
 |
Hãng xe ZIL vinh dự sản xuất xe dành cho các đời nguyên thủ của Liên Xô và Nga. Ảnh: Russia Beyond. |
Với tiền thân là AMO (Hiệp hội ô tô Moscow), ban đầu hãng xe này chỉ sản xuất những chiếc xe tải được cấp phép từ Fiat. Nhưng sau đó, Cách mạng Tháng 10 Nga diễn ra, AMO được quốc hữu hóa và đổi tên thành ZIS-AMO (sau này là ZIL-AMO).
Dưới thời Liên Xô, hãng xe ZIL vẫn tiếp tục sản xuất ô tô tải và máy nông nghiệp. Tuy nhiên, bước ngoặt đã đến với ZIL vào năm 1945, khi công ty này ra mắt chiếc xe limousine đầu tiên- mẫu ZIS-110 với thiết kế dựa theo chiếc Packard Super Eight của Mỹ.
Sau đó ZIL đã nâng cấp chiếc ZIS-110 thành phiên bản bọc thép ZIS-115 và ZIL trở thành đơn vị chuyên cung cấp các mẫu xe cho nguyên thủ và đồng thời là nhà sản xuất ô tô lớn nhất tại Nga.
 |
ZIL-112 Sports ra đời tạo động lực phát triển cho ngành sản xuất ô tô của Liên Xô. Ảnh: GT Supreme |
Trong giai đoạn những năm 60, Liên Xô tập trung vào phát triển công nghiệp và công nghệ quân sự. Những sản phẩm như xe thể thao hoặc xe đua bị đánh giá là lãng phí xa hoa, không cần thiết. Nhưng sự ra đời của chiếc ZIL-112 Sports đã thực sự tạo thúc đẩy cho sự phát triển của ngành sản xuất ô tô trong nước.
Ra mắt vào năm 1961, chiếc ZIL-112 Sports được trang bị nhiều công nghệ vượt trội như bộ vi sai chống trượt, phanh đĩa trên 4 bánh, lốp có bố tỏa tròn, hệ thống treo De-dion, thân xe cấu tạo bằng sợi thủy tinh...
Theo các chuyên gia đánh giá, công nghệ trên chiếc ZIL-112 Sports đã đi trước hàng chục năm so với những chiếc xe Liên Xô cùng thời và không hề thua kém các mẫu xe hiện đại nhất ở châu Âu.
Vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh và đặc biệt ở tại một nước công nghệ xe hơi chưa phát triển như Liên Xô, để chế tạo được một chiếc xe như ZIL-112 Sports là cả một kỳ tích.
Ấn tượng hơn, chiếc ZIL-112 Sports còn có nguyên lý chế tạo tương đồng với Shelby Cobra, chiếc xe cơ bắp nổi tiếng của Mỹ, bằng cách sử dụng động cơ cỡ lớn đặt trong bộ khung xe kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ.
Theo Hotcars, loại động cơ 8 xi-lanh Inline sử dụng trên ZIL-112 Sports có dung tích từ 6-7 lít và sản sinh công suất 230-270 mã lực. Đây là một công suất ấn tượng vào những năm 60 và nhất là với mẫu xe chỉ nặng 1,3 tấn như ZIL-112 Sports.
 |
ZIL-112 Sports trên đường thử nghiệm. Ảnh: GT Supreme |
Không có gì ngạc nhiên khi mẫu xe này có thể đạt được tốc độ tối đa lên tới 160 mph (257 km/h). Trong lần thử nghiệm thực tế tại Baskunchak Salt Lake, dù bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết, chiếc ZIL-112 Sports vẫn dễ dàng đạt được tốc độ 142 mph (228 km/h).
Chiếc xe này là thành quả minh chứng cho sự nỗ lực tuyệt vời của hãng ZIL. Dù có nhiều mẫu xe được chế tạo thử nghiệm nhưng đáng tiếc là cuối cùng chỉ có hai chiếc ZIL-112 Sports được hoàn thiện và sử dụng.
Với hiệu suất vượt trội, ZIL-112 Sports đã giành chức vô địch liên tiếp tại hai mùa giải đua xe ở Liên Xô năm 1964-1965.
 |
Chiếc ZIL-112 Sports được trưng bày trong bảo tàng ô tô Riga. Ảnh: Wikimedia |
Tuy nhiên, vinh quang không kéo dài đối với chiếc ZIL-112 Sports. Những chiếc xe thể thao ở Liên Xô bị coi là sự lãng phí không cần thiết và ZIL-112 Sports bị trở thành đích ngắm của những chỉ trích.
ZIL phải tạm dừng dự án ZIL-112 Sports để dành nguồn vốn đầu tư cho các lĩnh vực quan trọng hơn.
Từ đó, hai chiếc ZIL-112 Sports đã bị bỏ lại trong nhà máy của ZIL ở Moscow. Hiện tại, một chiếc được trưng bày tại Bảo tàng Ô tô Riga và chiếc còn lại đang nằm trong tay của một nhà sưu tập xe hơi Thụy Điển.
Ngân Vũ (Theo Hotcars)
Mọi tin bài, video cộng tác xin gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Giá ô tô giảm hấp dẫn, có nên mua ngay trong "tháng cô hồn"?
Giá ô tô trong tháng 7 âm lịch thường giảm sâu lên tới cả trăm triệu đồng. Đây là thời điểm "vàng" cho khách hàng muốn lên đời xế hộp, đổi xe. Tuy nhiên, không ít khách lại kiêng kỵ mua xe trong "tháng cô hồn " vì sợ xui xẻo.
" alt=""/>Số phận bi thảm của chiếc xe đua thể thao đầu tiên ở Liên Xô
- Lợi dụng khi xe dừng đón khách, 2 nghi phạm cạy thùng chứa đồ, lấy đi bọc tiền trị giá 6 tỷ đồng khách hàng gửi từ Nghệ An ra Hà Nội.Công an TP Vinh đang tạm giữ hình sự 2 đối tượng Cao Ngọc Dương (28 tuổi, trú khối Tân Phượng, phường Vinh Tân) và Nguyễn Thanh Bình (33 tuổi, trú tại khối 9, P.Trường Thi, TP Vinh) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.
 |
Hai nghi phạm Dương và Bình tại cơ quan điều tra |
Theo đó, khoảng 19h ngày 15/2, chị Phạm Thị Miên (48 tuổi, trú phường Hồng Sơn, TP Vinh) đến gửi xe khách Tuấn Thủy gửi một bọc tiền lớn ra Hà Nội.
Đại diện nhà xe nhận hàng là chị Trần Thị Hải Yến (43 tuổi, trú xã Hưng Đông, TP Vinh). Chị Yến cất bọc tiền vào tủ chứa hàng chuyên dụng của nhà xe.
Đến 22h cùng ngày, xe khách khởi hành từ Vinh đi Hà Nội. Đến rạng sáng 16/2, chị Yến mở tủ lấy đồ khách gửi thì phát hiện bọc tiền đã biến mất.
Ngay sau sự việc, đại diện nhà xe đã trình báo với cơ quan Công an TP Vinh. Bước đầu xác định, số tiền chị Miên gửi ra Hà Nội gồm có: 220 nghìn USD; 600 nghìn bath Thái Lan; 921 nghìn yên Nhật; 669 nghìn đô Đài Loan. Tổng số quy đổi ra tiền Việt là trên 6 tỷ đồng.
Nhận thấy vụ việc nghiêm trọng, Công an tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo lập chuyên án để điều tra, bắt giữ nghi phạm.
Bước đầu ra soát, cơ quan Công an xác định Cao Ngọc Dương và Nguyễn Thanh Bình là nghi phạm có liên quan trong vụ án này.
 |
Tang vật vụ án được thu giữ |
Sau mấy ngày theo dõi, ngày 17/2, Công an TP Vinh ra lệnh bắt Dương tại nhà riêng. Bình bị bắt khi đang trên đường lẩn trốn ra Hà Nội.
Tại cơ quan điều tra, 2 nghi phạm Bình và Dương thừa nhận là người gây ra vụ trộm nói trên.
Theo lời khai, đêm 15/2, xe khách Tuấn Thủy nhận bọc tiền bà Miên. Trên đường đi xe dừng đổ xăng và bắt khách trên đường Lê Nin.
Thời điểm này, Bình và Dương lợi dụng chủ xe bắt khách liền dùng dụng cụ cạy thùng chứa đồ, lấy đi bọc tiền.
Xe khách chạy được một quãng đường thì Bình và Dương lấy lí do quên đồ để xuống xe. Cả hai chia đôi số tiền và mang về nhà cất giấu.
Khám xét tại nhà riêng 2 nghi phạm, cơ quan điều tra đã thu giữ phần lớn số tiền trên, một số tiền bọn chúng đã mang đi tiêu xài.
Q.Huy
" alt=""/>Tin nóng: Bọc tiền hơn 6 tỷ trên xe khách không cánh mà bay