Việc dừng trợ giá xe điện và trợ cấp thuế sau đại dịch Covid-19 đã khiến cho thị trường ô tô Trung Quốc "tuột dốc" đầu 2023
Dẫu vậy, các hãng ô tô điện và ô tô chạy động cơ Hybird cắm sạc vẫn đạt doanh số cực tốt, tăng 23% số sản phẩm bán ra so với năm 2022.
Ông lớn nội địa BYD vẫn chiễm chệ ở ngôi đầu bảng về nhà phân phối bán ra nhiều xe nhất đầu năm 2023 tại Trung Quốc, xếp ngay sau đó là hãng xe Mỹ Tesla.
Hãng xe điện Tesla đã có chính sách giảm giá mạnh trên toàn cầu, và tại thị trường Trung Quốc đã giảm giá tới 13% cho các mẫu xe của mình nhằm nỗ lực thúc đẩy doanh số bán hàng, đưa giá của các sản phẩm Tesla về gần hơn với giá của các loại xe điện tương đương xe nội địa, nhằm thu hẹp khoảng cách và lợi thế về giá.
Dù cho chính phủ Trung Quốc đang cắt giảm các khoản trợ giá, miễn thuế khiến cho thị trường mua bán ô tô ngay đầu năm trở nên ảm đạm, song một số chính quyền địa phương đã không ngần ngại tham gia trợ giá để kích cầu tiêu dùng.
Một số địa phương ở Trung Quốc vẫn có các chính sách kích cầu để tăng doanh số bán ô tô bất chấp chính phủ ngừng trợ cấp thuế
Tiêu biểu như hãng Đông Phong Motor và chính quyền tỉnh Hồ Bắc, nơi đặt trụ sở sản xuất chính, đang đưa ra chương trình giảm giá 13.000 USD cho mỗi chiếc xe được mua trong tháng này. Điều đó dẫn tới xu hướng đổ xô đi mua xe Đông Phong và một số hãng liên doanh Đông Phong sản xuất như Citroen, Nissan, Honda đều tăng mạnh.
Trong khi đó, các doanh nghiệp ô tô nước ngoài đang phải vật lộn để giữ thị phần tại Trung Quốc trước sức hút tới từ những hãng xe nội địa biết nắm bắt nhu cầu thị trường rất tốt, đặc biệt là đối với xe điện.
Thị trường ô tô Trung Quốc cũng đã có những dấu hiệu chững lại trong một vài năm trở lại đây sau thời kỳ phát triển chóng mặt, thu hút các hãng ô tô hàng đầu thế giới.
Bên cạnh đó, có dấu hiệu cho thấy xe Hybrid cắm điện đang tăng nhanh với tốc độ 140%, vượt mặt cả tốc độ tăng của thị trường xe điện (chỉ 40%), cho thấy rằng đây là một hiện tượng thị trường khá lạ và ngược xu hướng.
Cho tới hết năm 2022, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đã chiếm hơn một nửa thị phần bán lẻ xe ô tô của nước này. 8 trong số 10 mẫu xe điện và Hybrid sạc điện bán chạy nhất năm ngoái, đều là các sản phẩm nội địa Trung Quốc.
Hùng Dũng(theo WSJ)
Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Những gì đang diễn ra ở nước này phản ánh tình trạng chung của ngành công nghiệp ôtô toàn cầu hiện nay...
" alt=""/>Sau một năm bùng nổ, doanh số ô tô Trung Quốc tuột dốc ngay đầu 2023Đây là thành công bước đầu trong lộ trình thực hiện các giải pháp nhằm hồi hương ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo'. Trong thời gian tới, Bộ VHTT&DL sẽ nỗ lực phối hợp với Bộ Ngoại giao cùng một số bộ ngành, tổ chức, cá nhân để huy động mọi nguồn lực nhằm 'hồi hương' ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' về nước trong thời gian sớm nhất.
Quyết tâm sưu tầm, hồi hương ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' trở về Việt Nam không chỉ để bổ sung, hoàn thiện các sưu tập cổ vật, bảo vật, di sản văn hóa bị thất lạc, “chảy máu” ra nước ngoài mà còn khẳng định vị thế, tầm ảnh hưởng của dân tộc; khẳng định sự đúng đắn, tiên quyết của Đảng và Nhà nước ta về quan điểm bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân, nâng cao tự tôn dân tộc của thế hệ trẻ trên trường quốc tế, góp phần xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới. Đây cũng là việc làm rất có ý nghĩa đảm bảo tính toàn vẹn của di sản văn hóa - một nội dung quan trọng mà UNESCO rất chú trọng trong bảo tồn di sản văn hóa, đồng thời thể hiện vai trò của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết quốc tế tại các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' là di sản văn hóa của Việt Nam, là một minh chứng biểu trưng cho quyền lực chính trị trong một giai đoạn lịch sử nhất định trong tiến trình lịch sử của Việt Nam.
Theo Đại Nam thực lục của Quốc Sử quán triều Nguyễn, ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' được đúc vào ngày Giáp Thìn, mùng 4 tháng Hai năm Minh Mạng thứ 4 (tức ngày 15/3/1823). Ấn có nuốm (quai) làm rồng cuốn hai tầng, vuông 3 tấc 2 phân, dày 5 phân, bằng vàng 10 tuổi, nặng 180 lạng (chính xác là 280 lạng) 9 đồng 2 phân. Phàm chiếu như sắc dụ đều đóng ấn ấy. Theo Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, vào năm Minh Mệnh thứ 9 (1828), dụ rằng: Ấn báu của nhà nước là để làm việc tuyên bố mệnh lệnh, chỉ bảo rõ ràng những việc phải làm, về khí cụ thì cực kỳ quan trọng, về điển lệ cực kỳ to lớn… Gặp có khánh tiết ban ơn, đại xá thiên hạ, cùng là các cáo dụ các thân huân (người thân và người có công), đi tuần thú để xem xét các địa phương, mọi điển lệ long trọng ấy và ban sắc, thư cho ngoại quốc, thì dùng ấn 'Hoàng đế chi bảo'. Như vậy, rõ ràng, 'Hoàng đế chi bảo' là ấn vàng lớn nhất, đẹp nhất, quý nhất và quan trọng nhất của vương triều Nguyễn.
Ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' được dùng cho các hoạt động công quyền, chính sự của triều Nguyễn (vào dịp lễ khánh tiết, ban ân, xá tội, đi tuần thú các địa phương, cùng với sắc thư ban cho nước ngoài...), phản ánh một giai đoạn trong tiến trình lịch sử của quốc gia - dân tộc Việt Nam, là di sản văn hóa quý báu của Nhà nước Việt Nam.
Việc sưu tầm, đưa ấn về Việt Nam, để bổ sung bộ sưu tập Kim Ngọc Bảo Tỷ và hoàn thiện nội dung trưng bày về triều Nguyễn trong tiến trình lịch sử Việt Nam của Bảo tàng Lịch sử quốc gia là hết sức ý nghĩa và cấp thiết.
Kinh nghiệm thực tiễn về việc “hồi hương” cổ vật Theo kinh nghiệm quốc tế, việc kiểm chứng tính xác thực của cổ vật được đấu giá cơ bản dựa trên sự bảo đảm, uy tín của các hãng đấu giá. Trên thực tế, Việt Nam đã nhận một số cổ vật có nguồn gốc Việt Nam “hồi hương” về nước theo 3 hình thức: - Cá nhân, tổ chức vận động quyên góp, mua cổ vật và hiến tặng về nước (chuông chùa Ngũ Hộ được đưa từ Tokyo, Nhật Bản về Bắc Ninh năm 1978). - Cá nhân, tổ chức đấu giá từ nước ngoài và hiến tặng về nước (như xe kéo của Hoàng Thái hậu Từ Minh được đưa về Huế năm 2015, cổ vật mũ quan đại thần và áo Nhật Bình triều Nguyễn cho Huế năm 2022). - Chính phủ các nước tự nguyện trả cổ vật của Việt Nam thu được từ các cuộc điều tra buôn bán trái phép cổ vật (18 cổ vật nhận từ Đức năm 2018, một số cổ vật Đông Sơn nhận từ Hoa Kỳ năm 2022). |
Gottwald cho biết, sau khi lên kế hoạch phượt, cô đã liên hệ với thương hiệu xe máy điện Cake của Thụy Điển để nói về hành trình của mình, nhưng nhân viên ở đó không chắc sản phẩm của họ có đủ khả năng đáp ứng chuyến đi của cô hay không. Vì những chiếc xe máy điện Cake chỉ có thể đi 55 dặm (khoảng hơn 88km) rồi lại phải sạc.
Cuối cùng, hãng Cake đã đưa cho Gottwald mẫu xe địa hình Kalk AP có động cơ 14 mã lực và tốc độ tối đa 56 dặm/giờ (90km/h) để phục vụ chuyến đi. Nó có giá 12.370 USD tại Mỹ. Tuy vậy, Gottwald đã độ lại một số chi tiết trên chiếc xe. Cô gắn thêm một giá đỡ lớn để chở hành lý của mình. Tay lái của xe cũng được nâng lên để Gottwald có thể đứng vững hơn khi băng qua địa hình gồ ghề.
Nữ tay đua cho biết “chiến mã” Kalk AP của mình đã vận hành hoàn hảo trong suốt quá trình, thậm chí không hề bị thủng lốp, bất chấp việc xe vốn chỉ được thiết kế cho những chuyến đi ngắn trong đường phố.
Để chuẩn bị cho chuyến đi đáng nhớ này, Gottwald mang theo hai cục pin, hai bộ sạc; phụ tùng thay thế bao gồm bộ điều khiển, màn hình, van tiết lưu, xích và cầu chì, dụng cụ, laptop (phòng trường hợp xe cần cập nhật phần mềm hoặc hỗ trợ từ xa), máy ảnh và đồ dùng cá nhân.
Theo nữ tay đua, chi phí bảo dưỡng Kalk AP gần như không đáng kể và có thể tiết kiệm được khoản dầu bôi trơn và điều chỉnh xích. “Tìm địa điểm để sạc là khó nhất. Ở một số khu vực, điều đó cực kỳ khó khăn và tôi phải lên kế hoạch cho ngày đó thật kỹ lưỡng. Nhiều lúc không biết có tìm được chỗ sạc không nữa”, Gottwald nói.
Bình thường, một ngày cô sẽ đi 60 dặm (khoảng 96,5km) trong 3 hoặc 4 giờ, dừng lại để sạc trong 3 giờ, sau đó đi tiếp 60 dặm nữa rồi mới đi ngủ.
“Với cuộc phiêu lưu này, tôi muốn chứng minh rằng, chúng ta có thể làm được hơn nhiều ngay cả khi những thách thức ban đầu dường như quá lớn”, Gottwald nói.
“Chúng ta có khả năng làm được nhiều hơn những gì chúng ta nghĩ”.
Gottwald là một tay đua xe kỳ cựu, từng nổi tiếng khi đi vòng quanh thế giới một mình năm 2017. Cô từng đi từ châu Âu đến châu Á, khám phá Úc, chu du từ Nam đến Bắc Mỹ và từ Maroc đến Mali.
Theo Paultan
Chuyến đi qua lãnh thổ 11 nước, kéo dài trong 24 giờ đã được nam nhà báo người Ý hoàn thành theo đúng kế hoạch. Chiếc mô tô đã di chuyển hơn 2.000 km và hầu như không hề được nghỉ trừ khi tiếp nhiên liệu.
" alt=""/>Nữ tay đua phượt xuyên châu Phi bằng xe máy điện