Bên cạnh phở bò, trong kho tàng phong phú của ẩm thực Việt, còn có rất nhiều món ăn được chế biến với bò nhờ vào sự phong phú trong cách nấu, đa dạng trong gia vị sử dụng và biến tấu tinh tế giữa các vùng miền.
![]() |
Sự phong phú đa dạng của văn hóa và nghệ thuật ẩm thực chính là “nguồn nguyên liệu” và niềm cảm hứng bất tận cho sự phát triển. |
Một trong những cách nấu phổ biến của món bò tại Việt Nam là hầm (bò hầm), người miền Nam còn gọi là kho (bò kho). Nếu như miền Bắc nổi tiếng với bò hầm sốt vang, bò kho gừng… là những món ăn tuyệt ngon khi gặp tiết trời lạnh hoặc ngày mưa; thì người miền Trung đi đâu cũng nhớ về món bò thưng, bò kho mật mía, người miền Nam thì sáng sáng lại thèm món bò kho ăn với bánh mì hoặc bún.
Sự phong phú của món bò nói chung và món bò hầm nói riêng trên khắp ba miền có lẽ là nhờ vào sự đa dạng trong cách nấu, và sự đa dạng trong gia vị sử dụng kể cả gia vị dùng trong việc nêm ướp với thịt bò cũng như các loại rau thơm sử dụng trong quá trình chế biến, thưởng thức. Sự vận dụng linh hoạt của các nét tinh túy trong ẩm thực của các vùng miền, các nền văn hóa, các dân tộc khác nhau cùng chung sống và giao lưu trên mảnh đất hình chữ S suốt hàng ngàn năm.
Nghệ nhân Bùi Thị Sương - Phó chủ tịch Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn từng chia sẻ: “Về mặt văn hóa, gia vị giúp ta thấy được sự khác biệt giữa các vùng miền, giữa nước này với nước khác. Ví dụ món ăn ở trên khắp thế giới đều tương đối giống nhau về nguyên liệu chế biến có nguồn gốc từ thực vật hay động vật, nhưng điều đã làm nên món ăn nước này khác với nước kia, đó chính là gia vị. Bên cạnh kỹ thuật chế biến, gia vị có tính quyết định để tạo nên hương vị rất đặc trưng của từng quốc gia và vùng miền khác nhau”.
Phở là một ví dụ. Phở được cho là có nguồn gốc từ phương pháp chế biến món thịt bò hầm của Pháp pot-au-feu kết hợp với các loại gia vị và rau thơm trong ẩm thực Việt Nam. Người ta tin rằng phở bắt nguồn từ miền Bắc và đã có những biến thể đa dạng, phong phú khi theo chân những người di cư vào phương Nam, với những phương pháp chế biến và hương vị khác nhau, những tên gọi khác nhau để phân biệt như: phở Bắc, phở Nam Định, phở Hà Nội (ở miền Bắc), phở Huế, phở Gia Lai, phở 2 tô (ở miền Trung) và phở Sài Gòn, phở Tàu bay (ở miền Nam)…
Trân trọng kế thừa và phát huy những nét tinh túy trong kho tàng ẩm thực Việt cũng đã giúp cho nhiều thương hiệu Việt có thêm lợi thế cạnh tranh trong ngành ẩm thực nói chung và ngành hàng thực phẩm đóng gói nói riêng. Lấy món mì gói làm ví dụ. Sau khi được du nhập vào Việt Nam từ giữa thế kỷ trước, các chuyên gia ẩm thực tài hoa đã kết hợp tính tiện dụng của mì gói với các hương vị phong phú của ẩm thực khắp 3 miền để tạo ra những sản phẩm mì gói “đậm đà hương vị Việt” chinh phục người tiêu dùng trong nước cũng như làm ấm lòng những người Việt xa xứ.
![]() |
Kế thừa và phát huy những nét tinh túy trong ẩm thực Việt, đem lại hương vị đậm đà độc đáo cho từng sản phẩm đã giúp thương hiệu “3 Miền” liên tục tăng trưởng, củng cố vị trí dẫn đầu trên thị trường mì gói tại Việt Nam. |
Ông Quế, một chuyên gia ẩm thực, nhận xét: “Món mì 3 Miền Bò Hầm Rau Thơm có vẻ như là một sự kết hợp hoàn hảo những điểm đặc biệt của các hương vị từ món bò kho Nam bộ đậm đà, món bò lagu nấu đậu thơm ngon, món bò hầm tiêu xanh thanh khiết mà nồng nàn… để tạo ra một món ăn mang có hương vị thịt và tủy bò hầm, một ít hương vị mùi quế, hồi, một ít vị cà chua, một ít hương tiêu xanh, một ít hương vị rau thơm húng quế, ngò gai…, thân thuộc, thơm ngon, và có thể ăn hàng ngày mà không mau chán”.
“Tôi nhớ như in lần đầu tiên bước chân đến Pháp, thấm mệt và đói, lúc đó chỉ xa nhà chưa đầy một ngày mà thấy nhớ quê hương da diết. Trong va li có sẵn gói mì 3 Miền Bò Hầm Rau Thơm liền lấy ra ăn. Món này thật là kỳ lạ, cảm thấy rất thân thuộc, thơm ngon mà lại nguôi ngoai nỗi nhớ nhà”, Ông Dao D. Quoc, Việt kiều ở Paris, Pháp tâm sự.
Số liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel cho thấy: Sản phẩm mì 3 Miền Bò Hầm Rau Thơm của công ty UNIBEN hiện đang là hương vị được ưa chuộng nhất trên toàn quốc, với hơn 50 triệu hộ gia đình thường xuyên sử dụng sản phẩm này. |
Tập đoàn Vingroup và Bệnh viện Bạch Mai ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện về chuyển đổi xanh trong lĩnh vực y tế (Ảnh: Vingroup).
Hai bên cùng hướng tới các giải pháp thiết thực, phát triển mô hình bệnh viện xanh, hiện đại và bền vững. Trong đó, Công ty cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM) sẽ xây dựng các gói dịch vụ dành riêng cho nhân viên Bệnh viện Bạch Mai, tối ưu hóa việc di chuyển hằng ngày bằng xe điện VinFast.
Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ FGF cũng phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai triển khai dịch vụ đón tại nhà với bệnh nhân khám dịch vụ, khám chữa bệnh theo yêu cầu. Nhằm đảm bảo sự thuận tiện tối đa cho cả bệnh nhân và cán bộ nhân viên, các điểm giao nhận xe, trạm sạc cũng sẽ nhanh chóng được nghiên cứu lắp đặt trong khuôn viên bệnh viện nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Về phía Bệnh viện Bạch Mai, đơn vị này thể hiện sự ủng hộ với chiến dịch "chuyển đổi xanh" của Vingroup, nổi bật là Chương trình "Mãnh liệt tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh" thông qua việc khuyến khích cán bộ nhân viên sử dụng phương tiện xanh, hạn chế phát thải ra môi trường, giảm thiểu ô nhiễm không khí.
Trong bối cảnh các thách thức về sức khỏe và môi trường gia tăng trên toàn cầu, hai bên kỳ vọng bề dày kinh nghiệm của Bệnh viện Bạch Mai cộng hưởng cùng nguồn lực, các sản phẩm, sáng kiến, nghiên cứu đột phá của các công ty trong hệ sinh thái Vingroup sẽ mở ra những bước tiến mới cho ngành y tế Việt Nam.
"Hợp tác giữa hai bên không chỉ nâng cao chất lượng dịch vụ, góp phần định hình mô hình bệnh viện xanh, mà còn khẳng định sự đồng hành và đoàn kết vì một Việt Nam Xanh - phát triển bền vững của các thương hiệu dẫn đầu", đại diện các bên chia sẻ.
" alt=""/>Vingroup hợp tác với Bệnh viện Bạch Mai để thúc đẩy mô hình bệnh viện xanh