Được biết, huyện Phú Lương đã cấp trên 100 sản phẩm có mã QR để truy xuất nguồn gốc nông sản. Nhiều doanh nghiệp, trang trại, HTX cài đặt phần mềm, tem nhãn truy xuất nguồn gốc, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử để quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm, góp phần tạo việc làm cho người lao động và đưa sản phẩm nông sản ngày càng vươn xa. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại địa phương chuyển dịch tích cực, chú trọng đầu tư cho nông nghiệp sạch, an toàn theo hướng hữu cơ, góp phần tăng thu nhập cho người dân một cách bền vững.
Huyện Phú Lương là một điểm sáng trong bức tranh NTM tại Thái Nguyên. Chương trình xây dựng NTM vẫn đang được đẩy mạnh thực hiện khắp các địa phương trong tỉnh, đem đến bộ mặt NTM có nhiều khởi sắc, tạo sức bật cho phát triển kinh tế xã hội. Hiện toàn tỉnh Thái Nguyên có 109/137 xã về đích nông thôn mới (NTM), 3/9 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, trong đó huyện Phú Bình có 100% số xã đạt chuẩn NTM.
Thái Nguyên cũng đã có 11 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 63 xóm được UBND cấp huyện công nhận đạt xóm NTM kiểu mẫu. Đặc biệt, các thành phố Thái Nguyên, Phổ Yên và Sông Công đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Hướng tới nông thôn mới thông minh
Nhằm thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh giai đoạn 2021-2025 hiệu quả, tỉnh Thái Nguyên đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể để từng bước hình thành NTM thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng đồng, góp phần xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Thái Nguyên đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ phát triển chính quyền số trong xây dựng NTM, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh được tổ chức đồng bộ, thống nhất trên nền tảng công nghệ số, ít nhất 90% hồ sơ công việc cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc cấp huyện và 60% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng; 100% các địa phương, đơn vị quản lý điều hành trên môi trường điện tử.
Thái Nguyên hướng đến phát triển kinh tế số, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn với ít nhất 70% xã có hợp tác xã, 70% cấp huyện có các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực và 50% các mô hình liên kết gắn với vùng nguyên liệu có ứng dụng công nghệ số.
Về xã hội số trong xây dựng NTM, tỉnh đặt mục tiêu có ít nhất 40% đơn vị (cấp xã, huyện) cung cấp ít nhất một dịch vụ thiết yếu (y tế, giáo dục, giám sát cộng đồng, an ninh trật tự, môi trường, văn hóa…) và tổ chức lấy ý kiến phản hồi về sự hài lòng của người dân/cộng đồng về kết quả xây dựng NTM thông qua ứng dụng trực tuyến.
Ngoài ra, Thái Nguyên cũng phấn đấu có ít nhất 1 mô hình thí điểm xã NTM thông minh theo lĩnh vực nổi trội nhất (kinh tế, du lịch nông thôn, môi trường, văn hóa, y tế, giáo dục, an ninh trật tự…).
Để đạt mục tiêu trên, tỉnh Thái Nguyên đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể như: Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức; đào tạo tập huấn kiến thức về chuyển đổi số trong xây dựng NTM. Xây dựng chính quyền số trong xây dựng NTM. Thúc đẩy kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn. Tập trung phát triển xã hội số trong xây dựng NTM. Triển khai thí điểm mô hình chuyển đổi số trong xây dựng NTM…
Theo UBND tỉnh Thái Nguyên, chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM sẽ phát huy vai trò của hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, đặc biệt là vai trò trung tâm của người dân tham gia thực hiện chuyển đổi số, đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong đầu tư hạ tầng, ứng dụng công nghệ, phát triển nguồn nhân lực để thực hiện hiệu quả chuyển đổi số trong xây dựng NTM. Chương trình khuyến khích người dân nông thôn chủ động áp dụng chuyển đổi số, góp phần phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng tiếp cận dịch vụ và đời sống của người dân.
Ngọc Minh
" alt=""/>Chuyển đổi số, hướng đến nông thôn mới thông minh ở Thái NguyênTrong 6 tháng đầu năm 2024, quận Bình Thủy đã triển khai thực hiện số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính với 9.038 hồ sơ đã được số hóa, ở 31 loại kết quả giải quyết thủ tục hành chính được thành phố cấu hình trên hệ thống kho dữ liệu số hóa (cấp quận 19 loại kết quả, cấp phường 12 loại kết quả), đạt tỷ lệ 50,33%.
Các đơn vị thực hiện trao đổi công việc thông qua hộp thư điện tử và phần mềm quản lý văn bản và điều hành, tỷ lệ văn bản được trao đổi dưới dạng điện tử cấp quận đạt trên 99,35%, cấp phường 99%. Các đơn vị cấp quận tiếp nhận trên 24.430 văn bản đến, cấp phường 15.112 văn bản.
Số lượng văn bản đến được luân chuyển và chuyển đến lãnh đạo phòng ban công chức để xử lý 63.749 lượt, đã thực hiện xử lý 56.604 lượt, tỷ lệ văn bản đến đã được xử lý đạt trên 88,8%.
Tình hình thực hiện dịch vụ công trực tuyến, tính đến ngày 31/5/2024, tỷ lệ hồ sơ giải quyết bằng hình thức trực tuyến thuộc thẩm quyền của UBND quận đạt tỷ lệ 89,99% ở 40 thủ tục, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến các phường đạt từ 57% - 98,4% với 18 thủ tục hành chính.
Trên địa bàn quận hiện có 32 thủ tục hành chính phát sinh hồ sơ thanh toán trực tuyến, với 4.421 hồ sơ đã thực hiện thanh toán trực tuyến, tỷ lệ hồ sơ đã thực hiện thanh toán trực tuyến đạt 69,63%.
" alt=""/>Cần Thơ: Bình Thủy đẩy mạnh chuyển đổi số trên nhiều lĩnh vựcNgay sau tai nạn, bé M.K được người nhà đưa vào bệnh viện địa phương sơ cứu, rồi chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương, chẩn đoán bỏng ma sát độ III và có dấu hiệu nhiễm trùng, tổn thương chuyển nặng và sâu hơn.
Bác sĩ Sáng cho biết máy chạy bộ tiềm ẩn nguy cơ gây ra tổn thương cho trẻ như trầy xước, bỏng, tổn thương lột da, dập nát gân cơ, gãy xương… Vì trẻ nhỏ với bản tính hiếu động, thích tò mò và chưa có kiến thức, kỹ năng phòng tránh nên rất dễ gặp tai nạn.
Bác sĩ khuyến cáo, khi dùng máy chạy bộ, các gia đình nên:
- Đặt máy ở nơi an toàn để hạn chế trẻ em đến gần, đặc biệt với trẻ nhỏ.
- Luôn đảm bảo không để trẻ em tự đến gần máy chạy bộ khi hoạt động, nhất là trẻ dưới 10 tuổi.
Ngoài ra, để phòng tránh bỏng cho trẻ em trong một số trường hợp khác, cha mẹ cũng nên lưu ý:
- Không cho trẻ chơi, nô đùa ở nơi đang nấu ăn hoặc các nơi gần nguồn điện, dây dẫn điện, ổ cắm điện…
- Tránh để dụng cụ đựng nước nóng trong tầm tay với của trẻ em như nồi canh, phích nước, vòi nước nóng, bàn là đang nóng, ống xả xe máy, hơi nồi cơm điện…
- Khi di chuyển nước nóng, thức ăn mới nấu,… cần tránh xa trẻ để trẻ không va đụng.
- Luôn luôn kiểm tra nhiệt độ của thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn, uống.
- Cất giữ các chất dễ gây cháy bỏng vào tủ có khóa hoặc để ở những nơi ngoài tầm tay với của trẻ em.
- Không được để trẻ nhỏ tiếp xúc với diêm quẹt, bật lửa, lửa, nước sôi, thức ăn nóng, bếp lửa đang đun nấu, cồn, xăng, hóa chất…
- Không nên để trẻ tự tắm với vòi nước nóng lạnh, luôn luôn kiểm tra nhiệt độ nước trước khi trẻ tắm rửa.
- Luôn trông chừng trẻ đúng cách, cần thường xuyên để ý đến trẻ, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.