S.N (Video: Xuân Quý, Linh Trang)
OCB Golf Tournament là sự kiện OCB tri ân đối tác, khách hàng VIP yêu thích bộ môn thể thao Golf. “Tôi rất vui khi tham gia Giải OCB Golf Tournament. Tôi và các golfer đánh giá cao công tác tổ chức của OCB: ngay từ khi vào sân đã được Ban tổ chức đón tiếp chu đáo, tặng quà và mọi người cùng hào hứng tham gia, cùng chia sẻ kinh nghiệm đánh golf, chia sẻ những thuận lợi, khó khăn trong công việc, những cơ hội rộng mở trong năm 2016…
Rất mong OCB sẽ tiếp tục tổ chức những chương trình ý nghĩa như vậy”, chia sẻ từ Golfer Trần Đình Quân - Tổng Giám đốc Dai - ichi Life Việt Nam.
![]() |
Các Golfers chụp hình lưu niệm khai mạc giải đấu |
![]() |
![]() |
Các Golfer thi đấu Giải OCB Golf Tournament |
Sau gần 6h tranh tài sôi nổi, Giải đấu đã tìm ra người chiến thắng cho các Bảng: Vô địch Bảng A thuộc về Anh Cao Tấn Thạch, Vô địch Bảng B thuộc về Anh Nguyễn Giang Nam, Vô địch Bảng Callaway thuộc về Anh Tô Duy Lâm; Vô địch toàn giải OCB Golf Tournament 2016 đã thuộc về Anh Phạm Nguyễn An Điềm; ngoài ra, Ban tổ chức còn trao thêm các giải kỹ thuật để động viên tinh thần thi đấu của các golfers.
![]() |
Ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch Hội Đồng Quản trị OCB trao giải vô địch OCB Golf Tournament cho Anh Phạm Nguyễn An Điềm |
Ông Trương Đình Long - Phó Tổng Giám đốc OCB khẳng định: “OCB Golf Tournament là lời tri ân sâu sắc đến những khách hàng, đối tác đã tin tưởng, đồng hành cùng những bước tiến của OCB trong thời gian qua. Giải đấu còn là sự kiện mở đầu cho chuỗi sự kiện kỉ niệm 20 năm phát triển và gắn kết cùng khách hàng của OCB. Sự tham gia nhiệt tình của Quý vị là sự động viên lớn cho Ban tổ chức và góp phần quan trọng vào sự thành công của OCB Golf Tournament. Hy vọng, OCB sẽ cùng Quý vị tiếp tục gắn kết và đạt được những thành quả tốt đẹp trong năm 2016”.
![]() |
Ngân hàng Phương Đông (OCB) được thành lập từ ngày 10/06/1996. Qua hơn 19 năm hoạt động và phát triển, OCB đã khẳng định được vị thế, uy tín trên thị trường tài chính. OCB là 1 trong 8 ngân hàng được công nhận “Thương hiệu mạnh Việt Nam, Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500); Top 50 Doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm an sinh xã hội và phát triển cộng đồng; Ngân hàng duy nhất nhận giải thưởng “Thương hiệu xuất sắc - Excellent Brand” liên tục qua các năm 2014, 2015. Vừa qua, OCB cũng đã nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2015 và xác lập kỉ lục lồng đèn bằng vật liệu tái chế lớn nhất Việt Nam… OCB đang trong quá trình thực thi chiến lược phát triển giai đoạn 2011 - 2015, đưa OCB trở thành ngân hàng đa năng dẫn đầu về dịch vụ ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. |
Anh Vũ
" alt=""/>Hàng trăm golf thủ ‘tranh hùng’ giải OCB Golf TournamentLuật sư tư vấn:
Đầu tiên, có đầy đủ cấu thành để kết luận hành vi ném, tạt nước mắm hay các chất bẩn khác vào nhà người khác là hành vi gây rối trật tự công cộng. Những hành vi gây rối trật tự công cộng là các hành vi xâm phạm đến con người, đến quyền hoặc lợi ích hợp pháp của họ hoặc xâm phạm đến sở hữu và diễn ra tại nơi công cộng, xâm phạm tình trạng ổn định của sinh hoạt chung xã hội.
![]() |
Ảnh minh họa |
Đối với hành vi gây rối trật tự công cộng, căn cứ vào Điểm d Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì:
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;
d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;
đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;
g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;
h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.
Mặt khác, nếu hành vi tạt nước mắm diễn ra nhiều lần, gây hậu quả là làm hư hỏng đến tài sản, không thể sử dụng được, thì tùy theo mức độ thiệt hại mà xét xử phạt vi phạm hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi này.
Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;
Hành vi này gây ra tổn hại, hư hỏng đối với tài sản thì người thực hiện hành vi còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 BLHS):
Hành vi này gây ra tổn hại, hư hỏng đối với tài sản thì người thực hiện hành vi còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 BLHS):
“Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
Như vậy, việc ném nước mắm vào nhà người khác là hành vi vi phạm pháp luật có thể bị phạt hành chính còn nếu kéo dài và gây hậu quả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội danh Tội gây rối trật tự công cộng hoặc Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An,Thanh Xuân
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Thưa luật sư! Cô của tôi bị vỡ hụi khoảng hơn 20 tỉ đồng, bây giờ không còn khả năng chi trả vì số tiền quá lớn. Vậy cô tôi có thể phải chịu hình phạt ra sao?
" alt=""/>Truy cứu TNHS với hành vi hủy hoại tài sản