Ngày 25/3, Thường trực HĐND thành phố Hà Nội tổ chức phiên giải trình về kết quả thực hiện thông báo kết luận chất vấn tại các kỳ họp HĐND thành phố khóa XV về công tác quản lý trật tự xây dựng.Theo cập nhật kết quả thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra về xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng của UBND TP.Hà Nội, hiện 21 công trình/dự án vi phạm trật tự xây dựng theo kết luận thanh tra đang tiếp tục được xử lý, trong đó có 10 công trình/dự án đang xem xét chuyển cơ quan cảnh sát điều tra.
 |
Phiên giải trình về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố do Thường trực HĐND TP Hà Nội tổ chức sáng 25/3 (Ảnh: HNP) |
10 công trình/dự án trên có dự án Khu đô thị Văn Quán – Yên Phúc, quận Hà Đông do Tổng Công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị làm chủ đầu tư; Dự án khu nhà ở và Trung tâm thương mại Hà Đông do Cty TNHH Huyndai RNC làm chủ đầu tư; Khu đô thị Thanh Hà- Cienco 5; các dự án xây dựng bãi đỗ xe kết hợp khuôn viên cây xanh và dịch vụ công cộng tại các ô đất ký hiệu DX1, DX2, DX3, DX4, CX1, CX2 khu đô thị mới Đông Nam đường Trần Duy Hưng, Cầu Giấy; dự án 93 Lò Đúc; dự án 8B Lê Trực...
Với việc thanh tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân liên quan đã để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng tại 8B Lê Trực, UBND TP Hà Nội cho biết, đã hoàn thành phương án phá dỡ giai đoạn 1 (tầng 19+tum thang), phối hợp, đôn đốc UBND quận Ba Đình khẩn trương thực hiện lập thẩm tra phương án phá dỡ giai đoạn 2 (tầng 17 – 18) theo chỉ đạo của UBND thành phố. Hiện nay công trình đang tiếp tục phá dỡ giai đoạn 2.
 |
Việc xử lý sai phạm tại dự án nhà 8B Lê Trực kéo dài mới phá dỡ xong giai đoạn 1, tiếp tục thực hiện giai đoạn 2. |
Đối với dự án Khu đô thị Thanh Hà – Cienco 5, UBND thành phố Hà Nội cho biết, nội dung vi phạm theo kết luận là diện tích xây dựng thêm tại tầng áp mái tại 9 tòa nhà chung cư thuộc các ô đất B1.4-HH01 và B1.4-HH02. Nguyên nhân tồn tại chưa xử lý được là do cơ quan an ninh điều tra - Bộ Công an đang tiến hành điều tra trong việc cho phép Cienco 5 Land thực hiện dự án.
Với việc thanh tra đối với việc thực hiện xây dựng theo quy hoạch được duyệt, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng (một số dự án), kinh doanh bất động sản các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở của Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu và Cty Cổ phần sản xuất – xuất nhập khẩu BEMES làm chủ đầu tư, kể cả các dự án là nhà đầu tư thứ cấp trên địa bàn thành phố, UBND thành phố cho biết vi phạm ở nhiều dự án.
Cụ thể: Dự án Khu nhà ở Xa La (Phúc La, Hà Đông) xây thêm tầng, vi phạm mật độ xây dựng.
Dự án có chức năng hỗ hợp Đại Thanh (Tả Thanh Oao, Thanh Trì) xây dựng vượt 2 tầng và tầng áp mái, vi phạm mật độ xây dựng và mục đích sử dụng.
Dự án công trình hỗn hợp nhà ở và trung tâm thương mại CT5 (xã Tân Triều, Thanh Trì) xây sai quy hoạch. Quy hoạch được duyệt là 25 tầng +2 tầng KT +3 tầng hầm; thực tế: 35 tầng+1 tầng áp mái + 1 tầng hầm. Vi phạm về chuyển đổi mục đích sử dụng.
Dự án tổ hợp chung cư và DVTM tại ô HH3, HH4 thuộc lô CC6 Khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở Linh Đàm, Hoàng Mai xây 1 tầng hầm, trong khi quy hoạch được duyệt là 3 tầng hầm.
Dự án Tổ hợp chung cư Kiến Hưng, Hà Đông: Sai quy hoạch. Cụ thể, quy hoạch được duyệt 31 tầng +1 tum thang +2 tầng hầm nhưng thực tế 31 tầng +tầng áp mái+ 1 tầng hầm. Xây tăng số lượng căn hộ thấp tầng được duyệt.
Về lý do tồn chưa xử lý, UBND thành phố Hà Nội cho biết, cơ quan an ninh điều tra đang tiến hành điều tra.
 |
Cơ quan an ninh điều tra - Bộ Công an đang tiến hành điều tra trong việc cho phép Cienco 5 Land thực hiện dự án Khu đô thị Thanh Hà – Cienco 5. |
Với dự án 93 Lò Đúc đã tồn tại vi phạm từ nhiều năm. Năm 2015 Thanh tra Chính phủ đã kết luận chủ đầu tư xây dựng sai với giấy phép tầng 28, 29, 30. Tuy nhiên, sau đó dự án này được giữ nguyên hiện trạng với tầng 28, 29; tầng 30 không bị xử phạt mà để lại làm diện tích chung của nhà chung cư. Hiện nay, chủ đầu tư đã tháo dỡ vách ngăn và một phần khung nhôm kính che mặt ngoài tầng 30.
Dự án khu đô thị Văn Quán - Yên Phúc, quận Hà Đông do Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị HUD làm chủ đầu tư đã được Thanh tra Chính phủ kết luận xây dựng sai quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt. Hiện HUD đã nộp tiền sử dụng đất, các hộ gia đình đã được cấp giấy chứng nhận và ăn ở ổn định từ năm 2006, nhưng chủ đầu tư chưa hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh quy hoạch. Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã đôn đốc 6 lần nhưng chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện.
Hồng Khanh

Quận Thanh Xuân đứng đầu bảng công trình vi phạm phòng cháy chữa cháy ở Hà Nội
- Hà Nội vừa công khai danh sách 74 cơ sở không đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố. Trong đó quận Thanh Xuân đứng đầu với 30 cơ sở.
" alt=""/>Hà Nội: Cơ quan an ninh đang điều tra nhiều dự án nhà ở

 |
Nhà thờ chính tòa Bùi Chu, xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định trước ngày hạ giải. (Ảnh: VietNamNet) |
Theo Linh mục Giuse M. Nguyễn Đức Giang, Tổng đại diện Giáo phận Bùi Chu, Nhà thờ chính tòa Bùi Chu được xây dựng từ năm 1885.
Tồn tại 134 năm, do tác động của thời tiết mưa, nắng, bão gió, các nguyên vật liệu của Nhà thờ đã bị hư hại, nhiều vết rạn nứt, dột nát.
Nhà thờ đã được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn đứng trước nguy cơ sụp đổ, nếu không đại tu sẽ gây mất an toàn cho các sinh hoạt tôn giáo của giáo dân tại đây.
Cùng phóng viên “mục sở thị” công trình này, Linh mục Nguyễn Đức Giang chỉ rõ phần mái của Nhà thờ đã mục nát, tường xây bằng vôi cát qua thời gian bị bong tróc, một bên tháp bị nghiêng...
"Nếu tiếp tục để như vậy sử dụng sẽ rất nguy hiểm. Tại đây, đã từng xuất hiện sự cố khi bà con giáo dân đang hành lễ trong thánh đường, bất ngờ một mảng vật liệu trên trần Nhà thờ bong ra rơi xuống, rất may không trúng ai," Linh mục Nguyễn Đức Giang nói.
 |
Linh mục Giuse M. Nguyễn Đức Giang, Tổng đại diện Giáo phận Bùi Chu thông tin về việc đại tu Nhà thờ chính tòa Bùi Chu. (Ảnh: Văn Đạt/Vietnam+) |
Khẳng định việc đại tu Nhà thờ chính tòa có sự bàn bạc, thống nhất trong Giáo phận, nhất là nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của bà con giáo dân, Linh mục Nguyễn Đức Giang cho biết, phía Nhà thờ đã mời các đơn vị chuyên môn, đại diện cơ quan chức năng khảo sát, đánh giá hiện trạng làm căn cứ hoàn thiện hồ sơ, thủ tục và được cấp phép xây dựng từ năm 2016.
Do chưa đủ nguồn vật liệu gỗ phục vụ thi công nên đến tháng 10/2018, công trình này mới chính thức được khởi công hạng mục về mộc. Dự kiến ngày 13/5/2019, sẽ tiến hành làm các hạng mục khác theo kế hoạch. Thời gian đại tu Nhà thờ trong khoảng 4-5 năm.
Theo hồ sơ thiết kế, ngoài việc sử dụng các vật liệu xây dựng kiên cố đảm bảo chất lượng công trình và có một số thay đổi nhỏ, còn lại Nhà thờ chính tòa Bùi Chu sau khi được đại tu về cơ bản vẫn giữ quy mô, kiến trúc, hoa văn như nhà thờ cũ.
Tổng diện tích sàn nhà thờ này gần 1.400m2, chiều cao mái nhà thờ 13,8m, chiều cao hai tháp chuông 29,45m...
Tham gia sinh hoạt, gắn bó với Nhà thờ chính tòa Bùi Chu nhiều năm, các giáo dân trên địa bàn tỉnh Nam Định cho rằng việc đại tu, xây dựng lại nhà thờ mới đẹp hơn, khang trang, kiên cố hơn là việc làm thiết thực.
Giáo dân Trần Công Trình, Giáo xứ Trung Lao, xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường chia sẻ một công trình có tuổi đời trên 130 năm khi phải tháo dỡ, dù sao vẫn để lại những tiếc nuối nhất định vì biết bao sự kiện trọng đại đã diễn ra tại đây. Không những thế, Nhà thờ này còn là một công trình kiến trúc độc đáo, mang giá trị văn hóa, lịch sử, để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng nhân dân, du khách.
Dẫu vậy, do bị xuống cấp nên công trình tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Một nhà thờ được làm lại đẹp hơn, khang trang hơn mà vẫn giữ được những nét kiến trúc độc đáo như trước đây cũng rất đáng chờ đợi để nơi đây vẫn sẽ là điểm đến trong hành trình của đông đảo du khách.
 |
Nhà thờ 134 năm tuổi hiện có những dấu hiệu xuống cấp (Ảnh VietNamNet). |
Gắn bó hơn 50 năm với Nhà thờ chính tòa Bùi Chu, giáo dân Phạm Thị Bình, Giáo xứ Bùi Chu cho hay nhà thờ này đã chứng kiến biết bao sự kiện lớn của giáo xứ, của các gia đình trong xứ.
Tuy vậy, nhiều năm qua, các hạng mục của công trình không đảm bảo an toàn, đặc biệt là vào mùa mưa bão. Trước thực tế đó, hơn ai hết bà con giáo dân ở đây mong muốn có một nhà thờ mới vững chắc hơn.
Về các ý kiến kêu gọi, đề nghị cơ quan chức năng của Trung ương, địa phương vào cuộc để bảo tồn nhà thờ cổ này, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Nam Định Trần Văn Chung cho biết trước thông tin, sự quan tâm của dư luận, cộng đồng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã trao đổi với lãnh đạo tỉnh và lưu ý về việc hạ giải, xây mới cần tạo sự đồng thuận, giữ được kiến trúc, đảm bảo an toàn cho sinh hoạt của giáo dân. Lãnh đạo tỉnh, cơ quan chức năng của tỉnh đã làm việc, trao đổi với Giáo phận Bùi Chu và các đơn vị liên quan. Trên tinh thần cầu thị, đại diện Giáo phận Bùi Chu đã tiếp thu ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; đồng thời cam kết đảm bảo đại tu Nhà thờ chính tòa Bùi Chu đáp ứng nguyện vọng của giáo dân và kế thừa những nét đẹp, giá trị của công trình cũ. |
Giáo phận Bùi Chu có 159 giáo xứ với trên 412.500 giáo dân. Nhà thờ chính tòa Bùi Chu là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của Giáo phận, thu hút từ vài nghìn đến vài chục nghìn giáo dân tham gia. Nhiều năm qua, cụm công trình Nhà thờ chính tòa Bùi Chu đã trở thành điểm đến tham quan của đông đảo du khách thập phương. |
Theo TTXVN/Vietnam+

Giới chuyên gia kiến nghị, nhà thờ Bùi Chu 134 năm tuổi có được cứu xét?
- Thông tin từ trang web của Giáo phận Bùi Chu cho biết nhà thờ Bùi Chu (huyện Xuân Trường, Nam Định) với lịch sử 134 năm sẽ hạ giải vào ngày 13/5 tới đây.
" alt=""/>Tổng đại diện Giáo phận Bùi Chu lên tiếng việc đại tu nhà thờ