Về trang thiết bị dạy học, mức thiệt hại khoảng hơn 745 tỷ đồng; trong đó cấp mầm non hơn 306 tỷ đồng; cấp tiểu học hơn 169 tỷ đồng; cấp THCS hơn 156 tỷ đồng; cấp THPT hơn 113 tỷ đồng.
Bộ GD-ĐT cũng cho biết, theo báo cáo của các địa phương, có 52 học sinh, trẻ em bị tử vong, 3 học sinh bị mất tích, 8 học sinh bị thương; 3 giáo viên tử vong, 1 giáo viên mất tích.
Cụ thể, học sinh, trẻ em tử vong gồm ở các tỉnh: Cao Bằng (6 học sinh); Lào Cai (35 học sinh, trong đó huyện Văn Bàn 1; huyện Si Ma Cai 2; huyện Bảo Yên 24; huyện Bát Xát 3; huyện Bắc Hà 5; Yên Bái (9 học sinh, trong đó huyện Lục Yên 2, Văn Chấn 1, Văn Yên 1, thành phố Yên Bái 4, THPT Hoàng Văn Thụ 1); Thái Nguyên (2 trẻ).
Ba học sinh mất tích đều do sạt lở tại Lào Cai (một học sinh lớp 5 Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Ngải Thầu và 2 trẻ Trường Mầm non A Lù).
Nhiều địa phương ghi nhận số học sinh bị thương, bao gồm: Quảng Ninh (1 học sinh tại Trường THCS Suối Khoáng - Cẩm Phả); Cao Bằng (1 học sinh lớp 2 tại Lũng Lỳ, Ca Thành); Lào Cai (6 học sinh của xã Phúc Khánh bị thương đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên).
Giáo viên bị tử vong và mất tích ở 2 tỉnh, gồm: Cao Bằng (1 thầy giáo thiệt mạng và 1 cô giáo mất tích); Yên Bái (2 giáo viên thiệt mạng do sạt lở đất).
Với sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ, để giúp các em sớm ổn định việc học tập, Bộ GD-ĐT đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện việc miễn, giảm học phí và có chế độ hỗ trợ tài chính phù hợp với hoàn cảnh của từng em.
Các đơn vị cũng hướng dẫn sinh viên liên hệ với chính quyền địa phương đề nghị xác nhận trường hợp gia đình có khó khăn đột xuất về tài chính để xin vay vốn tín dụng, hỗ trợ việc học tập.
1. Bạn có linh cảm không tốt
Đó có thể chỉ là linh cảm, hoặc cũng có thể là sự thật. Nếu bạn thấy sếp đối xử với bạn khác với tất cả mọi người thì có thể bạn không phải là nhân viên được yêu quý. Hãy tin vào cảm giác của mình và tiếp tục quan sát những dấu hiệu khác nếu bạn có linh cảm mạnh mẽ về chuyện này.
2. Sếp không bao giờ tham khảo ý kiến của bạn trong những quyết định quan trọng
Có thể bạn đã không được sếp tin tưởng. Khi bạn được đề nghị cho ý kiến, nó gửi đi một thông điệp rằng bạn có giá trị. Vì thế, điều ngược lại cũng có nghĩa là “tôi thực sự chẳng quan tâm bạn nghĩ gì”.
3. Sếp không nhìn bạn
Khi không ưa bạn, sếp tránh nhìn bạn vì sợ rằng bạn có thể phát hiện ra thái độ của họ với bạn. Vì thế, cách tốt nhất là họ sẽ nhìn ra hướng khác hoặc lảng đi khi có bạn ở đó.
4. Họ không cười khi bạn lảng vảng xung quanh
Tất nhiên là trừ những ngày họ có tâm trạng không tốt, thì nếu sếp liên tục không cười nói khi ở chung phòng với bạn thì chắc chắn có gì đó không ổn.
5. Họ soi xét duy nhất một mình bạn
![]() |
Cũng có thể họ có nhu cầu kiểm soát nhân viên liên tục, nhưng cũng có thể họ không tin tưởng bạn.
6. Tránh chạm mặt với bạn
Nếu bạn để ý thấy sếp chỉ đi thang bộ khi bạn đang đứng đợi thang máy, hay sắp xếp lịch trình để hiếm khi trùng với giờ làm việc của bạn, thì đó chính là dấu hiệu cho thấy sếp đang tránh mặt bạn.
7. Họ không để tâm đến sự có mặt của bạn
Sếp không chào hỏi bạn khi đi khi về như với người khác cũng là một cách nói ngầm rằng họ không ưa bạn.
8. Trả lời cực ngắn gọn
Nếu bạn hỏi “mọi việc thế nào?” mà họ chỉ trả lời gỏn lọn “Ổn”, “Tốt”, hay khi email, họ chỉ đề cập thẳng vào vấn đề mà không chào hỏi thân thiện thì đó cũng là một dấu hiệu cho thấy họ không yêu quý gì bạn đâu.
9. Họ tạo ngôn ngữ cơ thể tiêu cực khi có mặt bạn
Ngôn ngữ cơ thể thường tiết lộ chính xác cảm xúc thực của một người. Ví dụ như khi bạn bước vào văn phòng, họ không hề ngẩng mặt lên.
10. Họ giao tiếp với bạn qua email, tránh nói chuyện trực tiếp
Nếu ông chủ không thích bạn, có thể họ sẽ cố giới hạn những cuộc trò chuyện trực tiếp.
11. Họ chưa bao giờ mời bạn tham gia những cuộc họp quan trọng hay dự án đặc biệt
12. Họ liên tục phản bác ý kiến của bạn
Nếu lãnh đạo liên tục phản bác mọi thứ mà bạn nói (chỉ với một mình bạn), thì đó cũng là một dấu hiệu ngầm cho thấy họ ghét bạn.
![]() |
13. Họ không bao giờ hỏi chuyện về cuộc sống cá nhân của bạn
Nếu như bạn thấy sếp nói chuyện với mọi người về con cái, sở thích nhưng lại không bao giờ bàn những chủ đề này với bạn thì rất có thể họ không hứng thú khi nghe bạn nói về cuộc sống riêng.
14. Họ giao cho bạn những việc mà không ai muốn làm
Nếu sếp chỉ giao cho bạn những công việc quá sức hoặc dưới mức khả năng và kinh nghiệm của bạn, đó là dấu hiệu cho thấy họ không tin tưởng hay tôn trọng khả năng của bạn.
15. Họ không bao giờ cho bạn nhận xét
Một lãnh đạo muốn giúp bạn tiến bộ sẽ cho bạn nhận xét – dù tốt hoặc xấu. Người không cho bạn bất kỳ nhận xét nào là người không hề ưa bạn.
16. Hoặc họ sẽ chỉ toàn đưa những nhận xét xấu về bạn, và luôn là ở chỗ đông người
Chỉ trích những nỗ lực, ý tưởng của bạn trong một cuộc họp là dấu hiệu lớn cho thấy sự thiếu tôn trọng.
17. Họ thậm chí không đùa bỡn với bạn bao giờ
Trêu đùa với nhân viên là hành động cho thấy sếp coi người đó là một thành viên trong nhóm. Vì thế, khi sếp không bao giờ tỏ ra thân thiện với bạn, có nghĩa là họ không quan tâm tới bạn.
Xem thêm:
Những kiểu sếp nhân viên nào cũng ghét" alt=""/>Những dấu hiệu sếp không thích bạnTư vấn, sàng lọc trước hôn nhân là yếu tố quan trọng hàng đầu trong phòng bệnh Thalassemia
Bác sĩ Vũ Đức Bình cũng nhấn mạnh tư vấn, sàng lọc trước hôn nhân là yếu tố quan trọng hàng đầu trong phòng bệnh tan máu bẩm sinh.
Việc hoạt động phòng bệnh Thalassemia được đưa vào Chương trình mục tiêu quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng, giúp triển khai đồng bộ các chương trình truyền thông, tư vấn, tầm soát gene bệnh và nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị bệnh tại các địa phương.
Trong giai đoạn I của chương trình (từ năm 2021-2025), hoạt động phòng bệnh Thalassemia được thực hiện tại 5 tỉnh dịch tễ gồm: Hà Giang, Yên Bái, Bắc Giang, Thanh Hóa và Nghệ An.
Riêng tại Bắc Giang có 73 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó có 36 xã vùng I, 9 xã vùng II và 28 xã vùng III, theo Quyết định số 861 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ. 27% dân số ở địa phương này là đồng bào dân tộc thiểu số.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Giang, cho biết tỷ lệ trẻ sinh ra bị bệnh Thalassemia ở Bắc Giang hiện khoảng 0,61/1.000 trẻ và thuộc nhóm 21 tỉnh có tỷ lệ trên 0,5/1.000 trẻ sinh ra bị căn bệnh này. Riêng tại Khoa Nội Nhi - Bệnh viện Sản Nhi của tỉnh đang quản lý và điều trị cho khoảng 80 trẻ từ 6 tháng - 15 tuổi bị bệnh tan máu bẩm sinh, trong đó đa số bệnh nhi là người dân tộc thiểu số, kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn.
Tại Thanh Hóa, qua nghiên cứu của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tiến hành với 817 người tham gia thuộc dân tộc Mường và dân tộc Thái, cho kết quả tỷ lệ mang gene đột biến Thalassemia và bệnh huyết sắc tố cao nhất ở người Mường (41,4%) và 38% ở người Thái.
Theo thống kê chưa đầy đủ, tỉnh này có khoảng 700 bệnh nhân tan máu bẩm sinh, tập trung tại các huyện miền núi, dân tộc thiểu số có tình trạng hôn nhân cận huyết thống như: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Ngọc Lặc... Có những gia đình 2-3 con mắc bệnh.
Hoạt động phòng bệnh Thalassemia thực hiện Dự án 7 giai đoạn 2021-2025 hướng tới mục tiêu giảm số ca phù thai do bệnh này, giảm số trẻ sinh ra bị bệnh, từng bước nâng cao chất lượng điều trị tại các cơ sở y tế cho bệnh nhân người dân tộc thiểu số, từng bước kéo dài tuổi thọ cho những bệnh nhân hiện tại.
Trong giai đoạn này, chương trình sẽ tập trung vào các hoạt động: Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân về bệnh; Tập huấn, nâng cao kiến thức về bệnh cho cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện; Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề và tiến tới xây dựng mô hình tầm soát bệnh tại địa phương.