Trên thế giới, các tên tuổi công nghệ lớn như Google, Facebook đã triển khai công nghệ trí tuệ nhân tạo trong nhiều mục đích, nâng cao chất lượng sản phẩm và giao tiếp với khách hàng. Trí tuệ nhân tạo cũng đang được các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng, dù còn rất mới.
TPBank đã bắt đầu ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phục vụ khách hàng trong lĩnh vực ngân hàng số với trợ lý ảo có tên gọi là T'Aio trên Facebook Fanpage từ tháng 7/2017. Như vậy, nhà băng này đã trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam sử dụng trí thông minh nhân tạo nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu được phục vụ 24/7 của khách hàng.
Tốc độ phản hồi của T'Aio khi nhận được đề nghị giao tiếp thông tin từ khách hàng chưa tới 5 giây, hoạt động 24/7 và liên tục học hỏi, hoàn thiện qua những lần hỗ trợ khách hàng để dần trở nên thông minh và giống con người hơn nhờ ứng dụng trí thông minh nhân tạo (AI - artificial intelligence). Khi nhận được câu hỏi từ khách hàng, T'Aio sẽ phân tích các câu trả lời có sẵn trong hệ thống dữ liệu và điểm confidence level (mức độ tự tin có thể trả lời). Trong trường điểm tự tin cao và vượt qua mức có thể thả lời, T'Aio sẽ phản hồi khách hàng.
Trường hợp phân tích câu trả lời dự kiến đưa ra không đủ tin cậy, T'Aio sẽ kết nối với tư vấn viên. Khi đó, T'Aio sẽ tự động ghi nhận câu hỏi và câu trả lời mới để trả lời khách hàng trong những lần sau. T'Aio hiện đã có thể đáp ứng các câu hỏi liên quan đến tài khoản thanh toán, tiết kiệm, sản phẩm vay, sản phẩm thẻ, eBank, LiveBank cũng như hướng dẫn khách hàng thực hiện một số chức năng như: báo khóa thẻ, mở thẻ, mở tài khoản, đăng ký khoản vay…
TPBank hiện đang có kế hoạch tích hợp T'Aio trên website, eBank và TPBank sẽ chủ động hơn trong việc mở rộng các tính năng của T'Aio.
Tính đến nay, T'Aio đã trả lời hàng nghìn lượt khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ của TPBank 24/7. Đối tác phát triển T'Aio hiện cũng đang hỗ trợ cho các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Singtel, Google và Microsoft.
Cùng với T'Aio, TPBank đã trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng trí thông minh nhân tạo AI. T'Aio sẽ nằm trong hệ sinh thái ngân hàng số của TPBank bao gồm eBank, eToken, LiveBank, mPOS… tạo nên những chuẩn mực mới trong việc phục vụ khách hàng.
" alt=""/>Xu hướng dùng trí tuệ nhân tạo đang “lây lan” đến các doanh nghiệp ViệtTại Hội nghị về sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin (ATTT) mạng nội địa và đánh giá tình hình lây nhiễm phần mềm độc hại tại Việt Nam tổ chức ngày 8/11/2017, bà Bùi Thị Huyền, đại diện Cục ATTT, (Bộ TT&TT) cho hay, tình trạng tin tặc tấn công người dùng máy tính thông qua phần mềm độc hại ngày càng gây nguy hiểm cho người dùng. Phần mềm độc hại có thể lấy được dữ liệu từ máy tính người dùng rồi dùng mã độc tấn công phishing, truy cập bất hợp pháp. Phần mềm độc hại tấn công người dùng với hai mục tiêu chính: mục tiêu chính trị và mục tiêu kinh tế. Ví dụ như cuộc tấn công vào VietnamAirline có mang màu sắc chính trị. Với mục tiêu kinh tế, tin tặc tấn công người dùng với mục đích đánh cắp thông tin để tống tiền, đòi tiền chuộc hoặc sử dụng vào các mục đích phá hoại khác.
Việt Nam đang là thị trường tiềm năng của ngành “công nghiệp” mã độc thế giới. Không gian mạng Việt Nam đang được xem như là môi trường thử nghiệm cho mã độc. Lý do là do tốc độ tăng trưởng Internet ở Việt Nam rất nóng, số lượng người dùng Internet tăng nhanh nhưng nhận thức của người dùng về ATTT còn thấp, người dùng chưa có thói quen dùng phần mềm bản quyền và thêm lý do là còn có nhiều hướng cho phép khai thác lợi nhuận khác.
Theo số liệu mà Cục ATTT được các hãng lớn trên thế giới chia sẻ thì Việt Nam nằm trong nhóm có chỉ số lây nhiễm phần mềm cao, độ lây nhiễm đứng thứ 8 thế giới với tỷ lệ người dùng bị tấn công lên tới 46%. Theo số liệu mới nhất mà Cục An toàn thông tin ghi nhận được trong 3 tháng, từ tháng 6 tới tháng 8/2017 có tới hơn 9 triệu lượt truy vấn độc hại từ các địa chỉ IP của Việt Nam. Nguyên nhân của việc bị lây nhiễm mã độc cao là do thói quen sử dụng phần mềm không bản quyền của người dùng Việt. Bên cạnh đó, ý thức của các cá nhân, đơn vị về chống lây nhiễm mã độc còn hạn chế. Các trang web dùng dịch vụ hosting có thể là nguyên nhân phát tán mã độc trong môi trường mạng.
" alt=""/>Nhà nước, các ISP và doanh nghiệp ATTT cùng bóc gỡ mã độc trên máy tính người dùng