Huawei đang tập trung vun đắp cho đám mây, bộ phận vẫn có quyền tiếp cận chip của Mỹ, để bảo toàn sự sống.
Mảng điện toán đám mây của Huawei xếp sau Alibaba và Tencent nhưng phát triển khá nhanh. Đầu năm nay, nó để lại dấu ấn không thua kém mảng smartphone và thiết bị viễn thông của Huawei.
Theo nguồn tin của Financial Times, mảng đám mây là chìa khóa để Huawei ổn định thị trường nội địa do Bắc Kinh đang tăng cường hỗ trợ công ty thông qua các hợp đồng công.
Một số người thạo tin tiết lộ Huawei đặt mục tiêu cung cấp nhiều giải pháp và sản phẩm đám mây với chất lượng tốt hơn để bù đắp cho tình trạng gián đoạn nguồn cung chip smartphone và viễn thông.
Huawei cần thay đổi mục tiêu vì triển vọng smartphone và sản phẩm điện tử tiêu dùng khác của hãng trở nên "vô vọng" sau khi Mỹ ban lệnh cắt đứt khả năng mua bán chip di động. Bộ phận tiêu dùng đóng góp tới một nửa doanh thu 122 tỷ USD năm 2019.
Trong khi đó, nhà cung ứng thiết bị bán dẫn cần thiết cho đám mây vẫn được phép bán hàng cho Huawei. Linh kiện khác cũng có sẵn trên thị trường tự do. Năm 2019, Intel ký hợp đồng bán CPU dùng trong máy chủ Huawei.
Sau khi Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei vào danh sách cấm vận thương mại, hàng trăm doanh nghiệp Mỹ đổ xô xin giấy phép bán hàng tạm thời. Bất chấp Mỹ ra thêm nhiều hạn chế kể từ năm ngoái, các giấy phép này vẫn còn hiệu lực. Quan chức Bộ Thương mại Mỹ xác nhận lệnh cấm không có tác dụng với các giấy phép cấp trước ngày 17/8.
Năm ngoái, giấy phép chủ yếu tập trung vào thiết kế chip và phần mềm vì toàn ngành không ngờ được Washington sẽ đánh vào toàn bộ chuỗi cung ứng, bao gồm cả sản xuất. Dù vật, một số hãng, trong đó có Intel, vẫn xin được giấy phép riêng và có thể cung ứng chip cho Huawei. Nhờ đó, Huawei sẽ dùng chip Intel để thay thế cho Kunpeng và Ascend, hai CPU đám mây mà công ty tự phát triển dựa trên thiết kế từ ARM, vốn không còn được sản xuất vì lệnh cấm của Mỹ.
Các linh kiện khác như mạch tích hợp để quản lý điện năng, memory chip... có thể mua qua các công ty thương mại khác như WPG, nhà phân phối linh kiện bán dẫn lớn nhất châu Á.
Du Lam (Theo FT)
Là gã khổng lồ 5G và smartphone, Huawei từng sống như một ông hoàng. Song, gần đây, hãng nhận thấy mình giống như quân cờ trong cuộc chơi quyền lực vĩ đại giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới.
" alt=""/>Huawei lên 'đám mây' để tìm đường sống![]() |
Các sản phẩm Viettel được Ban tổ chức bình chọn và trao giải đều nằm trong các lĩnh vực chiến lược cần ưu tiên chuyển đổi số như: giáo dục, tài chính điện tử, chính phủ điện tử, an ninh mạng… Những sản phẩm này đều là ứng dụng chuyển đổi số đã phát huy được hiệu quả trong thực tế và tạo nên danh tiếng cho Viettel ở trong và ngoài nước.
Trong những lần tham dự giải thưởng này, Viettel đã giành tổng cộng 21 giải quan trọng và là doanh nghiệp Việt Nam tiên phong cũng như có bề dày thành tích cao nhất tại đây. Tại cuộc thi năm nay, Viettel còn được vinh danh trong top những doanh nghiệp có nhiều sản phẩm đoạt giải nhất.
Trong số các sản phẩm đoạt giải Vàng của Viettel tại IT World Awards 2020, Hệ Thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc (mOffice) được coi như một cuộc cách mạng không giấy tờ tại Văn phòng Chính phủ (Việt Nam). Sản phẩm số này giúp Văn phòng Chính phủ xử lý hơn 2 triệu văn bản đến và phát hành hơn 400.000 văn bản mới, thời gian xử lý văn bản nhanh hơn xử lý văn bản giấy gấp hơn 5 lần. Chữ ký số của các thành viên Chính phủ trên SIM của Viettel là cuộc cách mạng thực sự, giúp lãnh đạo có thể xem văn bản và ký phê duyệt mọi lúc, mọi nơi, ngay cả khi đi công tác ở nơi xa xôi hẻo lánh…
Một sản phẩm số giành giải Vàng khác thuộc lĩnh vực Chính phủ điện tử là "Hệ thống quản lý hộ tịch" của Viettel tại Lào. Với dân số 6,5 triệu người nhưng sống rải rác ở 18 tỉnh với 65% sống ở nông thôn, "Hệ thống quản lý hộ tịch" của Viettel giúp Chính phủ Lào số hóa toàn bộ dữ liệu công dân, giảm thiểu các thủ tục hành chính, giúp phục vụ người dân tốt hơn. Đây cũng là lần đầu tiên, Lào triển khai việc quản lý hộ tịch điện tử thay cho bằng sổ như trước đây.
Ở lĩnh vực an ninh mạng, Viettel cũng đoạt giải Vàng với sản phẩm "Hệ thống kiểm soát roaming biên giới". Đây là một sản phẩm độc nhất vô nhị của nhà mạng khi cho phép Viettel chỉ cần triển khai máy chủ tại một nước nhưng vẫn có thể chuyển vùng cho tất cả thuê bao ở các quốc gia khác. Bên cạnh đó, ứng dụng này còn cho phép Viettel đảm bảo chủ quyền về di động ở những vùng biên giới có cửa khẩu, giúp chặn việc chuyển vùng tự động khi thuê bao chưa sang nước khác….
Ngoài các sản phẩm của Viettel đoạt giải Vàng, các giải thưởng khác bao gồm: Tổng công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Giải bạc Công ty CNTT xuất sắc nhất năm); Hệ thống chặn cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo (Giải Bạc Sản phẩm và dịch vụ CNTT tốt nhất cho ngành viễn thông; Dịch vụ Ví điện tử U-Money (Giải Bạc Sản phẩm và dịch vụ CNTT tốt nhất dành cho ngành Tài chính, Ngân hàng và Bảo hiểm); Viettel Study 2.0 (Giải đồng Sản phẩm/dịch vụ CNTT tốt nhất trong lĩnh vực giáo dục); Hệ thống tạo cuộc gọi test tiên tiến (Giải đồng Sản phẩm và dịch vụ CNTT tốt nhất cho ngành viễn thông).
Trong tháng 8/2020, Viettel cũng được công nhận là công ty có ảnh hưởng nhất tại Châu Á tại giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc và Bền vững Châu Á và giải thưởng Nơi làm việc tốt nhất toàn cầu trong lĩnh vực viễn thông. Viettel là công ty duy nhất ở Việt Nam nhận được các giải này.
IT World Awards là giải thưởng thường niên do Network Product Guide tổ chức, nhằm tôn vinh những thành tựu tiêu biểu của ngành CNTT trên toàn thế giới từ năm 2006. Giải thưởng luôn có sự tham dự của những Tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới như Samsung, Ultimate Software Dell, Cisco… Ở Việt Nam, Tập đoàn Viettel là doanh nghiệp đầu tiên tham gia và đoạt giải thưởng lớn và đến nay vẫn là doanh nghiệp có bề dày thành tích lớn nhất tại IT World Awards. |
Minh Ngọc
" alt=""/>Viettel thắng lớn tại Giải thưởng Công nghệ thông tin Thế giới 2020