Được xây dựng vào thập niên 60 của thế kỷ trước, trại phong Đá Bạc (xã Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội) thuộc quản lý của bệnh viện Da liễu Hà Nội từng là nơi chăm sóc, điều trị cho hàng trăm bệnh nhân mắc bệnh phong.Xem Video:
Năm 2013, UBND TP Hà Nội quyết định di dời trại về nơi khác. Từ lúc đó, nơi này chìm dần vào quên lãng.
 |
Trại phong Đá Bạc nằm dưới chân núi, nay bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm |
Trước khi di dời, cả trại còn khoảng 20 bệnh nhân. Tuy nhiên, 10 người trong số đó vẫn bám trụ nơi này vì những nỗi niềm riêng. Gần nửa thế kỷ gắn bó với mảnh đất khô cằn này, nơi đây đã trở thành một phần máu thịt trong họ. Sau khi 3 cụ qua đời, hiện trại phong chỉ còn 7 người.
Bản án “tử” giáng lên cuộc đời cô gái mồ côi
Trại nằm im lìm dưới chân núi, muốn vào phải băng qua nghĩa địa lạnh lẽo và con đường sỏi đất. Nơi đây là những khu nhà tiêu điều, xuống cấp, xung quanh cỏ dại mọc um tùm, phủ lên trại một màu ảm đạm.
 |
Dãy nhà ở hoang lạnh, xuống cấp. |
Bà Lê Thị Liên (82 tuổi - quê Hà Nội) ngồi co ro trước hiên nhà. Thấy có người hỏi thăm, đôi mắt mờ đục của bà ánh lên niềm vui rồi nhìn vào xa xăm với khoảng trời ký ức xa xưa...
Giọng nặng trĩu, bà tâm sự: “Tôi mồ côi cha mẹ từ năm lên 9 tuổi. Sau vài năm, cậu em trai duy nhất cũng bỏ tôi mà đi.
Tôi đơn độc, sống nượng tựa vào gia đình người chú. Cuộc sống đói nghèo cứ thế trôi đi, đến năm 16 tuổi tôi thấy chân tay đau nhức, rồi dần dần mất cảm giác, vết lở loét ăn mòn vào bàn chân. Người ta nói tôi bị bệnh phong (hủi)”.
Ngày ấy định kiến về căn bệnh này rất khủng khiếp. Sự kỳ thị của người đời là nỗi ám ảnh kinh hoàng. Đi đến đâu bà cũng bị người ta ném gạch đá, xua đuổi vì sợ lây bệnh.
 |
Bà Lê Thị Liên (áo tím) và bà Nguyễn Thị Sợi - những người bám trụ lại trại phong. |
Bà thừa nhận, nếu không có sự giúp đỡ của nhà nước, những bệnh nhân phong như bà đã bỏ xác ở nơi nào đó ngoài kia.
“Một người cùng làng tôi, phải bỏ đi biệt xứ vì căn bệnh quái ác này. Người này ở với vợ chồng anh trai. Tôi chứng kiến bệnh nhân đó khát, ra giếng cầm gáo múc nước uống. Người chị dâu thấy vậy liền vứt gáo đi. Cảnh tượng xót xa đó chưa bao giờ phai mờ trong tâm trí tôi”, bà kể.
Tình yêu nảy nở từ vùng đất cằn cỗi
Năm 1955, khi bước sang tuổi 19, bà Liên xin chú cho lên trại phong Quả Cảm (Bắc Ninh) sống. Thương đứa cháu gái, ông chú khăn gói, đưa đi. Từ năm đó, bà trở thành người tha phương.
Một bước ngoặt lớn lao đã đến với bà. Cứ ngỡ, nơi đây mang màu sắc u buồn, là những thân phận bị cuộc đời chối bỏ, là ưu tư khắc khoải không thốt thành lời.
Thế nhưng, luồng gió mới đã thổi vào cuộc đời cô gái Nguyễn Thị Liên khi ấy và tình yêu đã nảy nở trên vùng đất cằn cỗi...
 |
Bà Lê Thị Liên. |
“Tôi được mọi người động viên tìm hiểu ai đó để bầu bạn sớm tối. Lúc bấy giờ, trong trại Quả Cảm cũng có mấy chục cặp vợ chồng.
Năm 22 tuổi, tôi gặp nam bệnh nhân, vừa vào điều trị. Ông ấy hiền lành, ít nói. Có lẽ số phận mồ côi giống nhau nên chúng tôi tìm được tiếng nói chung. Sau vài tháng, chúng tôi báo cáo với lãnh đạo trại, xin phép “góp gạo, thổi cơm chung”, bà trầm ngâm nói.
Công tác chuẩn bị cho đám cưới được khẩn trương thực hiện. Vợ chồng bà được Ban lãnh đạo trại tổ chức đám cưới chung cùng 2 cặp đôi khác.
Hôn lễ nghèo không sính lễ, không người thân thích diễn ra đạm bạc chỉ có chè, thuốc lào và những lời chúc phúc tại khoảng sân chung.
Bà Liên vui vẻ nói tiếp: “Khách tham dự hôm ấy là những bệnh nhân, đội ngũ y tá, bác sĩ của trại. Cả ngày, tiếng ca hát vang lên, men say nồng nàn của tình yêu khiến chúng tôi quên đi tháng ngày cơ cực đã qua”.
Sau đó, hai vợ chồng bà được sắp xếp cho một khu nhà lợp mái tranh, vừa sinh sống và chăn nuôi lợn gà.
 |
Hướng ánh mắt ra đường, nhìn vào khoảng không và nhắc đến kỷ niệm xưa là cách để những người phụ nữ này vơi bớt nỗi cô quạnh. |
Cuộc hôn nhân ngắn chẳng tày gang, hai năm sau, theo chủ trương tách trại, bà Liên phải chuyển về trại phong Quỳnh Lập (Nghệ An), trong khi ông được ở lại.
Trước ngày lên đường, hai vợ chồng ngồi trước hiên nhà, lặng lẽ đếm tiếng thời gian. Chẳng ai dám hẹn ngày gặp lại. “Tôi đã nghĩ đó là đêm cuối cùng của hai vợ chồng nên muốn níu giữ thật lâu hình ảnh của nhau”, giọng nghèn nghẹn, bà nói.
Thế rồi, ở trại mới, bà vỡ òa khi nhận được thư ông. Ông viết vội vài dòng nhắn nhủ vợ giữ sức khỏe, chăm sóc bản thân. Chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng đủ để bà Liên cảm thấy ấm lòng.
Sau vài lá thư qua lại, chiến tranh nổ ra, ông bà gần như bặt tin nhau. Mãi đến 6 năm sau, có lệnh di tản khỏi trại phong Quỳnh Lập, bà lại chuyển về trại Quả Cảm và viết tiếp câu chuyện tình yêu của mình.
Ngày trùng phùng, bà hồi hộp, móng ngóng, ông ở trại bồn chồn, ra tận đầu đường đón. Chuyến xe chở bệnh nhân về đến nơi, ông bà nhìn nhau, nước mắt ướt đẫm khuôn mặt. Bữa tối đầu tiên sau tháng ngày xa cách chỉ có rau nhưng là bữa cơm ngon nhất mà bà lưu giữ trong tim.
Hai mảnh đời đó tiếp tục luân chuyển về trại Xuân Mai (Quốc Oai - Hà Nội) và cuối cùng là an cư ở trại phong Đá Bạc này.
 |
Dãy nhà nơi bà Liên bà chồng chung sống trước khi ông mất đã bị rêu mốc, vôi vữa rơi rụng. |
Hạnh phúc càng trọn vẹn khi ông bà sinh được một người con trai vào năm 1972. Sợ con bị kỳ thị, xa lánh vì có bố mẹ mắc bệnh phong, năm con lên 7 tuổi, bà đau xé lòng, mang con cho một gia đình tử tế gần làng nuôi dưỡng.
Suốt mấy chục năm làm vợ chồng, tình cảm ông bà vẫn luôn đong đầy. Đến năm 1989 thì ông mất.
30 năm trôi qua, từ ngày chồng qua đời, bà sống ngày ngày tụng kinh, lo hương khói cho ông. Con trai vẫn hay qua lại, chăm sóc bà.
“Lý do khiến tôi không muốn rời xa vì ông nhà được mai táng ở nghĩa địa trên núi cùng với những bệnh nhân đã khuất. Tôi đi rồi lấy ai chăm sóc mộ phần”, đôi mắt đỏ hoe, bà trải lòng.
Ông Nguyễn Văn Hân - Chủ tịch UBND xã Minh Phú, cho biết: "Trại phong Đá bạc giải thể năm 2013, di chuyển về Quốc Oai. Các bệnh nhân này xin ở lại, tự túc thuốc men, sinh hoạt. Tất cả đều đã cao tuổi. Mỗi tháng họ nhận được khoản trợ cấp người khuyết tật và trợ cấp người cao tuổi là 700 nghìn đồng. Ở đây họ tự trồng rau, nuôi gà, lo chi phí sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Chính quyền đã xuống thuyết phục, động viên họ chuyển sang trại mới, tránh xảy ra nguy hiểm do trại cũ đã hỏng hóc, tuy nhiên các bệnh nhân này không đồng ý". |

Khoảnh khắc thót tim trong đám cưới nữ đại gia Thái Nguyên
Màn trao nhẫn của cô dâu, chú rể, một người đàn ông say rượu bất ngờ lao lên sân khấu ôm chặt cô dâu...
" alt=""/>Chuyện tình nhói lòng ở trại phong bỏ hoang Hà Nội

Không ngại tốn kém, những cặp uyên ương này chi cả trăm, vài trăm triệu để thực hiện bộ ảnh cưới để đời.Cặp đôi miền Tây chi 200 triệu chụp ảnh cưới tại Bali
Sau 4 năm yêu thương mặn nồng, Quang Hải - Bảo Ngọc đã trở thành vợ chồng với đám cưới linh đình tổ chức tại quê nhà Rạch Giá, Kiên Giang.
Tuy nhiên, trước đó, vì muốn cho ảnh cưới trở thành một kỉ niệm đáng nhớ trong đời mình, Quang Hải và Bảo Ngọc đã quyết định đến Bali nơi được mệnh danh là Thiên đường để chụp hình cưới.
 |
Cặp đôi đến từ Rạch Giá – Kiên Giang này đã có một tình yêu dài lâu và cùng nhau vượt qua nhiều khó khăn để đi tới bến bờ hạnh phúc. |
Chuyến đi tới Bali của cặp đôi này có nhiều điều đáng nhớ. Đầu tiên phải kể tới là số hành lí nặng tới hơn 120kg của cả cô dâu, chú rể và ekip chụp hình, trong đó có tới 60kg là… váy cưới. Có tất cả 6 chiếc váy cưới được đặt riêng theo mẫu yêu thích của Bảo Ngọc, ngoài ra còn 3 chiếc váy ngắn khác mà cô nàng thích.
Cũng theo chia sẻ của cô dâu đến từ Kiên Giang này, chuyến đi với cô dâu, chú rể và 4 người trong ekip trong 6 ngày 5 đêm tổng kinh phí lên tới 200 triệu đồng
 |
Loạt váy cưới được đặt riêng dành cho Bảo Ngọc |
 |
Cô dâu lộng lẫy như một nàng công chúa |
 |
Bộ ảnh cưới khiến bao người ngưỡng mộ của Bảo Ngọc và Quang Hải |
Cặp uyên ương TP. HCM chi 225 triệu chụp ảnh cưới ở MaldivesVốn có cùng sở thích yêu biển và thiên nhiên, cô dâu Bùi Thu Ngân, sinh năm 1990 (TP.HCM) đã cùng với ông xã đã quyết định chọn thiên đường Maldives là nơi lưu giữ kỷ niệm hạnh phúc trong bộ ảnh cưới.
Tiết lộ về chi phí cho chuyến đi Maldives, cô dâu Thu Ngân cho biết, tổng chi phí vào khoảng 10.000 USD (khoảng hơn 225 triệu VNĐ) cho một chuyến đi khoảng gần 5 ngày bao gồm cả ekip chụp ảnh.
 |
Tiết lộ về tình yêu của mình, cô dâu Thu Ngân chia sẻ, cô và chồng tương lai đã có thời gian gắn bó khá lâu |
 |
Tính tới thời điểm chụp ảnh cưới, cặp đôi đã đính hôn được 5 năm. |
 |
Cả 2 dự tính sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 5/2016
|
 |
Bộ ảnh cưới được nhiều người khen ngợi |
Chi 250 triệu, đi 12 ngày đêm, chụp 10.000 tấm ảnh cưới xuyên Việt
Theo thông tin được hé lộ, chú rể là người miền Nam, anh tên Đức Thắng, SN 1986 còn cô dâu tên Thu Thủy, quê ở Nam Định. Cặp đôi đã đồng hành cùng ê-kip ảnh cưới đi dọc Việt Nam ghi lại những khoảnh khắc hạnh phúc và đẹp nhất ở những địa danh nổi tiếng nhất cả nước như: Hồ Gươm, Cố đô Huế, Động Phong Nha, Lý Sơn …
 |
Trong ảnh, cặp đôi chụp tại đèo Hải Vân
|
 |
Để thực hiện được bộ ảnh cưới đặc biệt này, cả ê-kip phải mất thời gian 12 ngày đêm hoạt động, làm việc liên tục. |
Chi phí chụp bộ ảnh được tiết lộ là một con số không hề nhỏ, với sản phẩm hoàn chỉnh, cô dâu - chú rể phải bỏ ra khoảng 250 triệu đồng, chưa kể các chi phí phát sinh. Trong đó trang phục cho cô dâu, chú rể đã ngốn một khoảng khá lớn vì rất cầu kỳ.
 |
Cặp đôi ở Tràng An - Ninh Bình
|
 |
Cặp đôi ở Lý Sơn - Quảng Ngãi
|
 |
Bức ảnh được chụp tại Động Phong Nha
|
 |
Nha Trang |
Chi 200 triệu đi chụp ảnh cưới ở 5 tỉnh thành
Chủ nhân của bộ ảnh cưới hoành tráng này là cặp đôi Nguyễn Tuấn Tú (SN 1989) và Tô Phương Anh (SN 1990).
 |
Được biết chú rể là một doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực dịch vụ, còn cô dâu làm trong lĩnh vực hành chính văn phòng
|
Để có được bộ ảnh cưới này, cặp đôi Tuấn Tú - Phương Anh cùng ê-kíp của họ đã di chuyển qua 5 tỉnh thành trên toàn quốc, thực hiện chụp ảnh tại 10 địa điểm với thời gian 5 ngày 5 đêm.
Tổng chi phí thực hiện bộ ảnh theo một thành viên trong ê-kíp cho biết lên đến 200 triệu đồng, đây là con số chưa đầy đủ bởi thực tế cặp đôi này còn nhận được tài trợ tại những nơi thực hiện ảnh cưới.
 |
Có gần 20 bộ trang phục được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện ảnh cưới của Tuấn Tú và Phương Anh. |
 |
Bộ ảnh thực hiện kỳ công khiến không ít người trầm trồ và khen ngợi. |
Minh Anh
(tổng hợp)
" alt=""/>Những cặp đôi Việt chi hàng trăm triệu chụp ảnh cưới