Tham luận tại hội thảo “Bảo mật và an toàn thông tin (ATTT) trong triển khai Chính phủ điện tử tại Việt Nam” được Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì tổ chức cuối tháng 9/2016, Phó Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê Tài chính (Bộ Tài chính) Nguyễn Việt Hùng cho biết, việc đảm bảo ATTT trên môi trường máy tính và mạng máy tính đã được lãnh đạo Bộ Tài chính nhận thức và chỉ đạo thực hiện đồng thời với công tác tin học hóa. Cụ thể, từ nửa cuối những năm 90, Bộ Tài chính đã “đặt hàng” Ban Cơ yếu Chính phủ xây dựng phần mềm mã hóa dữ liệu để mã hóa dữ liệu trao đổi giữa các đơn vị kho bạc và tài chính trao đổi trên đường truyền.
Cũng theo ông Hùng, do thiếu kinh nghiệm, trong giai đoạn đầu triển khai công tác đảm bảo ATTT, cũng như nhiều đơn vị khác, Bộ Tài chính chỉ tập trung vào yếu tố công nghệ, với suy nghĩ đầu tư các giải pháp kỹ thuật tốt sẽ nâng cao được ATTT. Tuy nhiên, thực tế cho thấy giải pháp kỹ thuật tốt mà không có người vận hành tốt, không có quy trình tốt thì hiệu quả mang lại rất thấp.
Nhận thức đầy đủ các yếu tố mang lại thành công cho công tác đảm bảo ATTT gồm Con người, Chính sách và Công nghệ, từ cuối năm 2012, bên cạnh việc triển khai các dự án đầu tư nâng cấp hệ thống đảm bảo ATTT, Bộ Tài chính đã song song đầu tư vào khía cạnh Con người và Chính sách.
Cụ thể, về yếu tố Con người, năm 2013, Bộ tài chính bắt đầu thành lập phòng Quản lý ATTT. Đến nay, đã có tổng cộng 5 phòng Quản lý ATTT thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính với 25 cán bộ chuyên trách ATTT trên tổng số 2.600 cán bộ CNTT, chiếm khoảng 0,1%.
" alt=""/>3 yếu tố quan trọng trong công tác đảm bảo an toàn thông tinCái giá 90 USD đặt cho tựa game “Tam Quốc Chí 13″ này không phải là một phiên bản đặc biệt, cũng không phải là một bản tổng hợp toàn bộ game và DLC, mà chỉ là một bản bình thường. Cùng với đó, game được bán ra trên thị trường quốc tế trong tình trạng không hề có phiên dịch tiếng Anh mà chỉ có tiếng Nhật và tiếng Trung phồn thể. Tuy vậy, hiện game đang đứng thứ 2 trong số các tựa game bán chạy nhất trên Steam. Giải thích cho việc game đang “ăn nên làm ra” trên hệ thống bán lẻ của Valve, nhiều người cho rằng hầu hết người mua đều xuất phát từ Nhật Bản. Tuy nhiên, thị trường phương Tây có nhiều quan điểm trái ngược về “Tam Quốc Chí 13″ vì cho rằng game không xứng với số tiền bỏ ra quá cao như vậy. Cùng với đó, game được cho là còn nhiều vấn đề kỹ thuật khi game vẫn còn bị crash và không vào được. Koei Tecmo có lẽ cần phải xem xét lại sản phẩm này trước khi lưu hành trên khắp thế giới.
theo game4v
" alt=""/>Game Tam Quốc Chí được bán trên stream với giá ...100 USD