
Để “chắp cánh” cho học sinh, sinh viên có điều kiện học tập tốt hơn nữa, theo bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng, địa phương cần thực hiện một số giải pháp thiết thực.
Trước hết, cần thành lập và duy trì các quỹ học bổng. Đây là việc làm có ý nghĩa thiết thực, giúp hoạt động khuyến học có thêm nguồn lực cụ thể, công cụ hữu hiệu để triển khai thực chất các chính sách khuyến học, khuyến tài trong cộng đồng.
Các quỹ học bổng này ngoài khuyến khích học sinh, sinh viên có thành tích tốt, học giỏi, tài năng còn dành để tài trợ cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có ý chí vươn lên. Đây sẽ là khoản hỗ trợ giúp cuộc sống của các em bớt khó khăn, tiếp thêm tinh thần, sức mạnh và nghị lực để các em không bỏ dở việc học.
Ngoài ra, cần có các khoản hỗ trợ tài chính khác. Chẳng hạn, các trường học, tổ chức giáo dục có thể đưa ra chính sách miễn giảm học phí cho những học sinh, sinh viên khó khăn, để các em giảm bớt gánh nặng về chi phí.
Hiện nay, các trường học trên địa bàn quận đã đặc biệt quan tâm đến học sinh nghèo vượt khó bằng nhiều hình thức khác nhau như hỗ trợ trao các suất học bổng từ quỹ học bổng; tặng xe đạp, bàn ghế...
Chương trình vay vốn học tập cũng là một kênh hỗ trợ tài chính khác. Nhiều năm nay, nguồn vốn tín dụng chính sách đã hỗ trợ cho hàng ngàn học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn có điều kiện tốt hơn để theo đuổi ước mơ học tập, tạo việc làm cho tương lai. Việc hỗ trợ các em vay vốn với lãi suất thấp hoặc không lãi suất để trang trải chi phí học tập và cho phép trả sau khi ra trường đã giúp các em tập trung vào việc học.
Một giải pháp khác là tạo môi trường học tập và rèn luyện. Bằng cách tổ chức các lớp học thêm miễn phí hoặc miễn giảm học phí, học sinh sẽ có cơ hội được bổ sung kiến thức và củng cố các kỹ năng cần thiết. Ngoài ra, các trường có thể tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên mượn hoặc nhận tài liệu học tập miễn phí, từ sách giáo khoa, bài giảng đến các công cụ học tập trực tuyến.
Các trường cần động viên khen thưởng kịp thời cho các gương điển hình vượt khó vươn lên học tốt để khuyến khích tinh thần vượt khó. Điều này sẽ tạo động lực lớn cho các em và cả những người xung quanh. Ngoài ra, nhà trường có thể chia sẻ câu chuyện thành công bằng việc mời các cựu học sinh, sinh viên từng vượt khó thành công, truyền cảm hứng để giúp các em thêm tự tin vào khả năng của mình.
Theo bà Hiền, đầu tư cho giáo dục là đầu tư để phát triển. Việc hỗ trợ học sinh, sinh viên vượt qua khó khăn và đạt được thành tích tốt trong học tập là một nhiệm vụ quan trọng của cả gia đình, nhà trường và xã hội.
Tuy nhiên, các giải pháp khuyến khích cần được triển khai đồng bộ giữa các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và cộng đồng để tạo nên môi trường học tập thuận lợi, động viên các em nỗ lực phấn đấu vươn lên. Bằng cách giúp các em vượt khó học giỏi, chúng ta không chỉ phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội mà còn xây dựng những thế hệ có ý chí và nghị lực, góp phần phát triển đất nước bền vững.
Nạn nhân là nữ, tử vong 10 ngày trước. Cảnh sát khám xét trên diện rộng quanh khu mỏ, tìm thấy phần đầu trong bao tải cùng một chiếc áo khoác, cách nơi phát hiện thùng carton khoảng 2 km.
Nạn nhân ngoài 20 tuổi, nhuộm tóc màu nâu vàng, xăm lông mày, có một vết sẹo đặc biệt trên cổ tay trái. Dựa trên những thông tin này, cảnh sát phát thông báo truy tìm tung tích nạn nhân.
Ngay sau đó, một người đàn ông họ Tôn đến đồn cảnh sát, nói rằng thi thể có khả năng là bạn gái của anh ta, tên Tiểu Lợi, bỏ nhà đi vài ngày trước. Qua giám định ADN, cảnh sát xác nhận đây chính là Lợi.
Khi bị hỏi nguyên nhân không trình báo dù bạn gái mất tích đã nhiều ngày, Tôn khai rằng: "Lợi vẫn chưa ly hôn chồng. Tôi tưởng cô ấy về nhà".
Tôn kể có quan hệ tình cảm với Lợi từ 7 năm trước. Khi tính chuyện cưới hỏi, Lợi đột nhiên thú nhận đã có gia đình nên không thể đăng ký kết hôn. Tôn bị sốc, nhưng không chia tay mà chọn tiếp tục chung sống với bạn gái. Tuy nhiên, dù ép hỏi thế nào, Lợi kiên quyết không tiết lộ lý do bỏ nhà đi.
Vài năm qua, chồng Lợi chưa từng tìm đến nên Tôn cảm thấy hai người có thể sống an ổn như vậy mãi. Sau khi có con, Tôn càng tin rằng Lợi thực sự muốn ở bên mình nên hoàn toàn bỏ qua việc cô còn có một gia đình khác.
Ngày Lợi biến mất, Tôn đưa con về thăm bà nội từ sáng, Lợi ở nhà một mình. Trở về lúc 22h, Tôn phát hiện không thấy bạn gái đâu, hộp trang sức trên bàn trống rỗng, ví và thẻ ngân hàng của Lợi cũng biến mất, không thể liên lạc được vì điện thoại tắt máy. Anh ta hoảng hốt nghĩ phải chăng Lợi lại "bỏ nhà đi".
Tôn cho rằng Lợi chê mình kiếm được ít tiền nên đã chạy theo người đàn ông giàu có nào đó mà cô gặp ở bên ngoài, vì thế không báo cảnh sát.
Điều tra viên đến ngân hàng địa phương kiểm tra hồ sơ giao dịch thẻ ngân hàng của Lợi. Vào buổi trưa ngày mất tích, cô đã rút một số tiền lớn từ máy ATM của ngân hàng. Video giám sát cho thấy Lợi ăn mặc chải chuốt, đeo nhiều trang sức vàng bạc.
Nghĩ đến số trang sức bị mất, cảnh sát suy đoán có thể Lợi bị kẻ nào đó theo dõi khi đang rút tiền rồi sát hại để cướp của. Họ trích xuất dữ liệu camera giám sát từ các địa điểm xung quanh ngân hàng, nhưng không tìm thấy ai bám theo hay tỏ ra chú ý quá mức đến Lợi. Rút tiền xong, Lợi đến nhà hàng mời bạn ăn cơm. Sau khi rời khỏi nhà hàng, cô đi vào một con hẻm không có camera giám sát, rồi mất dấu.
Qua điều tra, Lợi đi ăn cùng người bạn tên Tiểu Hà, nhà Hà nằm gần khu mỏ nơi tìm thấy thi thể. Tôn khai rằng có quen biết Hà, đồng thời tiết lộ chồng Hà là một kẻ côn đồ có tiền án. Tuy nhiên, cảnh sát xác nhận hai vợ chồng này đều có bằng chứng ngoại phạm.
Những người dân sống gần mỏ đều nói chưa từng nhìn thấy Lợi đến đó, khiến cuộc điều tra bế tắc. Cảnh sát quay lại tìm hiểu quá khứ của Lợi để mong phát hiện manh mối mới.
Năm 19 tuổi, Lợi nổi loạn, rời bỏ bố mẹ và hai anh trai ở Nội Mông, trở về quê cũ Dương Nguyên. Qua bạn bè giới thiệu, cô kết hôn với một người đàn ông họ Điền. Lợi không thông báo cho bố mẹ, cứ thế về sống ở quê chồng là vùng nông thôn tỉnh Sơn Tây.
Tuy nhiên, cuộc sống ở nông thôn khiến Lợi nhanh chóng thấy mệt mỏi. Cô thích ăn diện nhưng lại bị các bà thím trong làng chỉ trích. Lợi không có họ hàng thân thích, không kết bạn được với ai nên thường nhắn tin trò chuyện với những người bạn cũ. Khi Điền phát hiện, anh ta giận dữ giật điện thoại di động của vợ và khóa lại.
Một đêm năm 2008, Lợi thu dọn ít hành lý lặng lẽ bỏ về Dương Nguyên, để lại con 2 tuổi cho chồng nuôi.
Từ nhà Điền đến huyện Dương Nguyên chỉ mất một giờ đi ôtô. Cảnh sát tra xét hành tung gần đây của Điền nhưng không tìm thấy dấu hiệu nào cho thấy anh ta từng xuất hiện ở nơi vứt xác. Nhưng trong quá trình điều tra, một người đàn ông khác đã lọt vào tầm ngắm của cảnh sát do bị camera giám sát trên đường ghi lại hành vi đáng ngờ.
Người này họ Lý, có quen biết Lợi. Một ngày sau khi Lợi mất tích, Lý phóng xe máy đi ngang qua camera giám sát trên đường, trên xe chở một thùng carton lớn và một bao tải. Sau đó, Lý rời Dương Nguyên đến Tứ Xuyên.
Nhà nằm trong khuôn viên đất rộng khoảng 2000m2 trên đường số 8 (P. Trường Thọ, Q. Thủ Đức, TP.HCM). Khu vực thờ tự nằm phía trước, sát mặt tiền đường có cửa ra vào bằng lưới B40. Nơi đây, ngoài gian thờ tự còn có một ngôi miếu được xây dựng kiên cố ...
Ông Hai trong gian thờ chính. Bên cạnh là chiếc xe ba gác máy, kỷ vật đã từng nuôi sống gia đình ông. |
Chủ nhân ngôi nhà là ông Nguyễn Văn Hai, 86 tuổi còn khỏe mạnh và minh mẫn. Ông kể lại, toàn bộ số tượng ông thờ trong nhà và nhiều khánh thờ, trang thờ cùng các vật thờ tự khác đều không mất tiền mua. Tất cả đều do ông nhặt nhạnh hoặc người nào không dùng nữa mang đến cho ông...
Theo lời ông, khoảng 30 năm trước, nơi đây ít nhà có nhiều vạt đất hoang đầy cỏ dại. Phía trước nhà ông, lúc bấy giờ có một ngôi miếu nhỏ. Cứ sau một đêm thức dậy, xung quanh ngôi miếu la liệt các pho tượng do nhiều gia đình mang đến vứt bỏ. Có nhiều loại tượng: tượng Phật, tượng Di Lặc, Quan công, ông Địa, Thần tài v.v... Có tượng còn nguyên, có tượng gãy sứt.
'Tất cả đều do lòng người cả thôi', ông nói với chúng tôi. Khi niềm tin vào thần thánh rất cao tượng đắt mấy họ cũng mua. Đến lúc những mong muốn không thành, họ thất vọng mang đi vứt bỏ. Nhìn những tượng lăn lóc như thế tự dưng tôi thấy trong lòng không vui nên quyết định mang hết vào nhà mình. Tượng nào còn tốt thì lau chùi sạch sẽ. Tượng nào sứt gãy thì tân trang lại. Tất cả được xếp thành hàng ngay ngắn. Dẫu sao đó cũng là những hình tượng biểu tượng cho chân, thiện, mỹ.
Tôi luôn mong muốn cuộc sống có nhiều điều tốt đẹp nên tôi mang về tiếp tục nhang khói. Đơn giản là chỉ có thế.
![]() |
Đủ loại tượng trong gian thờ. |
Sau hàng chục năm, hiện nay trong nhà ông, số lượng tượng không thể đếm xuể. Ông xếp thành hàng dọc theo vách. Trên cao là tượng Phật các loại, bên dưới là ông Địa, Thần tài. Đi sâu vào bên trong, ông lưu giữ hàng loạt khánh thờ và trang thờ do chủ nhân của nó không thờ nữa mang đến cho ông.
Sau này, nhiều nhà mọc lên. Ngôi miếu nhỏ được ông dời sang phần đất nhà. Ông cũng dựng một miếu đơn sơ khác để có ai muốn bỏ tượng thì đem đến đó. Ngôi miếu tồn tại khá lâu.
Ông thuê hẳn một người với thù lao 2tr/tháng để đốt nhang mỗi buổi sáng và tắm rửa lau chùi tượng vào rằm và mồng một hàng tháng. 'Từ ngày tôi thờ các pho tượng bị vứt bỏ, trong lòng tôi thấy nhẹ nhàng và thanh thoát. Có người cho rằng đó là nhờ thần thánh độ trì nhưng tôi lại nghĩ khác. Có thể đây là chút duyên tiền định để tôi sống chung với các pho tượng. Từ đó, tâm tôi được an và nhiều điều lành đến với tôi. Đơn giản thế thôi'.
Thiện căn ở tại lòng ta
Đi giữa hai hàng tượng, ông Hai chỉ cho chúng tôi xem chiếc xe ba gác máy cũ kỹ được để ngay giữa nhà. 'Khởi nghiệp của tôi đó', ông nói. Chiếc xe này đã nuôi sống gia đình tôi nên giờ đây nó là kỷ vật không thể tách rời tôi được.
'Sống bằng nghề chạy ba gác thì làm sao giàu được nên khi ngôi miếu tạm bị xiêu vẹo, tôi luôn tâm nguyện, khi nào làm ăn khấm khá, tôi sẽ xây lại miếu mới khang trang hơn, chắc chắn hơn.
![]() |
Phía trước nhà ông Nguyễn Văn Hai. Sau cửa lưới B40 là gian thờ các pho tượng. Bên trái trong rào là ngôi miếu đã được ông xây lại kiên cố. |
Thế rồi, sau đó, cũng bằng chiếc ba gác này, tôi làm ăn khấm khá hơn. Ngoài các khoản chi tiêu cho gia đình, tôi còn dư để dựng lại ngôi miếu như hôm nay cho những ai muốn bỏ các pho tượng cứ đem đến miếu' ông nhớ lại.
Kể về gia đình, ông nói: 'Tôi có 7 đứa con. Điều tôi tự hào nhất là đến giờ phút này, con tôi đã trưởng thành, không đứa nào sa vào tệ nạn khiến tôi phải buồn cả.
Con tôi không có địa vị cao trong xã hội nhưng cuộc sống đứa nào cũng ổn. Chúng đều miệt mài lao động kiếm sống. Đứa khá nhất hiện nay là chủ một vựa cát ngay trong khuôn viên nhà.
Gia đình tôi không hơn ai, cũng chẳng thua ai. Cuộc sống mà. Nhưng điều tôi thấy may mắn nhất là bị đột quỵ 4 lần nhưng tôi vẫn vượt qua được'.
Ông Hai nay đã già. Chúng tôi hỏi ông, nếu mai kia về với tổ tiên thì gian nhà thờ tượng này liệu có còn không? Không ngập ngừng, ông nói ngay: 'Các con tôi đóng góp rất nhiều công sức trong việc gom tượng về thờ thì chắc chắn nó sẽ duy trì thôi'.
Từ giã ông ra về. Trên đường đi ngẫm nghĩ đến cuộc sống của ông Hai, chúng tôi mới thấm thía 2 câu trong truyện Kiều của Nguyễn Du:
'Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài...'.
Hơn 2.200 xác thai nhi trong tình trạng được bảo quản đã được tìm thấy trong nhà riêng của một bác sĩ ở Mỹ.
" alt=""/>30 năm sưu tầm món đồ lạ, ông lão Sài Gòn sống đời an nhiên