Theo quy định tại Thông tư 31, hoạt động giám sát an toàn HTTT phải đảm bảo các nguyên tắc: được thực hiện thường xuyên, liên tục; chủ động theo dõi, phân tích, phòng ngừa để kịp thời phát hiện, ngăn chặn rủi ro, sự cố ATTT mạng; đảm bảo hoạt động ổn định, bí mật cho thông tin được cung cấp, trao đổi trong quá trình giám sát.
Đồng thời, đảm bảo có sự điều phối, kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa hoạt động giám sát của Bộ TT&TT và hoạt động giám sát của chủ quản HTTT; từng bước xây dựng khả năng liên thông giữa hệ thống giám sát Bộ TT&TT và hệ thống giám sát của chủ quản HTTT trên phạm vi toàn quốc.
Hoạt động giám sát an toàn HTTT được thực hiện qua phương thức giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp. Chủ quản HTTT có thể trực tiếp triển khai hoặc thuê dịch vụ giám sát. Trường hợp cần thiết, căn cứ vào năng lực, tình hình và nguồn lực thực tế, chủ quản HTTT đề nghị các đơn vị chức năng liên quan của Bộ TT&TT hỗ trợ giám sát phù hợp với nguồn lực thực tế.
Trong đó, giám sát trực tiếp là hoạt động giám sát được tiến hành bằng cách đặt các thiết bị có chức năng phân tích luồng dữ liệu (quan trắc), thu nhận trực tiếp thông tin nhật ký, cảnh báo hệ thống được giám sát để phát hiện ra các dấu hiệu tấn công, rủi ro, sự cố ATTT mạng. Giám sát gián tiếp là hoạt động giám sát thực hiện các kỹ thuật thu thập thông tin từ các nguồn thông tin có liên quan; kiểm tra, rà soát đối tượng cần giám sát để phát hiện tình trạng hoạt động, khả năng đáp ứng và kết hợp với một số yếu tố khác có liên quan để phân tích nhằm phát hiện ra các tấn công, rủi ro, sự cố ATTT mạng.
" alt=""/>Nhà mạng phải phối hợp với chủ quản hệ thống thông tin trong giám sát an toàn hệ thốngTheo Cổng thông tin điện tử Sở TT&TT tỉnh Nghệ An đưa tin, trong buổi làm việc chuyên gia về đô thị thông minh và CNTT của Tập đoàn VNPT giới thiệu về những đặc điểm, tiêu chí đánh giá hạ tầng và ứng dụng CNTT&TT của một đô thị thông minh; các mục tiêu ưu tiên cho tỉnh Nghệ An; khung CNTT&TT và một số giải pháp CNTT&TT tiêu biểu...
Để mục tiêu ưu tiên cho việc xây dựng và phát triển hạ tầng và ứng dụng CNTT&TT của tỉnh Nghệ An, VNPT sẽ tiến hành khảo sát hiện trạng hạ tầng CNTT và viễn thông; cở sở dữ liệu dùng chung và dữ liệu mở; nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước và phục vụ người dân doanh nghiệp; vấn đề về an ninh thông tin.
Phát biểu chỉ đạo trong buổi làm việc, Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Nghệ An Lê Bá Hùng đồng tình cao với việc khảo sát hiện trạng hạ tầng và ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh phục vụ xây dựng Đề án Đô thị thông minh tỉnh Nghệ An. Đồng chí cho biết, hiện nay lãnh đạo tỉnh, người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh rất quan tâm đến vấn đề này.
Tuy nhiên bên cạnh đó, nhận thức của một số người dân vẫn đang còn hạn chế, người dân miền núi chiếm tỷ lệ cao, địa hình miền núi chia cắt, giao thông đi lại khó khăn; do vậy đồng chí yêu cầu khi triển khai khảo sát cần phải đánh giá kỹ hiện trạng hạ tầng CNTT&TT trên địa bàn hiện nay; cùng với đó cần phải tăng cường công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục tiêu xây dựng, phát triển hạ tầng và ứng dụng CNTT&TT phục vụ xây dựng Đề án Đô thị thông minh tỉnh Nghệ An.
" alt=""/>VNPT chuẩn bị khảo sát CNTT&TT Nghệ An để triển khai thành phố thông minhTheo đánh giá của các chuyên gia tại Diễn đàn Diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2017 với chủ đề “Tương lai ngân hàng bán lẻ và dịch vụ thanh toán trong thời kỳ CMCN 4.0” diễn ra mới đây tại Hà Nội, kể từ khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thí điểm Fintech cung cấp dịch vụ thanh toán năm 2008, đến nay có khoảng 40 công ty Fintech đang hoạt động, chủ yếu cung cấp dịch vụ thanh toán.
Các chuyên gia nhận định sự phát triển mạnh của ngành thương mại điện tử, công nghệ ngân hàng đã dẫn tới xuất hiện ngày càng nhiều ví điện tử ở Việt Nam.
Có thể kể đến hàng loạt cái tên đã xuất hiện từ lâu và trong thời gian gần đây như MoMo, Ngân lượng, Money Lover, VinaPay, Payoo, Mobivi, ZaloPay…
Ông Trần Nhất Minh, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, Việt Nam hiện có hơn 20 ví điện tử, nhưng người dùng thực tế rất thấp (ngay cả việc sử dụng để trả tiền hóa đơn các dịch vụ như điện, nước, Internet, mua vé xem phim, nạp thẻ điện thoại…)
“Nguyên nhân là vẫn có hơn 90% thanh toán thương mại điện tử bằng tiền mặt, việc thanh toán qua các tiện ích công nghệ Fintech còn rất hạn chế”, ông Trần Nhất Minh nói.
Ông Lương Tuấn Thành, Giám đốc Công nghệ của CMC SI cho rằng tại Việt Nam đang có quá nhiều ví điện tử, tuy nhiên lại không gắn với hệ sinh thái nào, dẫn tới bị phân mảnh.
Ví điện tử Việt chưa có được mạng lưới điểm chấp nhận thanh toán rộng khắp để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Trong khi đó những cái tên đến từ Trung Quốc như Alipay, Wechat Pay… đang từng bước thâm nhập vào Việt Nam lại làm triệt để được vấn đề này để mang lại tiện ích cho người dùng.
" alt=""/>Ví điện tử Việt có “run sợ” trước Alipay, Wechat Pay?