Trong đoạn clip dài 2 phút, được quay bởi nhóm bắt nạt, cho thấy nạn nhân liên tục bị tra khảo: “Tại sao dám chê tao xấu?”; "Ai cho phép được chê tao xấu"; "Mày lấy quyền gì để chê tao xấu"; "Có đúng là mày đã nói tao xấu không?",...
Trước một loạt các câu hỏi dồn dập của nhóm bắt nạt, nữ sinh lớp 7 chỉ nói: "Em xin lỗi các chị, các chị hãy tha cho em". Thế nhưng, nhóm học sinh này vẫn chưa chịu buông tha cho nạn nhân, bắt cô phải trả lời những câu hỏi trên. Cho đến khi, cảnh sát khu vực đến, nhóm nữ sinh này mới chịu tha cho nạn nhân.
Sự việc xảy ra trước sự chứng kiến của nhiều học sinh khác, trong đó có cả các nam sinh, tuy nhiên, không ai vào can ngăn, trái lại các em vừa cười đùa, làm trò, vào hùa chế nhạo, vừa hút thuốc lá điện tử.
Sau khi sự việc này xảy ra, đại diện nhà trường cho biết, do 2 bên có hiểu lầm nhau. Hiện tại, họ đang khẩn trương vào cuộc điều tra và làm rõ tình hình sự việc.
Truyền thông địa phương đưa tin, trường cấp 2 có liên quan chính trong vụ việc cho biết, nhóm bắt nạt bao gồm học sinh của trường khác. Nhóm học sinh có liên quan đến việc này hiện đã bị triệu tập.
Đại diện đội cảnh sát thành phố Tân Đài Bắc tuyên bố, nhóm bắt nạt nữ sinh lớp 7 sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật, tùy thuộc vào mức độ và hành vi liên quan.
Bố mẹ nạn nhân phẫn nộ, nói với truyền thông con gái họ bị dồn vào con hẻm hẹp sau giờ học chiều 22/2. Hiện tại, gia đình nạn nhân yêu cầu nhà trường giải thích.
Bố mẹ nạn nhân nói thêm, đây không phải lần đầu tiên con gái họ bị đánh. Trước đó, một nhóm bạn cũng thường xuyên bắt nạt, đánh đập, nhưng nữ sinh không dám lên tiếng. Hiện tại, nữ sinh này bị tổn thương, sợ hãi không dám đến trường học.
Sau sự việc này, nhiều bậc phụ huynh mong muốn trường học sẽ có hình phạt nghiêm khắc hơn đối với hành vi bạo lực học đường.
An Dương
Khoảng 2 –3 lần như vậy, trong thời gian đó, anh ta phải chăm chú quan sát mọi diễn biến xung quanh xem có điều gì bất thường. Tới gần điểm gặp, anh ta được đồng nghiệp – cũng thực hiện các biện pháp an ninh như vậy - yểm trợ và phát hiện kịp thời những khả nghi. Nếu an toàn, cuộc gặp có thể diễn ra, còn không thì phải huỷ bỏ. Sau khi trở về, điểm gặp mới được ấn định với thời gian gặp sớm hơn thời gian quy định của lần trước.
Để theo dõi tình báo quốc tế, phản gián Pháp thường áp dụng biện pháp được gọi là “kỹ thuật lưới”. Theo đó, các nhân viên phản gián liên lạc với nhau qua điện thoại vô tuyến, được bố trí tại những điểm “yết hầu” của thành phố như các cây cầu, các con đường lớn, các giao lộ… để có thể từ khoảng cách xa theo dõi đường đi của các “con mồi”.
![]() |
Lực lượng đặc biệt thuộc cơ quan phản gián Pháp. Ảnh: Reuters |
Nếu trong khoảng thời gian dài “con mồi” không xuất hiện ở nơi cần xuất hiện, tức là anh ta đã dừng lại ở đâu đó, hoàn toàn có thể để gặp điệp viên. Không mấy khó khăn để phản gián xác định được khu vực cụ thể. Việc tiếp theo là huy động nhân viên đến đó và xem xét để tìm ra điểm hẹn, cũng như nhận dạng điệp viên người bản xứ.
“Kỹ thuật lưới” khá hiểm, song không phải lúc nào cũng thành công. Đơn giản, nhân viên phản gián có thể tới chỗ gặp quá muộn và không nhận ra được “con mồi” trong số hàng trăm người đang qua lại. KGB cũng có biện pháp riêng để ngăn cản sự theo dõi này. Mỗi tổ KGB hoạt động ở nước ngoài đều có bộ phận (thường gọi là KR) đảm bảo an ninh cho sĩ quan làm nhiệm vụ.
Khi một ai đó đi gặp điệp viên, các nhân viên KR đều tiến hành nghe trộm tần số vô tuyến của phản gián nước sở tại. Nếu số lượng sóng tăng lên một cách bất thường, sĩ quan đi làm nhiệm vụ sẽ được thông báo hoặc gọi về. KR cũng có thể tung ra một số sĩ quan làm “nhiễu” phản gián, như dụ nhân viên phản gián theo mình tới nơi không có cuộc gặp.
Thế nhưng, sĩ quan KGB Victor Sokolov đã phạm sai lầm nghiêm trọng. Anh ta xem thường mọi biện pháp an ninh và đi thẳng tới chỗ gặp. Vào ngày đó, “lưới” của phản gián Pháp phát hiện được xe của Sokolov rời sứ quán và lao thẳng về một đại lộ. Anh ta cua một vòng quanh khu nhà cuối đại lộ rồi tiến thẳng đến chỗ đại lộ cắt ngang một con phố nhỏ.
Điệp viên của Sokolov đã chờ ở đó. Hai người kéo nhau vào quán cà phê, chuyện trò khoảng 30 phút, trao đổi tài liệu và chia tay. Điệp viên lên xe của mình và nhanh chóng biến mất, song phản gián đã kịp chụp được ảnh anh ta và biển số xe. Điệp viên bị lộ là một bác sĩ, thường ra nước ngoài công tác. Cùng với những chi tiết thu thập được trước đó, phản gián khẳng định viên bác sĩ đang làm việc cho KGB. Tuy nhiên, họ chưa bắt giữ ngay.
Kiên nhẫn là một trong những phẩm chất của những người làm công tác tình báo, phản gián. Chỉ sau một thời gian, hai vợ chồng viên bác sĩ lại từ nước ngoài về Paris “nghỉ phép”. Anh ta dừng chân ở đúng khách sạn trước đây đã nghỉ. Lần này, phản gián đặt phòng trọ ngay cạnh để tiện theo dõi anh ta. Họ không phải chờ lâu. Buổi chiều, viên bác sĩ nói với vợ rằng cần đi gặp người bạn và sẽ quay về trước bữa cơm chiều.
Chính lúc này các sĩ quan KGB đã phạm sai lầm thứ hai, người đi gặp điệp viên lần này là Thiếu tá Nhescherov đã tỏ ra cẩn thận hơn. Nhescherov đi đến điểm hẹn cùng Đại uý Sljutrenko làm người bảo vệ, nhưng cuộc gặp vẫn diễn ra ở quán cà phê lần trước. Hai người đi quanh co nhiều vòng trước khi quyết định bước vào quán.
Các nhân viên phản gián Pháp đã phải chờ đến 20 phút, khi sau một hồi trò chuyện, viên bác sĩ bắt đầu chuyển cho Nhescherov chiếc phong bì cầm sẵn trong tay, lúc đó họ mới can thiệp và tiến hành bắt quả tang. Người bạn đồng hành của Nhescherov đứng cách chỗ gặp khoảng 100m, chỉ có thể quan sát mọi việc diễn ra mà thôi.
Nhescherov và Sljuchenko sử dụng quyền ngoại giao để tránh bị Pháp truy cứu, song hai người bị gọi về Moscow. Thiếu tá Sokolov, lúc bấy giờ đang nghỉ phép, cũng được phía Pháp lưu ý Moscow rằng họ không muốn nhìn thấy anh ta quay lại Pháp. Còn viên bác sĩ Pháp buộc phải thừa nhân tội danh “làm gián điệp”. Những lời khai của ông này đã gây tổn hại đáng kể cho lưới điệp báo KGB ở Pháp cũng như hoạt động tình báo của Liên Xô nói chung.
Nguyên Phong
" alt=""/>Hé lộ cách tình báo Liên Xô qua mặt phản gián PhápSở GD-ĐT TP.HCM đang yêu cầu phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức cùng các quận, huyện chỉ đạo nhà trường phối hợp với địa phương rà soát lại những trường hợp chưa có mã định danh.
Ngành công an sẽ hỗ trợ những trường hợp học sinh chưa có thông tin, dữ liệu, để đảm bảo tất cả học sinh trong độ tuổi quy định đều có mã định danh. Dự kiến đầu tháng 5/2023, tất cả học sinh TP.HCM sẽ có mã định danh.
Theo kế hoạch tuyển sinh đầu cấp năm học 2023-2024 do Sở GD-ĐT trình UBND TP.HCM phê duyệt, việc tuyển sinh đầu cấp lớp 1 và 6 năm học 2023-2024 dự kiến thay đổi về nguyên tắc phân bổ học sinh tại 3 địa phương.
Cụ thể, Sở GD-ĐT TP.HCM đề xuất thành phố cho thí điểm áp dụng hệ thống thông tin địa lý - bản đồ GIS trong tuyển sinh lớp 1 và lớp 6 tại TP.Thủ Đức, Quận 8 và Quận Tân Bình.
Việc phân bổ học sinh đầu cấp sẽ thực hiện trên nguyên tắc các em được học tại trường gần nơi cư trú, có thể xem xét không phân theo địa giới hành chính của phường. Tức là học sinh sẽ được học tại ngôi trường gần với nơi mình ở nhất. Cách sắp xếp như trên sẽ loại bỏ được tình trạng học sinh phải đi học quá xa.
Các cơ sở giáo dục, phòng GD-ĐT là cơ quan tham mưu thường trực cho ban chỉ đạo tuyển sinh địa phương, sử dụng cơ sở dữ liệu ngành để bố trí chỗ học cho học sinh. Căn cứ trên cơ sở dữ liệu ngành, tham khảo trên bản đồ số GIS, Ban tuyển sinh sẽ phân bổ trường trên nguyên tắc học sinh được học gần nhà.
Trong năm học 2023-2024, TP.HCM đặt mục tiêu 100% học sinh đăng ký và nhập học bằng hình thức trực tuyến. Phụ huynh và học sinh thực hiện 2 giai đoạn: kiểm tra thông tin và xác nhận nhập học trên hệ thống dữ liệu tuyển sinh đầu cấp. Việc nộp hồ sơ trực tiếp tại trường chỉ được thực hiện sau khi đã xác nhận nhập học.
Đối với việc lớp 9 lên lớp 10, vừa rồi Sở GD-ĐT cũng đã yêu cầu các phòng GD-ĐT các quận/huyện và TP.Thủ Đức cung cấp danh sách học sinh chưa được cấp căn cước công dân gắn chíp, để phối hợp với công an xây dựng kế hoạch cấp căn cước công dân gắn chíp trước ngày 15/5.