Người phụ nữ gặp tai biến nặng sau khi xăm vùng kín (Ảnh: BV).
Trường hợp thứ nhất là một người phụ nữ 36 tuổi, cách thời gian vào viện 8 ngày đã đi xăm hồng quầng vú ở một spa gần nhà.
Sau xăm, bệnh nhân thấy đau rát nhiều, và sau vài ngày thì vùng xăm rỉ dịch vàng liên tục, một vài chỗ đóng mài màu mật ong kèm đau nhiều hơn.
Tại Bệnh viện Da Liễu TPHCM, qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm da nhiễm trùng. Người phụ nữ được kê toa kháng sinh, kháng viêm đường uống và thuốc bôi. Sau một tuần điều trị, vùng xăm của bệnh nhân đã khô lại và giảm đau rát.
Trường hợp khác là một bé trai 14 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai. Theo bệnh sử, cách nhập viện 2 tháng, bệnh nhân theo dõi quảng cáo trên Facebook nên đã thuê một "thợ xăm" về nhà để xăm lên ngực. Một tháng sau, bệnh nhân thấy vùng xăm nổi lên nốt màu trắng, sau đó lan nhiều hơn.
Tại Bệnh viện Da Liễu TPHCM, bệnh nhân được chẩn đoán bị u mềm lây sau xăm mình. Đây là một trong những tai biến do virus sau xăm. Các bác sĩ phải tiến hành nạo lấy thương tổn trên da của bệnh nhân để điều trị.
Bé trai bị u mềm lây sau xăm (Ảnh: BV).
Theo bác sĩ Hiền, tai biến sau xăm mình là một vấn đề phức tạp và gây khó khăn trong điều trị. Các tai biến được chia thành hai dạng: cấp tính và mạn tính.
Tai biến cấp tính thường xuất hiện sau xăm vài ngày đến vài tuần, được chia thành các nhóm: phản ứng viêm sau xăm, bao gồm viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da do ánh sáng, bùng phát một số bệnh da viêm - tự miễn; nhiễm trùng (vi khuẩn, virus, nấm) và nặng nhất là nhiễm trùng - nhiễm độc toàn thân.
Trong khi đó, tai biến mạn tính xuất hiện sau xăm vài tháng đến vài năm. Bệnh nhân có thể bị nhiễm vi khuẩn lao điển hình hoặc không điển hình, phát ban dạng sẩn nốt, phản ứng u hạt, sẹo và thậm chí là ung thư da.
Nguyên nhân do quy trình xăm không tuân thủ nguyên tắc vô trùng, da sau xăm không được chăm sóc đúng cách.
Bác sĩ Thảo Hiền thăm khám cho một bệnh nhân (Ảnh: BV).
Tai biến do các phản ứng viêm chủ yếu vì cơ địa dị ứng với chính chất liệu và màu của mực xăm, hay do cơ thể đã có sẵn bệnh da viêm tự miễn nhưng chưa được điều trị tốt như vảy nến, bạch biến... Còn sẹo sau xăm do người thực hiện đã xăm mực quá sâu vào trong da, hoặc cơ địa sẹo lồi của khách hàng.
Để phòng ngừa tai biến sau xăm, bác sĩ Thảo Hiền khuyến cáo người dân cần lựa chọn nơi xăm đã được cấp phép hoạt động, không xăm quá nhiều màu mực, tránh xăm các màu dễ gây dị ứng (đỏ, cam, tím), điều trị các bệnh da viêm tự miễn cho ổn định trước khi xăm.
Ngoài ra sau khi xăm, người dân cần bôi thuốc giảm viêm, thuốc phục hồi da và tránh tiếp xúc ánh nắng trong ít nhất 1-2 tháng sau đó. Khi có bất kỳ triệu chứng bất thường, cần đến khám bác sĩ da liễu sớm để điều trị tai biến.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Phan Thúy, Giám đốc Bệnh viện Da Liễu TPHCM cho biết, Hội nghị Da liễu miền Nam có ý nghĩa lớn đối với ngành da liễu. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, từ các công nghệ chẩn đoán đến các liệu pháp điều trị mới, ngành da liễu đang có nhiều công cụ để chăm sóc sức khỏe làn da một cách toàn diện và hiệu quả.
Hội nghị gồm 2 phiên toàn thể và 8 phiên đồng thời về các vấn đề như: Da liễu thẩm mỹ; bệnh da mạn tính; cá thể hóa trong điều trị các bệnh da liễu; các kỹ thuật, thủ thuật cải tiến và phẫu thuật da.
Đặc biệt, Hội nghị có 2 phiên tiếng Anh mang tính thực hành lâm sàng, giúp các chuyên gia trong nước và quốc tế có thể chia sẻ, tương tác.
" alt=""/>Người phụ nữ 36 tuổi gánh hậu quả nặng nề sau khi xăm vùng kín ở spaÔng Lê Thanh Dũng - Cục trưởng Cục Dân số - Bộ Y tế (Ảnh: PV).
Theo ông Dũng, giai đoạn 2015-2019, mỗi năm trên thế giới có 121 triệu ca mang thai ngoài ý muốn, trong số đó 61% được giải quyết bằng phá thai, tương đương với 73 triệu ca phá thai mỗi năm, ước tính có khoảng 45% số ca phá thai không an toàn.
Vào năm 2024, có 4,7 triệu trẻ sơ sinh, tương đương khoảng 3,5% tổng số trẻ sơ sinh trên toàn thế giới được sinh ra từ các bà mẹ dưới 18 tuổi và khoảng 340.000 trẻ được sinh ra từ các bé gái dưới 15 tuổi - gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và hạnh phúc của cả bà mẹ trẻ và những đứa trẻ .
Tại Việt Nam, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) khoảng 25 triệu người, dự báo số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ vẫn tiếp tục gia tăng, nhu cầu sử dụng các phương tiện tránh thai tiếp tục tăng.
Báo cáo kết quả điều tra các mục tiêu Phát triển bền vững về trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2020-2021 cho thấy, tổng nhu cầu chưa được đáp ứng về kế hoạch hóa gia đình không giảm mà tiếp tục tăng cao, từ 6,1% (năm 2014) lên 10,2% (năm 2021) ở nhóm phụ nữ hiện đã kết hôn hoặc sống chung.
Đặc biệt tỷ lệ này ở nhóm phụ nữ có quan hệ tình dục, hiện chưa kết hôn hoặc không sống chung như vợ chồng lên tới 40,7%.
Một em bé sinh ra khỏe mạnh, có kế hoạch, bố mẹ sẵn sàng nuôi dưỡng trẻ là niềm hạnh phúc của gia đình (Ảnh minh họa: Hồng Hải).
Tỷ suất sinh con ở vị thành niên (từ 15-19 tuổi) vẫn còn cao, trên toàn quốc là 42 trẻ sinh ra sống/1000 phụ nữ, cao nhất ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc (115) và Tây Nguyên (76), nơi tập trung đông các dân tộc thiểu số.
"Chủ đề của Ngày Tránh thai Thế giới 26/9 năm 2024 của Việt Nam là: "Giới trẻ hãy có trách nhiệm trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai vì hạnh phúc của chính mình, vì tương lai của đất nước", nhằm khơi dậy trách nhiệm của giới trẻ về quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai vì lợi ích và hạnh phúc của chính mình", ông Dũng nói.
Theo Phó giáo sư Phạm Bá Nhất - Chủ tịch Hội Kế hoạch hóa gia đình, mục tiêu của chương trình nhằm nâng cao nhận thức cho giới trẻ, phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh đẻ về các biện pháp tránh thai, giúp họ có sự lựa chọn để không mang thai ngoài ý muốn; đảm bảo mỗi đứa trẻ sinh ra đều là mong đợi của cha mẹ...
Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp từng bước khắc phục tình trạng mang thai và sinh con ở trẻ vị thành niên; ưu tiên đẩy mạnh các đợt chiến dịch truyền thông cao điểm lồng ghép với cung cấp dịch vụ về dân số, sức khỏe sinh sản thân thiện cho vị thành niên, thanh niên...
" alt=""/>Hàng triệu trẻ em được sinh ra từ các bà mẹ vị thành niên trên thế giới