Nếu như ít năm trước nhiệm vụ nói trên dành cho HLV trưởng tuyển Việt Nam gần như bất khả thi thì lúc này mọi thứ đã khác và mọi chuyện dễ dàng hơn rất nhiều.
Dễ là vì những gì đang có của bóng đá Việt Nam từ sự ổn định về thành tích còn có lực lượng khá thiện chiến, cũng như không phải quá mỏng, chưa kể lớp đi sau như U17, U20 được coi tài năng và vừa giành vé tới VCK các giải châu lục.
Nội tại như thế, còn ngoại cảnh việc FIFA tăng suất cho khu vực châu Á cũng như nâng số đội tham dự từ World Cup 2026 lên 48 thay vì 32 như hiện tại đã mở ra cơ hội cho bóng đá Việt Nam.
... nhưng thành hiện thực phải thay đổi
Cơ hội tham dự World Cup về cơ bản là khá gần. Tuy nhiên, để hiện thực hoá được giấc mơ lớn ấy có lẽ bóng đá Việt Nam cũng cần phải thay đổi mạnh mẽ mới có thể thành công.
Điều đầu tiên cần thay đổi không gì khác vẫn là cơ sở vật chất, sân bãi. Bóng đá Việt Nam khó phát triển hơn nữa nếu các cầu thủ vẫn phải chơi trên những mặt sân không đủ tiêu chuẩn.
Chất lượng của V-League cũng bắt buộc phải được nâng tầm thông qua sự phát triển từ chất lượng ngoại binh, trọng tài cho tới cả công tác tổ chức.
Vấn đề trọng tài phải khác để chất lượng những trận đấu đủ hấp dẫn nhằm kéo khán giả tới sân từ đó thu hút tài trợ… Tất cả phải là vòng tròn khép kín, từ đó các giải chuyên nghiệp mới sản sinh cầu thủ chất lượng cho đội tuyển.
Khép kín, không thể tách rời nên tự mỗi thành phần như trọng tài, cầu thủ, CLB… phải thay đổi theo chiều hướng chuyên nghiệp hơn nhằm phục vụ mục tiêu chung là World Cup thay vì rời rạc như hiện tại.
Chẳng dễ để cả nền bóng đá đoàn kết vì mục tiêu dự World Cup khi mà “minh chủ” VFF chưa nhận đủ sự tín nhiệm, tin tưởng từ các đội bóng, thành phần tham dự… để vì thế cũng cần thay đổi công tác điều hành, quản lý lên một tầm cao hơn.
Chỉ khi nào từ trên xuống dưới đồng lòng, tin tưởng lẫn nhau mục tiêu World Cup mới thực sự gần, còn không rất xa…
" alt=""/>Tuyển Việt Nam làm gì để giấc mơ World Cup thành hiện thựcTrận đấu diễn ra giữa chủ nhà Gimnasia y Esgrima, thuộc La Plata, thủ phủ của tỉnh Buenos Aires và cách thủ đô 50 km về phía nam, với đội khách Boca Juniors buộc phải tạm dùng sau 9 phút, do khói từ hơi cay của cảnh sát bắn ra ở một trong những lối vào sân Carmelo Zerillo xâm chiếm khán đài và sân cỏ.
Bên ngoài có thể nghe thấy tiếng súng từ đạn cao su. Theo Bộ trưởng Bộ An ninh tỉnh Buenos Aires, Sergio Berni, đặt trước quá nhiều vé đã tạo ra sự hỗn loạn.
"Nhiều người hâm mộ muốn vào mà không có vé", Sergio Berni nói trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình. "Hôm nay có 350 cảnh sát, những người được thuê. Nhưng họ bán được nhiều vé hơn, và điều gì sẽ xảy ra, khi họ phải kiểm soát vấn đề này.
Internet tắc nghẽn, tình trạng chen lấn bắt đầu xảy ra và không ai chịu trách nhiệm. Cảnh sát trấn áp những người hâm mộ đội bóng chủ nhà, những người chen chúc trước cửa đóng của một trong những lối vào sân".
Cái chết của người đàn ông 57 tuổi, một tín đồ của Gimnasia có tên Carlos Regueiro, đã được xác nhận bởi bộ trưởng Berni.
Ông Berni cho biết: "Ông ấy đã qua đời trên đường rời sân vì ngừng tim. Đó là một cái chết mà lẽ ra có thể tránh được. Có người chịu trách nhiệm sẽ phải chịu trách nhiệm".
Một người quay phim bị thương bởi đạn cao su và ít nhất một trăm khán giả đã được đưa đến các bệnh viện trong khu vực sau sự cố.
Berni đổ lỗi cho những gì đã xảy ra là do sự điều hành của đội bóng địa phương. "Trách nhiệm cho những gì đã xảy ra thuộc về câu lạc bộ tổ chức sự kiện".
Người đứng đầu Cơ quan Phòng chống Bạo lực Thể thao của tỉnh, ông Eduardo Aparicio, tuyên bố rằng trận đấu sẽ bị tạm dừng vô thời hạn và tránh đẩy trách nhiệm cho cảnh sát, "vì có khoảng 10.000 người bên ngoài sân khi các cánh cổng đã đóng lại".
Boca Juniors, hiện đứng thứ hai giải Argentina, và Gymnastics, nỗ lực tìm kiếm cơ hội đua tranh chức vô địch.
Khói từ các loại khí do cảnh sát bắn ra bắt đầu bay vào sân như một đám mây khi trận đấu mới bắt đầu, lúc 21h30 hôm thứ Năm (giờ địa phương; 7h30 ngày 7/10, theo giờ Hà Nội). 9 phút sau, Hugo Ibarra, huấn luyện viên của Boca Juniors, yêu cầu trọng tài cho dừng trận đấu vì khí ga ảnh hưởng đến thị giác của ông.
Khi các cầu thủ trở lại phòng thay đồ, sự tuyệt vọng bùng lên trên khán đài. Khi cổng sân đóng lại, người hâm mộ tràn xuống mặt cỏ thi đấu trong lúc tiếng súng vẫn vang lên bên ngoài.
Ban lãnh đạo đội bóng địa phương đổ lỗi cho cảnh sát. Chủ tịch của Gimnasia, Gabriel Pellegrino, phủ nhận cáo buộc bán quá nhiều vé, đảm bảo rằng ông có thể chứng minh CLB bán được 3.254 vé trong tổng số 4.300 có thể. Phần còn lại của SVĐ, có sức chứa 30.000 người, được dành cho các thành viên trả tiền đăng ký tham dự trong suốt mùa giải.
"Cảnh sát là những người xác định số người vào cuộc", Pellegrino nói.
Bạo lực phủ bóng đen lên giải đấu chuyên nghiệp Argentina vốn vẫn chưa tìm ra giải pháp, dù đã áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt trong nhiều năm. Người hâm mộ đội khách không được phép vào sân từ năm 2013 để tránh đụng độ bên ngoài SVĐ, nhưng động thái này đã không thay đổi mọi thứ.
Theo tổ chức phi chính phủ Save football, ít nhất 346 người đã thiệt mạng trong lịch sử bóng đá Argentina, trong các cuộc xung đột liên quan đến môn thể thao phổ biến nhất nước này.
Sinh ra trong nghèo đói, Kha cùng em trai kém 2 tuổi sớm phải nương nhờ nhà ngoại để cha mẹ lên thành phố làm mướn. Tuổi thơ của con thèm khát tình thương, những vòng tay ấm áp và tràn ngập nỗi hụt hẫng.
7 tuổi, Kha mới được vào lớp 1. Thế nhưng khi dòng chữ viết còn chưa thạo, 8 tuổi con đã phải nghỉ học để lên thành phố trông em út phụ đỡ cha mẹ. Vợ chồng chị Xuân làm phụ hồ, nay đây mai đó, chẳng có nơi nào bám trụ lâu, vì vậy mà đường học của con cũng cứ dang dở mãi.
Cuối năm 2018, Kha thường kêu đau bụng, nhưng vì bận bịu mưu sinh, phần lại chủ quan cho rằng con chỉ bị trúng gió, vợ chồng chị Xuân bỏ qua dấu hiệu bệnh. Chỉ đến khi con bị sốt mới đưa đi khám.
“Vợ chồng tôi sống trong nghèo khó mà lớn lên, nào có biết kiến thức bệnh tật gì. Khi đưa con đi khám ở cơ sở tư nhân, người ta nói con bị rối loạn tiêu hóa rồi cho thuốc về nhà uống. Ai ngờ 2 ngày sau con co giật, không còn ý thức nữa", chị Xuân nghẹn ngào.
Lúc này đưa lên bệnh viện, bác sĩ nói con bị suy thận mãn giai đoạn cuối rồi. Chi phí cấp cứu hết 150 triệu đồng, bà ngoại Kha ở quê phải cầm cố mảnh ruộng lấy 20 triệu đồng gửi cho cháu. "Tôi tính xin cho con về, nhưng bác sĩ nói, nếu đưa về con sẽ co giật tiếp, nhập viện thì còn các cô các bác tìm cách kêu gọi đỡ đần chi phí, rồi tôi mới dám để con ở lại”, chị khóc nức lên.
![]() |
Ngồi chờ con trai chạy thận, chị Xuân chới với: “Thằng bé hiểu chuyện, nên lúc nào cũng lo sợ sẽ không được tiếp tục chữa bệnh nữa”. |
Kha chưa từng kêu than với cha mẹ, cứ sau mỗi lần co giật, tỉnh lại rồi con lại tiếp tục phụ mẹ chăm em. Khi những em bé khác ở viện đòi ăn uống món ngon, lạ thì Kha lẳng lặng theo mẹ ăn đồ từ thiện. Ở nhà dù chỉ ăn cơm với rau và trứng, con cũng chẳng hề than vãn. Điều duy nhất con mong mỏi là cha mẹ cho con được tiếp tục chữa bệnh.
Trước đó, chồng chị Xuân từng đột ngột đổ bệnh, tự nhiên không đi lại được. Đợt đó, để chữa bệnh cho chồng, chị phải nhờ bà ngoại đứng ra vay ngân hàng 20 triệu đồng, đến nay vẫn chưa trả hết. Nợ cũ chưa xong nợ mới đã đến, chị lâm vào bế tắc.
Vợ chồng chị từng làm phụ hồ, thu nhập chỉ đủ ăn, không có tích lũy. Lại thêm dịch bệnh phức tạp, gần như hiện tại anh chị không có việc, không làm ra tiền.
![]() |
Là anh lớn trong nhà, Kha ngoan ngoãn, hiểu chuyện đến đau lòng |
Mấy ngày nay, để kiểm soát dịch Covid-19, Bệnh viện Nhi đồng 2 yêu cầu bệnh nhi và thân nhân phải xét nghiệm rồi mới được vào khu chạy thận nhân tạo. Số tiền khám cho mỗi lần của 2 mẹ con gần 400.000 đồng. Chị Xuân đứng ngồi không yên.
“Chúng tôi thực sự là cùng đường rồi. Con lớn bệnh, 2 đứa nhỏ chưa biết gì cũng phải chịu bữa đói bữa no, vợ chồng tôi thì đang thất nghiệp, không biết lấy đâu tiền để bé Kha được chạy thận. Thằng bé tội nghiệp lắm, tôi phải làm sao để không phụ tâm nguyện của con bây giờ!”, người mẹ đau đớn òa khóc nức nở.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: