Theo nhận định của ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam đưa ra tại tọa đàm về Công dân số và Hưởng ứng ngày sử dụng An toàn Internet 2017 vừa tổ chức tại Hà Nội, có ba nhóm người dễ bị lừa đảo khi tham gia mua hàng trên mạng đó là nhóm người tiêu dùng ngây thơ, nhóm người lơ đễnh và nhóm ham lợi cứ thấy rẻ là mua.
Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho rằng đối với nhóm người tiêu dùng ngây thơ (bản tính gặp ai cũng thấy tốt, thấy hay và dễ kết bạn), đây là những người thường không tìm hiểu kỹ thông tin đã tiến hành mua bán, gây ra tình trạng mất an toàn thông tin cá nhân khi mua bán trực tuyến.
Thứ hai là nhóm người lơ đễnh, tuy có kiến thức nhất định về mạng, bảo mật nhưng vì lý do gì đó lại lơ đễnh mua không đúng hãng, mua phải hàng nhái, bị lừa đảo.
Nhóm người thứ ba là nhóm ham lợi. Đây là nhóm người rất lớn và phổ biến hiện nay, ví dụ như các nhóm đa cấp có hàng chục nghìn người trên mạng.
“Ví dụ, những đối tượng này khi thấy một chiếc iPhone đời mới vốn có giá hàng chục triệu đồng nhưng thấy trên mạng rao bán chỉ vài ba triệu nên đã đặt mua ngay, không ngờ lại bị lừa đó là hàng nhái”, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam Nguyễn Thanh Hưng đưa ra ví dụ.
![]() |
Theo Cổng thông tin điện tử Bắc Ninh, tại buổi làm việc với ông Choi Kwon Young, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Samsung Display (Hàn Quốc) về dự án mở rộng của Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam tại KCN Yên Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh mới đây, ông Nguyễn Tử Quỳnh cho hay Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương mở rộng đầu tư thêm 2,5 tỷ USD của Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam.
Ngoài ra, đồng ý chủ trương hỗ trợ ưu đãi từ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao sang doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn.
" alt=""/>Samsung hứa giúp Bắc Ninh trở thành thủ phủ sản xuất điện tử Châu ÁAmazon từ lâu đã trở thành đối thủ "khó chịu" của Microsoft ở thị trường doanh nghiệp với các dịch vụ điện toán mây của mình. Giờ đây, hãng đang muốn phát triển các ứng dụng phục vụ công việc như 1 cách thắt chặt mối quan hệ với các doanh nghiệp. Ứng dụng chat video Chime mà Amazon vừa ra mắt là minh chứng cho điều đó. Chime hiện đã cho tải về miễn phí trên iOS, Android, Windows, macOS. Nó được thiết kế để các công ty sử dụng cho các cuộc họp online. Cùng với Skype for Business, WebEx của Cisco, hay ứng dụng chat của startup Zoom, Chime sẽ tạo nên một cuộc đua đầy gay cấn ở thị trường ứng dụng chat video cho doanh nghiệp.
Amazon tích hợp chặt chẽ Chime với dịch vụ AWS của hãng, tuy nhiên, bạn có thể sử dụng miễn phí phiên bản cơ bản của nó để gọi video hay chat (tối đa 2 người). Các tính năng khác, bao gồm chia sẻ màn hình, sẽ yêu cầu bạn trả từ 2,5 USD/tháng - áp dụng cho 1 người dùng. Giá dịch vụ tăng lên tới 15 USD/tháng nếu bạn muốn chat video nhóm 100 người, sử dụng các tính năng như tích hợp Active Directory, URL tuỳ biến, tham gia chat từ 1 số điện thoại thông thường. Các doanh nghiệp có thể dùng thử dịch vụ trong 30 ngày trước khi quyết định có bỏ tiền để tiếp tục sử dụng hay không.
" alt=""/>Amazon tung ứng dụng chat video Chime cạnh tranh Skype