Quá trình phục hồi răng cho các bệnh nhân không răng bẩm sinh gặp nhiều bất lợi vì bệnh nhân không có xương hàm để lưu giữ và nâng đỡ hàm giả. Tuy nhiên đã có bác sĩ Việt Nam phẫu thuật cấy ghép răng thành công cho những trường hợp này. Đâu là giải pháp cho người không răng bẩm sinh
Hội chứng không răng bẩm sinh là tình trạng người bệnh không có răng từ khi mới sinh. Đây là bệnh cực kỳ hiếm gặp (tỷ lệ 1/100.000 trẻ sinh ra mắc phải), là một trong những dạng nghiêm trọng của hội chứng loạn sản ngoại bì (một tình trạng rối loạn về mặt di truyền).
Từ trước đến nay, để giải quyết vấn đề thẩm mỹ cùng chức năng ăn nhai, người bệnh thường sử dụng hàm giả tháo lắp nhưng giải pháp này không thật sự hiệu quả. Do bệnh nhân không có răng từ khi mới sinh dẫn đến xương hàm không phát triển, nướu teo và mỏng, hàm giả tháo lắp sau một thời gian sử dụng trở nên lỏng lẻo, di động trong miệng, khiến cho việc ăn uống trở lên khó khăn.
Quá trình phục hồi răng cho các bệnh nhân không răng bẩm sinh gặp rất nhiều bất lợi vì bệnh nhân không có xương hàm để lưu giữ và nâng đỡ hàm giả cộng với việc đeo hàm giả lâu ngày còn làm cho xương hàm bệnh nhân bị tiêu trầm trọng, xương hàm trên tiêu sát đáy xoang hàm, xương hàm dưới tiêu sát lộ dây thần kinh ổ răng.
BS Việt Nam đầu tiên cấy ghép răng thành công cho người bệnh
Tại Việt Nam, TS-BS Võ Văn Nhân - GĐ Trung tâm Nha khoa Nhân Tâm là người đầu tiên phẫu thuật cấy ghép răng thành công cho người không răng bẩm sinh.
Trường hợp đầu tiên được bác sĩ Nhân thực hiện vào giữa năm 2016 là một bệnh nhân nữ 30 tuổi không có răng bẩm sinh nên xương hàm không phát triển. Cộng với việc đeo hàm giả từ khi còn trẻ, khiến cho xương hàm trên và dưới của bệnh nhân bị tiêu trầm trọng, do đó việc phục hồi bằng các kỹ thuật nha khoa truyền thống không thể thực hiện được.
Sau khi khám và khảo sát trên phim X-quang, BS. Nhân cho biết đây là một trường hợp vô cùng đặc biệt, xương hàm trên của bệnh nhân tiêu sát đáy xoang hàm và xương hàm dưới tiêu lộ dây thần kinh.
Để phục hồi chỉ còn một giải pháp duy nhất là thực hiện đồng thời hai kỹ thuật: dời dây thần kinh, cấy ghép implant để phục hồi răng hàm dưới và cấy ghép implant xương gò má để phục hồi răng hàm trên.
Phương pháp này có ưu điểm là giảm số lần phẫu thuật và thời gian điều trị, cho phép bệnh nhân có răng ngay sau phẫu thuật. Tuy nhiên, việc thực hiện cùng lúc hai kỹ thuật phức tạp trên cùng một bệnh nhân lại là một thách thức lớn đối với bác sĩ điều trị, không chỉ ở khía cạnh phẫu thuật, phục hình răng mà cả ở chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Vì vậy, trên thế giới có rất ít bác sĩ thực hiện thành công đồng thời hai kỹ thuật này.
 |
TS. BS Võ Văn Nhân và ekip phẫu thuật |
Trường hợp không răng bẩm sinh thứ hai được BS. Nhân phẫu thuật vào đầu năm 2017 là một bệnh nhân nam 23 tuổi bị mắc hội chứng loạn sản ngoại bì. Bệnh nhân không có mầm răng và xương hàm của bệnh nhân bị tiêu trầm trọng, giải pháp dùng hàm giả tháo lắp chỉ mang tính thẩm mỹ chứ không giải quyết được vấn đề ăn nhai.
Qua kiểm tra và đánh giá, BS. Nhân nhận định đây cũng là một trường hợp khó, việc tiên lượng để không làm đứt dây thần kinh cũng như khắc phục các biến chứng có thể xảy ra phải được nghiên cứu rất kỹ trước khi quyết định áp dụng cùng lúc hai kỹ thuật phức tạp đó là di chuyền thần kinh, cấy ghép implant xương gò má để phục hồi răng cho bệnh nhân.

|
Phim XQ cấy ghép Implant của bệnh nhân không răng bẩm sinh |
Bước tiến mới của ngành nha khoa Việt Nam
Hai kỹ thuật phức tạp phẫu thuật di chuyển thần kinh hàm dưới và cấy ghép implant xương gò má cũng vừa được TS-BS Võ Văn Nhân trình bày tại hội thảo nha khoa quốc tế, tổ chức tại Bologna, Italy trong ba ngày từ 8/6 - 10/6 /2017 cũng như Hội nghị quốc tế phẫu thuật Miệng-Hàm–Mặt lần thứ 23 tổ chức tại Hồng Kông vào tháng 04/2017. Trước đó, năm 2015, TS Nhân đã trình bày kỹ thuật implant cải tiến tại Hội nghị quốc tế về phẫu thuật hàm mặt và Implant tổ chức ở Melbourne – Australia.

|
TS-BS Võ Văn Nhân báo cáo tại hội thảo Italy |
Buổi hội thảo quy tụ những chuyên gia, bác sĩ hàng đầu trong ngành răng hàm mặt với mục đích trao đổi và chia sẻ về những thành tựu mới nhất trong lĩnh vực điều trị mất răng toàn hàm. TS-BS Võ Văn Nhân là bác sĩ nha khoa Việt Nam duy nhất báo cáo tại hội thảo này. Bài báo cáo của Tiến sĩ Nhân được đánh giá rất cao. Các chuyên gia và bác sĩ đồng nghiệp đều cho rằng đây là một giải pháp tuyệt vời cho những bệnh nhân không răng bẩm sinh.

|
TS-BS Võ Văn Nhân chụp hình cùng các đồng nghiệp thế giới |
Có thể nói, thành công của việc kết hợp đồng thời hai kỹ thuật: di chuyển thần kinh hàm dưới và cấy ghép implant xương gò má của TS-BS Võ Văn Nhân đã mang lại niềm hy vọng rất lớn không chỉ cho các bệnh nhân không răng bẩm sinh mà cả các bệnh nhân mất răng và bị tiêu xương hàm trầm trọng có thể phục hồi lại chức năng ăn nhai và thẩm mỹ, giúp họ tự tin hơn trong cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.
Mặt khác, thành công của TS-BS Võ Văn Nhân còn đánh dấu những bước tiến mới của ngành implant nha khoa Việt Nam trong quá trình tiếp cận những thành tựu mới của ngành implant nha khoa quốc tế.
Thúy Ngà" alt=""/>Trả lại nụ cười cho người không răng bẩm sinh

 |
Nguyên Tổng Cục trưởng Tổng Cục Bưu điện Mai Liêm Trực lý giải về sự ra đời 10 chữ vàng truyền thống ngành TT&TT. Ảnh: Trọng Đạt |
Năm 1995, ngành Bưu điện được tặng Huân chương Sao Vàng, cùng với đó là 8 chữ vàng: “Trung thành - Dũng cảm - Tận tụy - Sáng tạo”. Sau đó, có thêm 2 chữ “Nghĩa tình", bắt nguồn từ truyền thống gắn kết quý báu của những người công tác trong ngành, thể hiện qua hành động đi tìm lại bạn cũ thời giao liên, tìm lại mộ của những liệt sĩ ngành bưu điện..., cũng như tính đặc thù của ngành bưu điện là tính toàn trình, phải qua toàn bộ dây chuyền sản xuất mới có thể tạo ra sản phẩm, khiến những những người trong ngành gắn bó mật thiết với nhau.
 |
Nguyên Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Đỗ Trung Tá tin rằng công cuộc chuyển đổi số sẽ góp sức vào việc xây dựng nên một đất nước Việt Nam hùng cường. Ảnh: Trọng Đạt |
Tiếp bước lịch sử hào hùng, trong những năm Đổi Mới, bằng tinh thần năng động dám nghĩ dám làm, ngành đã dũng cảm lựa chọn lối đi mang tính đột phá, phá vỡ được thế bao vây cấm vận, đưa được công nghệ hiện đại nhất vào Việt Nam.
Bằng việc thực hiện chiến lược tăng tốc độ phát triển 2 giai đoạn, từ năm 1993 đến những năm 2000, những đêm chuyển mạng không ngủ, ngành đã nhanh chóng số hoá toàn bộ hệ thống chuyển mạch và mạng truyền dẫn, hiện đại hoá mạng lưới, đa dạng hoá dịch vụ, đưa bưu chính viễn thông sánh vai với các nước phát triển trong khu vực, tự tin và hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam được Liên minh viễn thông quốc tế đánh giá là một trong 10 nước có tốc độ phát triển viễn thông nhanh nhất thế giới.
Nâng tầm sứ mệnh trong thời đại mới
Nhìn lại lịch sử 75 năm phát triển của ngành, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: “Có thể nói, ngành TT&TT trong bất kỳ giai đoạn nào đều phải gánh vác trên vai sứ mệnh rất quan trọng, góp phần huy động sức mạnh toàn dân tộc, cả về tinh thần và vật chất, công nghệ, kỹ thuật. Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay, sứ mệnh lịch sử đó lại càng được khẳng định, nâng tầm cả về quy mô, tầm vóc và ý nghĩa thời cuộc”.
 |
Buổi gặp mặt nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống ngành Thông tin & Truyền thông (28/8/1945 - 28/8/2020). Ảnh: Trọng Đạt |
Trong bối cảnh đó, toàn ngành TT&TT đã và đang cùng nhau đồng tâm, quyết chí thực hiện các định hướng lớn: Bưu chính sẽ trở thành hạ tầng mạng lưới đảm bảo dòng chảy vật chất; Viễn thông trở thành hạ tầng của nền kinh tế số; Ứng dụng CNTT trở thành chuyển đổi số hướng tới xây dựng chính quyền số vững mạnh, kinh tế số phồn vinh, xã hội số thịnh vượng; An toàn thông tin hình thành hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam; Công nghiệp ICT với sứ mệnh “Make in Vietnam”; Báo chí truyền thông với sứ mệnh tạo dòng chảy tích cực trong xã hội, tạo niềm tin và khơi dậy khát vọng Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
 |
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng gửi lời tri ân tới các thế hệ người lao động ngành TT&TT. Ảnh: Trọng Đạt |
Lưu ý rằng “giữ cái gốc, cái nền của mình để có thể đi xa; biết rõ quá khứ, thấu hiểu hiện tại cũng chính là để toàn ngành chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai”, với tinh thần “nhìn lại và đi tới”, người đứng đầu Bộ TT&TT bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến các thế hệ đi trước đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành TT&TT.
Đồng thời, Bộ trưởng cũng mong muốn toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tiếp tục phát huy tinh thần 10 chữ vàng: “Trung thành – Dũng cảm – Tận tụy – Sáng tạo – Nghĩa tình” để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng và nhân văn.
Tạo nội hàm mới cho 10 chữ vàng truyền thống
Cũng tại buổi gặp mặt, các vị lãnh đạo qua các thời kỳ của Bộ TT&TT đã chia sẻ nhiều bài học kinh nghiệm quý liên quan tới các lĩnh vực quản lý của ngành như số hóa ngành viễn thông, phát triển văn hóa đọc trong ngành xuất bản, những đóng góp của công cuộc chuyển đổi số vào việc xây dựng nên một đất nước Việt Nam hùng cường...
Đặc biệt đề cao vai trò và dấu ấn của ngành, nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp phân tích: “Việt Nam chỉ có 3 lĩnh vực ngang tầm quốc tế, trong đó có 2 lĩnh vực thuộc ngành TT&TT, đó là viễn thông và CNTT”.
 |
Các cán bộ công chức, viên chức, người lao động ngành TT&TT chụp ảnh lưu niệm cùng các cán bộ lão thành nhân ngày truyền thống. Ảnh: Trọng Đạt |
Ông Lê Doãn Hợp cũng bày tỏ một số mong muốn đối với sự phát triển của ngành, trong đó đáng chú ý là Bộ TT&TT phải chuyển mạnh từ chức năng quản lý, răn đe sang phục vụ và chăm sóc (doanh nghiệp và nhân dân); những gì nhà nước không cấm thì mở rộng cửa cho người dân và doanh nghiệp làm...
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị các cục, vụ, đơn vị thuộc Bộ tiếp thu những ý kiến, những kinh nghiệm quý để có thể hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao trong thời gian tới. Ông cũng đề nghị các thế hệ cán bộ lãnh đạo trước đây cùng tiếp tục chung tay với toàn ngành TT&TT tạo dựng nội hàm mới cho 10 chữ vàng “Trung thành – Dũng cảm – Tận tụy – Sáng tạo – Nghĩa tình” trong thời chuyển đổi số.
Liên quan tới chuyển đổi số quốc gia, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lưu ý, đây là nội dung mới và cũng có những những lực cản tương tự nhưthời số hóa cách đây mấy chục năm, thời mở cửa Internet, viễn thông. Các đơn vị phải tìm lại những bài học cốt lõi trước đây, nâng tầm lên thành các bài học cho ngày nay để có thể góp phần chuyển đổi số thành công trong thời gian tới.
Trọng Đạt - Bình Minh

Từ bước chân người bưu tá đến chuyển đổi số quốc gia
Lịch sử 75 năm của Ngành Thông tin & Truyền thông luôn gắn bó với lịch sử đất nước. Nhiều lớp người đã nối tiếp nhau vượt bao khó khăn, thử thách để làm nên diện mạo hôm nay của ngành Thông tin & Truyền thông Việt Nam.
" alt=""/>Tạo nội hàm mới cho 10 chữ vàng của ngành TT&TT trong thời chuyển đổi số