Cách đây ít phút, trên fanpage nổi tiếng đăng tải một clip được cho là màn đánh ghen giữa một người phụ nữ và người đàn ông cùng nhân tình xảy ra tại chợ Ninh Hiệp, Hà Nội gây xôn xao dư luận.
Quyết định ngủ giường riêng thật dễ dàng
Khi gặp nhau, chúng tôi chưa trưởng thành, chưa tin tưởng về nhau như bây giờ. Theo thời gian, tôi nhận ra rằng khi bước vào mối quan hệ này, tôi đang tìm kiếm nhiều điều ở người bạn đời của mình, không chỉ là tình yêu và sự gần gũi thân thể. Tôi tìm kiếm sự chấp thuận, an toàn, cảm giác thân thuộc.
Có lúc tôi tin rằng mình phải tìm một người bạn đời hoàn hảo. Nhưng sau những cuộc nói chuyện, tôi nhận ra rằng tất cả những gì chúng ta cần là yêu nhau vì chính con người của chúng ta.
Kết quả là chúng tôi đã trở thành bạn đời tuyệt với của nhau và đồng thời là con người tốt hơn, hoàn thiện hơn. Chúng tôi vẫn thích dành thời gian cho nhau nhưng cũng cảm thấy hài lòng và an toàn khi không ở bên nhau.
Khoảng 5 năm trước, chúng tôi chuyển đến một ngôi nhà mới. Chọn ngủ trên giường riêng là lựa chọn thoải mái, tự nhiên.
Trước đó, chúng tôi ngủ trên giường đôi nhưng nhận thấy rằng phòng mới có thể kê hai giường cỡ lớn. Chúng tôi có thể ngủ theo cách mình muốn mà không làm phiền người còn lại.
Hai chiếc giường riêng biệt còn giúp chúng ta tránh đánh thức nhau khi đi ngủ vào những thời điểm khác nhau hoặc trở mình vào ban đêm. Đối với chúng tôi, điều đó tốt hơn là ngủ quay lưng vào nhau trên cùng một chiếc giường, điều đó thật chẳng lãng mạn chút nào.
Ngủ riêng giường là lựa chọn tuyệt vời
Không ngủ chung giường mang lại cho chúng ta cảm giác tự do cơ thể và tinh thần - điều mà chúng tôi trân trọng khi ở bên nhau gần hai thập kỷ. Mối quan hệ của chúng ta không có cảm giác gò bó, luôn tươi mới, mỗi người vẫn giữ được cá tính.
Chúng tôi vẫn thích ngủ chung phòng và thường trò chuyện rất lâu, giống như khi mới quen.
Chúng tôi gần gũi với nhau khi cảm thấy thích, không phải như một tiêu chí để giữ mối quan hệ. Chúng tôi trở thành những người bạn tốt hơn của nhau và cá nhân riêng biệt, vì không cần sự đụng chạm liên tục để tìm kiếm niềm vui. Tôi yêu cách sắp xếp này và sẽ không thay đổi.
Mục đích của cuộc gặp gỡ ngắn ngủi này đó là người con trai muốn xin bác sĩ viết lại một cuốn sổ y bạ mới, giúp anh có thể giấu mẹ về bệnh tình thật sự của bà với mong muốn "mẹ có thể sống an yên những ngày tháng cuối đời".
"Người đàn ông liên tục cúi mặt để che đi đôi mắt ngấn nước và van nài 'bác sĩ cứu em với, em chỉ có một mẹ thôi'. Lúc đó, tim tôi như thắt lại. Thấu hiểu tình cảnh của bệnh nhân, nhưng nếu giúp anh nghĩa là tôi sẽ làm sai quy định. Vì vậy, tôi quyết định viết quyển sổ y bạ mới, nội dung vẫn đúng bệnh, nhưng thay từ ung thư bằng Carcinoma đại tràng. Với cách thay đổi này, có lẽ, người bệnh sẽ đỡ sợ hãi hơn", bác sĩ Nam xúc động nhớ lại.
Làm việc ở chuyên ngành ung thư, đây không phải lần duy nhất bác sĩ Hà Hải Nam phải đối diện với tình cảnh người thân, bệnh nhân đến xin anh "giấu bệnh".
Một trường hợp khác là người đàn ông 43 tuổi, nhận chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Biết mình không còn nhiều thời gian, nam bệnh nhân này chỉ có mong mỏi "bác sĩ đừng nói cho ai biết tôi bị ung thư. Nếu biết sự thật, người nhà sẽ đau khổ, hàng xóm kỳ thị, các con đang tuổi thi cử lo lắng". Khi giấu người nhà, bệnh nhân hoàn toàn đơn độc trên cuộc chiến điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn bằng lòng.
Từ thực tế làm việc, bác sĩ Nam cho biết: "Bất cứ ai biết mình bị ung thư đều sốc, người thân cũng sốc. Bác sĩ thông báo tình trạng sức khỏe cho người bệnh cũng rất khó khăn, phải lựa chọn thời điểm và cách thức phù hợp nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc đúng sự thật".
Về vấn đề này, Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng, nguyên Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam, cho biết ung thư vẫn là căn bệnh khiến người dân sợ hãi. Hầu như bệnh nhân và người nhà nghĩ rằng ung thư là “án tử” nên nảy sinh tâm lý muốn giấu bệnh.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho rằng xét về mặt chuyên môn, người thân và bệnh nhân không nên giấu bệnh. Tuy nhiên, bác sĩ và người nhà phải cân nhắc thời điểm phù hợp, xem xét bệnh nhân có thể đón nhận tin dữ hay không. Đồng thời, người bệnh cũng cần thời gian thích ứng với thông tin.
"Có những bác sĩ thông báo bệnh ung thư rất thẳng thắn như không thể điều trị, thời gian sống vài tháng. Điều đó là không nên, người bệnh và người nhà đều bi quan, căng thẳng", Giáo sư Hùng cho biết.
Theo vị chuyên gia này, bác sĩ trao đổi với người nhà trước để tìm hiểu tâm lý bệnh nhân. Nếu người bệnh tâm lý thoải mái, mạnh mẽ, bác sĩ có thể trao đổi họ. Bệnh nhân cũng cần được giải thích kỹ tình trạng bệnh, tác dụng phụ khi điều trị để chuẩn bị thể lực và dinh dưỡng. Trường hợp không còn phương pháp điều trị, gia đình có thể cân nhắc việc giấu bệnh để họ yên vui sống những ngày cuối đời.