Trong hơn 1 năm qua, NetNam đã triển khai cho các cơ quan, tổ chức như VinaREN, một số Bộ, UBND một số tỉnh, thành phố… dùng thử miễn phí netMeeting. Theo chia sẻ của đơn vị phát triển, đây cũng là khoảng thời gian netMeeting từng bước được hoàn thiện để đến nay hệ thống tiệm cận các sản phẩm thương mại đang có trên thị trường về chất lượng, công nghệ.
“Qua những lần triển khai cho các cơ quan, tổ chức sử dụng, đặc biệt là 2 lần tổ chức để Bộ TT&TT họp trực tuyến mới đây, chúng tôi đã có thêm nhiều bài học. Từ thực tiễn nhu cầu các đơn vị, một số nghiệp vụ liên quan tới tổ chức họp trực tuyến của netMeeting cần phát triển thêm nhằm đáp ứng tốt hơn các kịch bản thực tế”, đại diện NetNam cho hay.
Trao đổi với ICTnews, đại diện NetNam nhận định, các doanh nghiệp công nghệ Việt đi sau, sẽ rất khó để cạnh tranh với các nền tảng nước họp trực tuyến từ nước ngoài, đặc biệt là ở phân khúc người dùng cá nhân với nhu cầu căn bản.
Vì thế, các doanh nghiệp công nghệ Việt cần tận dụng tốt sự hiểu biết và dựa trên nền tảng công nghệ mở của thế giới để phát triển các giải pháp giải quyết bài toán chuyên biệt của các tổ chức, doanh nghiệp trong nước; từ đó tạo đà vươn ra thị trường nước ngoài.
Từ nhận thức đó, netMeeting được phát triển với hình dung giải quyết các bài toán của tổ chức, doanh nghiệp mà các nền tảng ngoại không phục vụ hoặc quá nhỏ với họ. netMeeting mới đây đã được dùng cho một bài toán ít nhiều có tính chuyên biệt ở các tổ chức, cơ quan Việt Nam, đó là họp giao ban với hơn 100 điểm cầu và có một số yêu cầu đặc thù.
Nhấn mạnh quan điểm tập trung vào nhu cầu của khách hàng và tìm cách đáp ứng tốt nhất nhu cầu đó một cách mềm dẻo, ông Nguyễn Minh Đức, phụ trách dịch vụ netMeeting cho biết: “Khi phục vụ khách hàng, chúng tôi tư duy netMeeting chỉ là một công cụ hỗ trợ. Do đó, việc kết hợp yếu tố con người, quy trình và văn hóa dịch vụ của NetNam trong bài toán tổng thể cung cấp giải pháp, dịch vụ họp trực tuyến là yếu tố quan trọng để người dùng thực sự hài lòng”.
Hướng tới giải những bài toán thách thức hơn
Hiện tại, đội ngũ phát triển netMeeting tự tin rằng nền tảng đã cơ bản đáp ứng tốt được những bài toán chuyên biệt của các tổ chức, doanh nghiệp trong nước như: các nhu cầu cần giải pháp riêng tư, linh hoạt, bảo mật hoặc những phiên họp cần số điểm cầu lớn...
Chia sẻ thêm về định hướng thương mại hóa netMeeting, ông Nguyễn Minh Đức một lần nữa khẳng định, đơn vị phát triển nền tảng “Make in Vietnam” này không có ý định cạnh tranh với các nền tảng họp/hội nghị trực tuyến thông dụng.
netMeeting nhắm vào giải quyết các bài toán đặc thù của các tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là kết hợp công cụ công nghệ với văn hoá và quy trình dịch vụ của NetNam để mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt cho việc tổ chức họp/hội nghị trực tuyến.
![]() |
Sau 1 năm nghiên cứu, thử nghiệm, hiện nền tảng họp trực tuyến “Make in Viet Nam” netMeeting đã bắt đầu bước vào giai đoạn thương mại hóa. |
Thực tế, NetNam đã bắt đầu cung cấp dịch vụ cho khách hàng bằng nền tảng netMeeting, trước tiên là phục vụ các khách hàng họp/hội nghị có tính chất sự kiện, trong dịch vụ trọn gói “Event Tech Rental” của NetNam đã làm nhiều năm nay.
Trong nửa cuối năm 2021, netMeeting sẽ tiếp tục giải quyết bài toán họp/hội nghị với số lượng lớn điểm cầu và đảm bảo chất lượng âm thanh hình ảnh, đồng thời bổ sung các tuỳ biến giao diện để thân thiện hơn với người dùng. NetNam cũng đặt kế hoạch triển khai giải pháp họp/hội nghị trực tuyến có tính riêng tư, tích hợp với các hệ thống sẵn có cho các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu.
Hướng tới giải bài toán thách thức hơn như: đáp ứng 300 - 500 điểm cầu/phòng họp đồng thời, có thể triển khai diện rộng cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cỡ lớn và vừa cũng nằm trong kế hoạch phát triển netMeeting của doanh nghiệp dịch vụ công nghệ này.
Bước sang năm 2022, tùy thuộc phản hồi từ thị trường, NetNam sẽ quyết định việc có đầu tư mở rộng giải quyết các bài toán chuyên biệt, bài toán liên ngành nào khác hay không.
“Mặc dù trên thị trường đã có sẵn nhiều dịch vụ, nền tảng họp trực tuyến, chúng tôi tin rằng, bằng cách tiếp cận thực tiễn, giải quyết vấn đề chuyên biệt của khách hàng, cùng sự ủng hộ chủ trương “Make in Vietnam”, netMeeting sẽ được dùng tại nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong thời gian tới”, đại diện NetNam tin tưởng.
Một ưu điểm nổi trội của netMeeting là được phát triển dựa trên công nghệ và phần mềm nguồn mở, giải pháp dễ dàng tích hợp với các hệ thống thương mại, dịch vụ mà các cơ quan, tổ chức sẵn có. Từ đó, giúp tối ưu chi phí cho doanh nghiệp, tổ chức mà vẫn linh hoạt đáp ứng được nhiều điểm cầu tham gia." alt=""/>Không nhắm đến cạnh tranh với Zoom, netMeeting giải bài toán chuyên biệt của các tổ chức trong nướcTừ tháng 2/2020 trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và nguồn cung ứng các sản phẩm có tính năng diệt khuẩn như gel rửa tay, dung dịch rửa tay, nước rửa tay…ngày càng khan hiếm, Lixco đã quyết định huy động toàn bộ nhân lực, nguồn lực dồn sức ưu tiên sản xuất dòng “sản phẩm đặc biệt” không chỉ dành riêng cho mùa dịch mà còn thiết yếu cho việc sử dụng hàng ngày, bao gồm gel rửa tay khô, dung dịch rửa tay khô và nước rửa tay On1.
![]() |
Các sản phẩm kháng khuẩn của Lix : gel rửa tay khô, dung dịch rửa tay khô, nước rửa tay |
Ngoài việc cung ứng sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý góp phần bình ổn giá thị trường, LIXCO cũng cùng đồng hành xuyên suốt với các hoạt động xã hội để chung tay bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tháng 2 và tháng 3/2020, LIXCO đã phối hợp với Sở Y tế TP.HCM, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, Sở Lao Động Thương binh và Xã hội... để trao tặng hơn 8000 lít gel rửa tay khô On1 tới các bệnh viện, trường học, viện dưỡng lão, các bệnh viện dã chiến, các khu cách ly tập trung ,một số nhà ga, sân bay trên địa bàn Thành phố.
Tiếp tục hành trình đó, cùng cổ động tinh thần khi cả dân tộc rất đoàn kết cùng nhau vượt qua đại dịch, LIXCO tài trợ cho dự án Việt Nam Tử Tế của VOH và thực hiện MV Việt Nam Tử Tế (phiên bản hoạt hình) để phát động phong trào đóng góp cho Quỹ Covid-19 của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Mỗi lượt share MV của mọi người là cùng On1 đóng góp 4 ngàn đồng cho quỹ.
Tháng 6/2020, LIXCO trao tặng 120.000 “combo sạch khuẩn” bao gồm gel rửa tay khô/ dung dịch rửa tay và khẩu trang kháng khuẩn cho chuỗi 17 chương trình ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp 2020. Chương trình đã diễn ra trên quy mô cả nước, quy tụ hàng trăm nghìn lượt học sinh, phụ huynh tham gia.
![]() |
Đại diện On1 trao tặng 3620 chai sản phẩm (bao gồm gel rửa tay khô, nước rửa tay, dung dịch rửa tay khô) cho Sở Y Tế Thành Phố Đa Nẵng sáng ngày 29/7 |
Đại diện On1 trao tặng 1480 chai sản phẩm (bao gồm gel rửa tay khô, nước rửa tay, dung dịch rửa tay khô) cho Sở Y Tế Quảng Nam sáng ngày 29/7 |
Đại diện On1 trao tặng 1480 chai sản phẩm (bao gồm gel rửa tay khô, nước rửa tay, dung dịch rửa tay khô) cho Sở Y Tế Quảng Ngãi sáng ngày 29/7 |
LIXCO đang tiếp tục đẩy mạnh cung ứng các sản phẩm rửa tay vào thị trường với chất lượng đảm bảo, giá cả ổn định nhất để phục vụ người tiêu dùng và góp phần đồng hành cùng cộng đồng phòng chống dịch Covid-19. Sản phẩm được phân phối tới các hệ thống siêu thị, các nhà thuốc và cửa hàng bán lẻ cũng như các trang thương mại điện tử. Khách hàng có thể xem thêm thông tin về sản phẩm tại: Website: www.lixco.com Fanpage On1 Vietnam: https://www.facebook.com/On1Vietnam/ |
Ngọc Minh
" alt=""/>Lixco trao tặng 2000 lít dung dịch rửa tay các loại tiếp sức Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng NgãiKhông chỉ diễn ra trong một bối cảnh rất đặc biệt, Viet Solutions 2021 còn có nhiều điểm mới. Chia sẻ về điều này, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng đã chỉ ra 3 khác biệt lớn nhất. Đầu tiên chính là thời điểm cuộc thi. Cuộc thi năm nay diễn ra khi Việt Nam đang ở trên đỉnh dịch, ghi nhận số ca nhiễm lớn nhất từ trước đến nay.
Khác biệt lớn thứ hai là cách đặt ra các bài toán. Trong khi năm ngoái Ban tổ chức chỉ đặt ra định hướng, năm nay cuộc thi lại đặt ra những bài toán tương đối cụ thể trong các lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số quốc gia.
Điều lệ cuộc thi là khác biệt lớn nữa của Viet Solutions 2021. Năm trước, Viet Solutions chỉ chấp nhận giải pháp hoàn chỉnh, đã ứng dụng nhất định trong thực tế thì năm nay, cuộc thi còn tìm kiếm cả những ý tưởng mới.
Lý do có những sự khác biệt trên, theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, là bởi trên thực tế, có rất nhiều bài toán chỉ cần có một ý tưởng đúng là sẽ có lời giải đúng. “Giống như việc khi đặt ra câu hỏi đúng, chắc chắn sẽ có câu trả lời. Việc đi tìm kiếm giải pháp, đi tìm kiếm ý tưởng giống như đi tìm ra những câu hỏi đúng. Không bao giờ có câu trả lời cho những câu hỏi sai. Nhưng cứ khi có câu hỏi đúng thì khó thế nào cũng có một người trả lời được nó”, ông Nguyễn Huy Dũng giải thích.
Cách đưa ra các bài toán, tìm ra “nỗi đau” của xã hội
Việc phát triển các giải pháp số thường cần một thời gian rất dài. Nhưng để có một ý tưởng trong một thời gian ngắn thì luôn luôn khả thi. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, điều quan trọng chính là việc các doanh nghiệp tận dụng sự thay đổi thói quen người dùng. Bởi Covid-19 là đại dịch mà trăm năm mới có một lần. Do vậy, tác động của dịch bệnh đến con người là rất lớn.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng lưu ý, Covid-19 tác động lên xã hội, làm thay đổi hành vi của mọi người. Trong quá khứ, mọi người có thể làm việc tập trung, nhưng giờ đây tất cả đều phải chuyển sang làm việc từ xa, phải phân tán.
“Bởi thế, chúng ta phải tìm cách biến thiệt hại, biến đau thương thành cơ hội. Một trong những cách giải quyết chính là áp dụng công nghệ. Chúng ta phải tận dụng thời cơ này, tận dụng sự thay đổi thói quen của người dùng để thúc đẩy công nghệ số và chuyển đổi số phát triển mạnh mẽ hơn”, Thứ trưởng cho hay.
![]() |
Năm nay, Ban tổ chức cuộc thi đưa ra các bài toán tương đối cụ thể trong 8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số quốc gia, trong đó có nông nghiệp (Ảnh minh họa: Internet) |
Bên cạnh đó, trong cuộc thi năm nay, Ban tổ chức cũng đưa ra các bài toán tương đối cụ thể trong 8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số quốc gia. Đại diện Bộ TT&TT chia sẻ, việc phát triển doanh nghiệp công nghệ số, đặc biệt biệt là những doanh nghiệp công nghệ số mang tính đổi mới sáng tạo là nhân tố rất quan trọng để tạo ra giá trị mới cho nền kinh tế. Nhưng trong quá trình này, việc tìm được thị trường để các doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phát triển lại là điều khó khăn nhất.
Chỉ khi có thị trường thì mới có công nghệ, mới có doanh nghiệp, từ đó mới tạo ra các sản phẩm tốt. Vì vậy, Bộ TT&TT muốn tìm cách đưa ra các bài toán, tìm ra các “nỗi đau” của xã hội, tìm ra những thách thức hiện nay để từ đó định hướng, dẫn dắt và thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp cùng giải quyết bài toán đấy.
Câu chuyện về “chấp nhận” và nghĩ lớn
Cũng theo đại diện Bộ TT&TT, chuyển đổi số là câu chuyện về chấp nhận cái mới. Thế nên, chỉ khi chúng ta dám chấp nhận cái mới, chúng ta mới chuyển đổi số được. Ví dụ như chấp nhận cho học sinh học trực tuyến, đấy là một sự chấp nhận mới. Chấp nhận cho người bệnh được khám chữa bệnh trực tuyến, đó là cái mới.
Do vậy, công cuộc chuyển đổi số quốc gia chỉ thành công khi có nhiều người tham gia. Khi càng nhiều người tham gia thì giá trị tạo ra càng lớn và chi phí càng rẻ. Nói cách khác, chuyển đổi số chỉ thành công nếu nó thu hút được sự tham gia của toàn dân.
Để thu hút được sự tham gia của toàn dân, công nghệ số bắt buộc phải dễ sử dụng: ai cũng có thể dùng được, ai cũng có thể hiểu được, ai cũng có thể tiếp cận được. Vì vậy, nền tảng số là lời giải để làm cho công nghệ số trở nên dễ dàng và có thể tiếp cận được đến với mọi người một cách nhanh nhất. “Đây là lý do chúng tôi coi nền tảng số là giải pháp quan trọng nhất để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia”, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng chia sẻ thêm.
Hiện nay, trên thị trường có vô số nền tảng số nước ngoài, vốn đã phát triển rất mạnh với công nghệ cao. Sở dĩ chúng ta cần thúc đẩy phát triển những nền tảng số trong nước là bởi người Việt Nam cũng có những nhu cầu mà chỉ riêng người Việt Nam mới có, không giống với người dân các quốc gia khác… Hơn nữa, chỉ khi có nền tảng số “Make in Viet Nam” thì người Việt Nam mới làm chủ được thị trường, giải quyết các nhu cầu nhanh, theo ý mình.
Cuối cùng, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng kỳ vọng, sản phẩm tham gia Viet Solutions năm nay nên là lời giải cho những bài toán lớn hơn. Điển hình như làm sao để chuyển đổi số cho cả 5 triệu hộ kinh doanh, làm sao để 9 triệu hộ nông dân sớm thoát nghèo bằng công nghệ.
“Tôi hy vọng rằng các đội thi sẽ suy nghĩ với bài toán ở tầm lớn hơn và có mức độ làm chủ công nghệ sâu hơn, để từ đấy ra được những giải pháp thực sự đột phá và trở thành niềm tự hào của giới công nghệ Việt Nam”, đại diện Bộ TT&TT nói.
Vân Anh
Cuộc thi tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số quốc gia Viet Solutions 2021 tập trung vào 10 lĩnh vực "nóng" như: y tế, giáo dục, tài chính - ngân hàng, nông nghiệp... Cuộc thi có tổng giá trị giải thưởng tăng gấp 3 lần năm trước.
" alt=""/>Kỳ vọng Viet Solutions 2021 có sản phẩm giúp 9 triệu nông dân sớm thoát nghèo bằng công nghệ