không rõ họ muốn làm được gì trong vòng một tháng, và vì sao lại phải cấm Facebook. Họ có thể nghiên cứu mà không cần cấm hẳn. Chính phủ sẽ thu thập dữ liệu gì?"
Theo bà Sinpeng, chỉ có khoảng 12% người dân Papua New Guinea sử dụng Internet, do vậy tỷ lệ dân số Facebook chắc chắn không nhiều. Có lẽ Facebook sẽ sớm được hoạt động trở lại, nhưng động thái trên thể hiện xu hướng đáng lo ngại đối với mạng xã hội này.
" alt=""/>Đất nước đầu tiên cấm cửa Facebook vì tin tức giả mạoThứ 5 vừa qua, Giám đốc tài chính Wong Wai Ming của Lenovo đã phát biểu với CNBC rằng: "Lenovo sẽ là một trong những công ty đầu tiên giới thiệu các sản phẩm hỗ trợ mạng 5G". Đây là thế hệ công nghệ tiếp theo để thay thế mạng 4G, nhằm tiến đến thời kỳ Internet of Things (IoT) - khi mà tốc độ kết nối mạng trên các thiết bị di động được cải thiện rõ rệt.
"Tôi tin rằng 5G là một công nghệ rất thú vị. Chúng tôi đã làm việc dựa trên công nghệ này và hy vọng sẽ là một trong những nhà sản xuất đầu tiên có thể ra mắt các sản phẩm 5G", Wong Wai Ming cho biết. Tuy nhiên, Wong vẫn chưa cung cấp bất cứ chi tiết nào về các sản phẩm 5G này và cũng chưa xác định thời điểm nào mà Lenovo sẽ công khai giới thiệu mạng 5G.
" alt=""/>Lenovo sẽ là một trong những nhà sản xuất đầu tiên cho ra mắt sản phẩm 5G?Xóa vùng lõm sóng di động là một chủ trương lớn đang được Bộ TT&TT triển khai. Hoạt động này được khởi xướng từ tháng 9/2021 nhằm mục tiêu hỗ trợ việc học tập theo hình thức trực tuyến và thúc đẩy phát triển xã hội số.
Trước thời điểm ngày 1/1/2021, cả nước thống kê được tổng cộng 2.418 thôn, bản lõm sóng. Đây là những điểm mà tại đó, người dân không thể tiếp cận được với sóng di động. Tuy vậy, dưới sự chỉ đạo tích cực của Bộ TT&TT, hết năm 2022, 99,73% các thôn, bản trong số này đã có sóng di động.
Tính đến hết năm 2022, đã có tổng cộng 2.152 thôn, bản trong danh sách trên được phủ sóng. Chỉ còn lại 266 thôn, bản mà sóng viễn thông chưa thể "chạm" đến.
Theo phản ánh của các nhà mạng, lý do vẫn còn có nơi chưa được phủ sóng là bởi các thôn, bản này có địa hình đặc biệt khó khăn, cộng với mật độ dân cư thưa thớt, có nơi chỉ có vài chục hộ gia đình. Thậm chí, tại nhiều thôn, bản vẫn chưa có điện, trong trường hợp sử dụng máy nổ để vận hành trạm sẽ rất tốn kém, không có hiệu quả kinh doanh.
Để mang sóng về vùng lõm, ngoài những thách thức về xây dựng hạ tầng thì quy trình thủ tục cũng rất phức tạp do nhiều vị trí đặt trạm thuộc khu vực đất công. Thời gian xử lý các thủ tục liên quan có thể mất nhiều tháng đến cả năm. Nhằm tháo gỡ khó khăn, các nhà mạng đã phải liên tục cắt cử nhân sự có chuyên môn đi nằm vùng, "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" để hỗ trợ và có phương án xử lý nhanh nhất khi có vấn đề. Nhờ những nỗ lực đó, phần lớn các vùng lõm sóng di động đã bị xóa bỏ trong năm 2022.
Trước đó, tại Hội nghị Sơ kết 1 năm triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ TT&TT, Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cùng các doanh nghiệp phủ sóng viễn thông tới các thôn bản còn lại trong năm 2023, phấn đấu ở đâu cũng có điện và ở đâu cũng có viễn thông, không để ai bị bỏ lại phía sau.