Phương Anh là bà mẹ 1 con rất khéo léo, mát tay lại có dáng rất đẹp.
Profile: Tên mẹ: Phương Anh Tên bố: Lê Hoàng Tên bé: Lê Đình Nhất Nam (Tên gọi ở nhà: Sóc) Sống tại: Gunma, Nhật Bản |
- Chào Phương Anh, được biết sau khi bé Sóc ra đời, bạn lấy lại vóc dáng cũ của mình rất nhanh, bí quyết của bạn là gì vậy?
Chào bạn, mình là người rất thích đọc sách và trước khi sinh con mình dành thời gian tìm hiểu về sinh nở, dinh dưỡng cho mẹ và con, giữ dáng khá nhiều. Mình luôn tìm hiểu qua sách báo, hỏi thăm trực tiếp bác sĩ trong những lần thăm khám xem ăn thế nào là hợp lý, là tốt nhất cho hai mẹ con và mình luôn nhận được một câu trả lời thống nhất: ăn đủ chất không cần ăn quá nhiều. Mình ăn nhiều rau xanh, trái cây.
![]() |
Vì tăng ít cân nên Phương Anh không hề bị rạn da và lấy lại dáng rất nhanh. |
![]() |
Cả quá trình mang thai, mình tăng 8kg, Sóc sinh ra được hơn 3kg. Ngay sau khi sinh, mình ăn đủ chất để có sữa cho con. Thời gian đó dù tăng cân chút xíu nhưng mình không bắt đầu một chế độ ăn kiêng ngay. Bạn biết đấy, sau sinh nở, cơ thể phải trải qua nhiều sự căng thẳng, mệt mỏi, thêm vào đó, giai đoạn này càng cần phải có nhiều năng lượng có thể để tiếp tục làm việc và nuôi con. Vì thế, mình chỉ tập trung vào việc ăn uống khỏe mạnh. Do tăng ít cân nên may mắn là mình không hề bị rạn da.
Mình cho rằng muốn nhanh chóng lấy lại vóc dáng, người mẹ cần loại bỏ suy nghĩ ăn cho 2 người, có lịch ăn uống khoa học, đủ chất. Việc tăng cân vừa phải sẽ giúp người mẹ nhanh lấy lại dáng như cũ.
![]() |
![]() |
Thời gian sau sinh dù tăng cân chút xíu nhưng chị không bắt đầu một chế độ ăn kiêng ngay. |
- Vậy là chỉ nhờ có chế độ ăn hợp lý?
Không đâu. Mình vận động khá nhiều bằng việc chăm sóc gia đình và con cái, mình cho rằng vận động sớm còn giúp tử cung co hồi tốt và sản dịch thoát dễ dàng. Ngoài ra, mình dùng túi ấm chườm lên bụng để giữ ấm và làm săn chắc cơ bụng. Sau sinh khoảng ba tuần, mình tham gia tập thể dục nhẹ nhàng. Đây là cách tốt nhất để lấy lại vóc dáng.
![]() |
- Phương Anh có thể nói qua một chút về con trai yêu của mình?
Sóc dễ bảo, không bướng bỉnh, chỉ thỉnh thoảng hay dỗi thôi. Đến chỗ đông người, Sóc bạo dạn lắm, bé chủ động làm quen, vẫy tay chào mọi người. Có vẻ bé rất thích nghe đọc truyện, giống như mẹ thích đọc sách vậy. Ngoài đọc sách mình còn hay chơi nhận diện mặt chữ với con, vì thế 19 tháng bé đã biết mặt của bảng chữ cái ABC.
![]() |
19 tháng bé đã biết phân biệt được bảng chữ cái abc. |
![]() |
Phương châm của chị là yêu con nhưng không chiều quá mức. |
- Mình thấy trẻ con ở tầm tuổi này bướng vô cùng (không nghe lời bố mẹ, hay quăng đồ đạc), nhưng Sóc không hề bướng vậy bí quyết của Phương Anh là gì?
Tầm tuổi nào cũng vậy, quan trọng là bố mẹ cần phải uốn nắn con ngay từ đầu, cần tạo nếp, thói quen cho con. Mình uốn nắn Sóc từ lúc mới đẻ. Ví dụ: Mình không bế ẵm nhiều, con khóc mình không dỗ dành ngay. Nghe có vẻ hơi ác nhưng từ từ bé sẽ quen. Trẻ con rất nhạy cảm, nếu cứ khóc là được yêu chiều, bế ẵm thì sau này bố mẹ sẽ rất cực, điều đó vừa hình thành tính cách ỉ lại của trẻ, và nếu vậy ngay từ lúc trong nôi con đã biết bắt nạt được cha mẹ rồi (cười). Rồi cứ đà đó phát triển đến lớn thì lúc mình muốn uốn nắn thì xem ra càng khó hơn. Nếu cứ suy nghĩ: “Trẻ con không biết gì” thì sai rồi, trẻ con biết nhiều hơn chúng ta tưởng đấy.
![]() |
- Được biết, bạn dạy bé rất khoa học?
Mình không biết như nào gọi là khoa học. Mình chỉ dạy con theo cách của mình. Mỗi đứa bé đều có tính cách khác nhau, mình nghĩ tùy từng đứa trẻ mà ông bố bà mẹ sẽ tìm ra cách dạy con thích hợp.
Mình đặc biệt để ý đến việc dạy con trong cách giao tiếp ứng xử: dạy bé thưa khi người lớn gọi, cất đồ chơi thì chơi xong, vứt rác, đánh răng, ngã tự đứng dậy, cái gì thích nhưng người lớn không bằng lòng, bé cũng không khóc.
![]() |
Chị đặc biệt để ý đến việc dạy con trong cách giao tiếp ứng xử: dạy bé thưa khi người lớn gọi, cất đồ chơi thì chơi xong,.. |
Trẻ con tiếp thu rất nhanh nhưng cũng nhanh quên, thế nên ngày nào mình cũng phải tập đi tập lại cho đến khi bé nhớ hẳn thì thôi.
Với mình, việc rèn con khi ngã tự biết đứng dậy và biết chấp nhận những điều người lớn không bằng lòng là có vẻ khó nhất. Không phải khó cho bé mà khó cho chính người lớn, phải là người cứng rắn mới làm được. Vì thế trong dạy con, các thành viên trong gia đình mình thường rất thống nhất với nhau. Sóc tuy nhỏ tuổi nhưng bé biết mẹ không chiều nên ngay từ nhỏ, bé khá tự lập.
![]() |
Theo chị, cha mẹ cần uốn nắn con vào quy củ ngay từ nhỏ. |
- Vậy bạn là một bà mẹ theo trường phái Hổ? Những phương pháp đó có phải bạn học từ những bà mẹ Nhật sống quanh mình?
Mình nghĩ mẹ nào cũng muốn tốt cho con cả, dù là trường phái nào đi chăng nữa, dù đòn roi hay dỗ dành. Mình cho rằng trong việc dạy con, thật khó để có một phương pháp có thể áp dụng từ a – z. Mình sống ở Nhật từ nhỏ và bạn biết đấy, đây chính là đất nước có phương pháp chăm sóc, nuôi dạy trẻ thuộc hàng nhất nhì thế giới. Ông xã mình, ông bà nội có tìm và đọc rất nhiều sách báo để tham khảo những kiến thức dạy con đúng nhất. Thế nhưng sách vở đều phải cất đi và rèn luyện theo phương pháp của mình.
![]() |
Mình cho rằng, kiến thức trong sách báo không phải điều gì cũng áp dụng được hết, chẳng hạn như nhiều sách ghi không nên la mắng trẻ, chỉ cần nghiêm khắc nhẹ nhàng... Mình thấy nhiều đứa trẻ rất bướng nên mình không thể áp dụng như vậy được. Cách tốt nhất là cha mẹ nên lường theo tính bé mà dạy dỗ. Mỗi bé mỗi tính, mình tự tin mình là người mẹ hiểu con, mình biết cách dung hòa và yêu thương con có kỷ luật, có độ cứng mềm theo cảm nhận của mình. Với mình, kỷ luật có nghĩa là trừng phạt. Và thực tế, kỷ luật chính là cách dạy trẻ tích cực nhằm giúp đỡ và hỗ trợ con dần dần tự điều khiển được bản thân.
Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều quy luật, người làm sai sẽ bị xử phạt giống như tham gia giao thông vậy. Người lớn chúng ta còn phải làm theo quy luật và trẻ con cũng vậy, cha mẹ cần uốn nắn con vào quy củ.
- Cảm ơn Phương Anh về cuộc nói chuyện thú vị này!
![]() |
LTS: Từ những gánh hàng rong, phở Nam Định đã nổi danh toàn cầu. Việc làm nên thương hiệu và giữ được vị thế của phở Nam Định là một hành trình dài, không ít gian nan.
VietNamNet giới thiệu tuyến bài về chuyện của phở Nam Định để độc giả hiểu thêm về món ăn đặc sản này.
Tôi có anh bạn sang Đức từ những năm 1990, có nhà hàng lớn ở Berlin. Mỗi lần về Việt Nam, bữa sáng anh chọn luôn là phở. Đêm hôm khuya khoắt, dù đã ăn tiệc, nhậu nhẹt linh đình vẫn lọ mọ lùng phở. Khu anh ở mỗi khi về Việt Nam có đủ các hàng phở nổi tiếng, nhưng quán anh chọn luôn là phở Nam Định.
Cái ngon của phở Nam Định không cần phải bàn cãi, bởi bao nhiêu năm, món ăn đã làm mê mẩn biết bao thực khách khó tính.
Nổi danh nhất trong nhóm phở Nam Định là dòng phở Cồ (phở của những người mang họ Cồ). Nhiều thực khách cho rằng, người họ Cồ tạo ra món phở nức tiếng này. Tuy nhiên, đây là câu chuyện chưa hoàn toàn ngã ngũ. Chỉ biết rằng, dòng họ Cồ có nguồn gốc từ làng Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ngôi làng này có nhiều dòng họ và người dân ở đây có nghề bán phở từ rất lâu đời.
Những gánh hàng rong lúc nông nhàn
Tại đền Vân Cù - nơi tương truyền người dân trước khi đi xa bán phở đều đến chào và ngày trở về thường đến lễ tạ - có tài liệu ghi chép rằng, những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, khi người Pháp tới xây dựng nhà máy Dệt Nam Định, người dân làng Vân Cù đã tranh thủ lúc nông nhàn đến đây bán hàng ăn sáng.
Ban đầu là các gánh hàng bán bánh đa cua, bún xáo... Về sau, để đáp ứng nhu cầu của thực khách, những người bán hàng đã cải tiến cách chế biến món ăn, tạo ra phở bò.
Khi bát phở hình thành, người làng Vân Cù không chỉ gánh đi bán ở những bến đò, xóm công nhân xung quanh nhà máy Dệt. Họ còn gánh đi bán ở các tỉnh thành và phát triển rực rỡ ở Hà Nội.
![]() | ![]() |
Những người bán phở đầu tiên ở làng là cụ Phó Huyến, cụ Phó Tắc, cụ Lý Thử… Đến giai đoạn 1920 - 1930, làng Vân Cù có 2 người nổi danh ở Hà Nội là cụ Cồ Như Thấn và cụ Cồ Hữu Vặng.
Cụ Cồ Hữu Vặng mở lò làm bánh phở tại Hà Nội từ năm 1930. Lò này chính là nơi quy tụ những người dân làng Vân Cù lên ở nhờ rồi đi bán phở gánh.
Mỗi ngày, từ lúc 5h sáng, mỗi người lại gánh một chiếc bếp lò đỏ lửa cùng 5-10 lít nước dùng, bánh phở, thịt, gia vị và một chồng bát loại trôn nhỏ, miệng loe đi các ngõ phố.
Nói là phở gánh nhưng người Nam Định không đi bán rong. Mỗi người đều tìm cho mình một chỗ ngồi quen thuộc để bán cho khách quen. Tới khoảng 9h sáng, mọi người lại tất tả quay về nhà chung, cùng nhau chuẩn bị đồ cho chuyến phở chiều rồi bán tới 21- 22h khuya.
Dần dần, những người bán phở gánh Nam Định tự tìm thuê một địa điểm để mở cửa hàng, có bàn ghế, có quầy. Trong đó, tiêu biểu nhất là ông Cồ Như Chiêu con ông Cồ Như Thấn mở cửa hàng ở 48 Hàng Đồng từ năm 1945.
Anh Cồ Văn Tuyên (SN 1973) - cháu của ông Chiêu lên bán hàng giúp bác từ năm 1989 - cho biết: “Khi đó, giá mỗi bát phở khoảng 1.000 đồng, chỉ nhà có điều kiện mới ăn phở. Cửa hàng của bác tôi khách nườm nượp. Người dân xếp hàng tới mua. Sau đó bác mở thêm cửa hàng ở phố Thuốc Bắc, phố Ngõ Gạch. Cửa hàng nào cũng đông khách”, anh Tuyên nhớ lại.
Những thế hệ làm vang danh phở Nam Định
Tiếp bước cha ông, những thế hệ tiếp theo của làng Vân Cù góp phần làm thương hiệu phở Nam Định nói chung và phở Vân Cù nói riêng phát triển mạnh mẽ trên khắp dải đất hình chữ S.
Anh Cồ Như Đồi (SN 1974, cháu nội của ông Cồ Như Đát - thợ bán phở ‘mậu dịch’ ở Lương Văn Can, Tạ Hiện, Hà Nội những năm 1950) cho biết, bản thân anh đã được chứng kiến những giai đoạn cực thịnh của phở Nam Định.
“Từ sáng sớm, khách đã xếp thành 2 hàng ngay ngắn để mua phở. Bên ngoài quán có một người đứng phát xu (khách muốn mua bát phở gầu người này đưa đồng xu tròn, khách mua bát phở chín người này đưa nửa đồng xu…). Sau đó, khách mang đồng xu vào quầy. Trong quầy có 3 người đứng nhận xu. Chỉ cần đưa xu là chủ hàng biết và sẽ mang đúng món khách yêu cầu. Trung bình mỗi ngày, hệ thống cửa hàng của ông nội bán 5-6 tạ bánh phở”, anh Đồi nhớ lại.
Lúc đó, anh Đồi mới 15 tuổi nhưng đã được ông nội tín nhiệm cho đứng thái thịt bò. Đây cũng là điều khiến anh rất tự hào vì thông thường, người mới vào nghề sẽ được ông bố trí làm công việc đơn giản.
“Người mới thường được ông cho chạy bàn. Khi đã làm quen và ông nhận thấy có sự chăm chỉ, khéo léo thì mới được nâng cấp lên làm những công việc đòi hỏi kỹ thuật cao như thái thịt… Miếng thịt xếp vào bát phở phải to bản và mỏng”, anh Đồi chia sẻ.
Được ông nội hướng dẫn nên từ bé anh Đồi đã có kỹ thuật thái thịt bò điêu luyện. Hiện tại, kỹ thuật thái thịt của anh đã đạt đến độ, có lúc không cần nhìn dao vẫn thái được miếng thịt bò đúng chuẩn để xếp vào bát phở.
Quán vài chục mét vuông, khách đứng, ngồi ăn vội
Giai đoạn 2001 - 2004, anh Đồi tự mở một quán phở bò ở Ngã Tư Sở. Quán nhỏ, chỉ vài chục mét vuông nhưng đông khách tới mức mỗi ngày anh bán hơn 2 tạ bánh phở (trung bình mỗi cân bánh phở, anh Đồi chia được 6 bát).
Nhiều khách xếp hàng chờ đến lượt mua. Có khách không có chỗ ngồi còn bê phở đứng ăn rồi vội đi làm.
Việc làm ăn khấm khá nên anh Đồi càng say nghề. Có hôm, anh chỉ ngủ được vài tiếng vì cửa hàng đông khách: “2h sáng tôi mới đi ngủ, nhưng 4h sáng đã dậy để chuẩn bị phở bán ngày mới”.
Anh Đồi không nhớ được hết các vị khách thường xuyên đến quán. Nhưng có một kỷ niệm khiến anh bất ngờ và hạnh phúc nên đến giờ vẫn nhớ như in.
“Đó là năm 2002, tôi đi du lịch Trung Quốc. Đang ở điểm du lịch thì một người đàn ông nhìn tôi rồi reo lên: Ôi, sao ông Cồ lại ở đây. Tôi ngớ người hỏi lại: Ơ, sao anh biết em? Người đó nói: Anh ăn phở nhà em suốt nên nhận ra ngay”, anh Đồi nhớ lại, vẻ mặt hãnh diện.
Sau này, cũng nhờ nghề bán phở mà anh Đồi cũng như nhiều người làng Vân Cù có cơ hội phát triển. Có người nhờ bát phở mà gặp được ý trung nhân.
Kỳ tới: Cú sốc của phở và chuỗi ngày kinh hoàng của các ông chủ ở Hà Nội
"Còn lại gì sau khi kết thúc" - được xem là phiên bản thứ 2 của "Anh cứ đi đi" từng làm mưa làm gió 3 năm trước do nhạc sĩ Vương Anh Tú sáng tác, ca sĩ Hari Won thể hiện.
Với phiên bản 2 của "Anh cứ đi đi này", nhạc sĩ Vương Anh Tú gửi gắm gương mặt trẻ của làng nhạc Anh Duy thể hiện. Giai điệu trầm buồn của "Còn lại gì sau khi kết thúc" cùng phần điệp khúc ngay lập tức khiến khán giả nhớ đến bản hit ngày trước của bà xã Trấn Thành.
Anh Duy thổ lộ, mình không hề trải qua bất cứ trường lớp thanh nhạc nào. Anh hát theo bản năng và cách cảm nhận ca khúc rất riêng biệt. Chính nhờ điều này, ca khúc của Vương Anh Tú trở nên gần gũi, quen thuộc và dễ chạm cảm xúc người nghe.
"Anh đi đi" của chị Hari Won đã quá nổi tiếng nên khi quyết định thực hiện phiên bản "Anh cứ đi đi 2", Anh Duy gặp không ít áp lực và sợ fan của chị Hari Won ném đá. Tuy nhiên Vương Anh Tú là người động viên và tiếp thêm sức mạnh để Anh Duy tung ca khúc này.
"Anh Tú không hề dễ dàng để mời hợp tác, thậm chí khắt khe và đòi hỏi rất cao ở nghệ sĩ trẻ. Duy đã rất may mắn được làm việc cùng anh", ca sĩ Anh Duy chia sẻ.
![]() |
Anh Duy cho biết đầu tư mạnh tay cho sản phẩm mới lần này. |
Anh Duy tiết lộ đầu tư mạnh tay cho sản phẩm lần này. Đây là khoản tiền anh tích cóp tự việc kinh doanh suốt thời gian qua. Anh Duy cho biết, sau ca khúc này anh dần xây dựng hình ảnh nam ca sĩ trưởng thành, lịch thiệp. Ngoài ra nam ca sĩ dự định thực hiện MV riêng, ra mắt thời gian sắp tới.
Vương Anh Tú, không chỉ tạo hit cho Hari Won, anh còn nổi tiếng cùng loạt ca khúc khác nhau như: Giúp anh trả lời những câu hỏi (Bích Phương); Nắm tay anh nhé (Đông Nhi - Ông Cao Thắng); Cảm xúc (Noo Phước Thịnh); Vợ tuyệt vời nhất (Vũ Duy Khánh)...
"Anh Duy là gương mặt mới toanh, nhưng Tú nhìn được ở bạn ấy tiềm năng cùng sự cố gắng. Hai anh em từng tâm sự đế 2 giờ sáng về khao khát, đam mê. Dần dần Tú hiểu hơn về Anh Duy và đặt bút sáng tác Còn lại gì sau kết thúc. Tất nhiên một gương mặt mới vào làng nhạc phải trải qua những bước đi đầu tiên, có thành bại khác nhau nhưng Tú tin Anh Duy sẽ làm nên chuyện.
"Anh cứ đi đi 2" như lời tự sự của đàn ông khi thất tình, có những đớn đau và hy vọng ở tương lai. Nhưng hơn hết, Tú muốn nhắn nhủ với mỗi người rằng hãy cho nhau cơ hội nếu trái tim còn thương, đừng để nhân duyên lạc đường vì nóng vội", Vương Anh Tú cho biết.
Tình Lê
Tập 5 chương trình “Kỳ tài thách đấu”, vì đem lòng thầm yêu trộm nhớ Việt Hương, Trấn Thành cover bản hit 'Anh cứ đi đi' của Hari Won để chinh phục trái tim của Việt Hương.
" alt=""/>Sau thành công của Hari Won, nhạc sĩ của 'Anh cứ đi đi' ra phiên bản 2