Cuộc họp có mặt cả ban giám hiệu Trường Tiểu học Nam Thành Công và phụ huynh học sinh. Ảnh: Thanh Hùng. |
Sự việc bắt nguồn khi chị N.T.Thủy, có con đang học tại Trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) chia sẻ câu chuyện con trai thông báo bị cô giáo chủ nhiệm cho nghỉ học chỉ vì các lỗi chưa đáng và kèm theo không báo bố mẹ gọi điện lại cho cô giáo.
Chị Thủy chia sẻ: “Con có lỗi thì phải nghỉ học là đương nhiên. Nhưng con mới học lớp 2, cô giáo cho con nghỉ học nhưng lại chỉ nói với con yêu cầu về nói với bố mẹ mà không một tin nhắn hay cuộc điện thoại trao đổi với phụ huynh".
Những lỗi con mắc phải theo chị là không đáng phải nghỉ học là bị phạt phải viết bản kiểm điểm vì nói chuyện riêng với bạn bàn trên khi bạn quay xuống. Ngoài ra, vì mỏi người nên 3 lần cháu đứng dậy cho đỡ mỏi, nhưng vẫn bị cô phạt bằng cách bắt đứng yên tại chỗ làm bài.
Con chị về nhận lỗi nhưng không nói về việc cô cho nghỉ học nên sáng 24/10 chị Thủy vẫn cho con đi học bình thường. Tuy nhiên, khi đến đón con thì thấy con khóc lóc, các bạn trong lớp xúm lại nói vì cô phạt nghỉ học nhưng bạn không nghỉ học nên cô nói bạn trước lớp.
Để làm rõ sự việc này, VietNamNet đã có cuộc làm việc với ban giám hiệu Trường Tiểu học Nam Thành Công và chị Thủy, phụ huynh học sinh lớp 2C.
Bà Phan Kim Anh, Hiệu trưởng nhà trường cho hay bản chất của vấn đề được làm rõ sau cuộc họp giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh là do hiểu nhầm việc cô giáo chỉ dọa chứ không hề làm thật. Cô giáo chủ nhiệm Lan Anh cũng đã xin lỗi khi khiến phụ huynh bất bình.
Bà Phan Kim Anh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Thành Công. Ảnh: Thanh Hùng. |
Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh từ phụ huynh đã có buổi làm việc cụ thể với sự có tham gia của cả phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm.
Sáng ngày 25/10, ban giám hiệu đã làm việc với cô Lan Anh và yêu cầu làm bản kiểm điểm, tường trình về sự việc. Trong cuộc họp chiều qua, cô giáo Lan Anh cũng đã khóc và xin lỗi với phụ huynh vì việc làm sai của mình dẫn đến sự hiểu lầm đáng tiếc”, bà Kim Anh nói.
Cô Lan Anh tường trình trực tiếp với ban giám hiệu rằng không muốn nhắn tin mà muốn gọi điện hoặc trao đổi trực tiếp với phụ huynh về tình hình của con. Nhưng lại chỉ báo qua học sinh.
“Hình thức mà cô Lan Anh làm là sai và bản thân cô Lan Anh cũng nhận điều đó. Nhà trường cũng thấy sai và cũng nghiêm khắc nhận lỗi trước phụ huynh khi để xảy ra một sự việc đáng tiếc như thế”.
Bà Kim Anh cho biết, hôm nay cô giáo Lan Anh có dấu hiệu ốm, rất mệt mỏi và khóc suốt từ chiều qua.
Tuy nhiên, bà Kim Anh cho hay nhà trường vẫn yêu cầu cô giáo phải nghiêm khắc, trung thực nhận khuyết điểm và chịu trách nhiệm với việc mình gây ra. “Cô Lan Anh đã nhận ra và ân hận với việc làm đó. Có thể do không khéo trong quá trình giáo dục của mình nên cô sẽ phải chịu những hình thức kỷ luật. Về phía nhà trường, chúng tôi cũng tự nhận thấy chưa sát sao khi để xảy ra sự việc đáng tiếc này. Chúng tôi sẽ phải điều chỉnh và rút kinh nghiệm trong hội đồng sư phạm”.
Theo bà Kim Anh, hình thức kỷ luật cụ thể với cô Lan Anh chưa thể quyết định ngay được bởi còn phải họp hội đồng và xin ý kiến của phòng giáo dục và cấp trên.
Tuy nhiên chắc chắn cô Lan Anh sẽ bị kiểm điểm và hạ bậc thi đua học kỳ 1.
Sau quá trình trao đổi với tinh thần thẳng thắn, cầu thị thì phụ huynh và nhà trường, cô giáo đã tìm được tiếng nói chung.
“Phụ huynh cũng vì hiểu nhầm cô giáo, bức xúc mà chia sẻ lên mạng xã hội. Nhận thấy do hiểu lầm dẫn đến xảy ra sự việc đáng tiếc nên đã thay đổi ý nghĩ chuyển lớp, chuyển trường. Song đây thực sự là bài học kinh nghiệm cho nhà trường và tất cả các giáo viên”, bà Kim Anh nói.
“Hãy thông cảm cho chúng tôi! Là những người đứng trên bục giảng với danh dự là giáo viên thì bị những việc như thế này là áp lực rất lớn. Chúng tôi cũng không có tư tưởng để làm việc tốt nếu chuyện này cứ mãi kéo dài ra. Cô giáo đã sai, đã làm ảnh hưởng đến trường khi không để cho phụ huynh hiểu rõ việc làm của mình. Chúng tôi chỉ có mong muốn là nghiêm khắc với các con để dạy dỗ các con nên người chứ không có ý gì khác. Nếu chúng tôi không nghiêm khắc thì một lớp học đông các cháu nói chuyện không thể học được. Còn trong cách dạy, nếu sai chúng tôi sẽ phải điều chỉnh, đó là điều tất yếu”, bà Kim Anh nói.
Chị Thủy phụ huynh học sinh lớp 2C. Ảnh: Thanh Hùng. |
Chị N.T.Thủy chia sẻ: “Sau khi nói chuyện với cô Lan Anh, chúng tôi đã tìm được tiếng nói chung khi thấy rằng cô là một giáo viên tâm huyết. Bởi có tâm huyết mới sát sao và nghiêm khắc và mới phạt để mong con tốt lên”.
Vị phụ huynh cũng thừa nhận về phía mình cũng có lỗi sai khi vì bức xúc quá mà chia sẻ ngay lên mạng xã hội.
Trước đó trong những dòng chia sẻ chị Thủy có nêu việc khi đến đón con thì thấy con khóc lóc, các bạn trong lớp xúm lại nói vì cô phạt nghỉ học nhưng bạn không nghỉ học nên cô nói bạn trước lớp.
Trước câu hỏi của VietNamNetkhi điều này khó được lý giải bằng hiểu nhầm, vị phụ huynh chia sẻ: “Việc đình chỉ học con, người lớn chúng ta hiểu rằng đó là dọa và tôi đã hiểu nhầm vì cô chỉ dọa chứ không làm điều đấy. Song với lứa tuổi và nhận thức của trẻ lớp 2 thì con và các bạn trong lớp có thể cũng nghĩ đó là sự thật. Đây cũng là điều sai mà ở trong cuộc họp hôm qua, tôi cũng đã nói với cô Lan Anh cũng như các giáo viên trong trường để cân nhắc lời nói nào đưa ra với các con. Sau đó cô Lan Anh cũng đã nhận ra lỗi sai này. Dọa nhiều quá sẽ làm tổn thương đến tinh thần. Như con tôi, chỉ sau một ngày mà sút mất 1 kg, mặt tóp đi.
Tôi cũng đề nghị trong cuộc họp hội đồng lần tới với các giáo viên, nhà trường cần với lứa tuổi của con sẽ nghĩ là thật với những lời dọa. Nếu có cũng cần báo qua trước với phụ huynh để hiểu đấy chỉ là dọa và có cách phối hợp giáo dục trẻ hiệu quả”
Sau buổi làm việc và thấy được sự cầu thị, chị Thủy cho biết vẫn sẽ tin tưởng tiếp tục cho con học tiếp cô giáo chủ nhiệm, thay vì ý định xin được chuyển lớp, thậm chí chuyển trường như trước đó. “Tôi vẫn nói với cô rằng không phải vì sự việc hôm nay mà sau này cô sợ không dám phạt con. Tôi đồng ý cô phạt nhưng phải có những cách phối hợp để khi con mắc lỗi thì có một tin nhắn ở sổ liên lạc điện tử dù có thể rất ngắn để phụ huynh cũng nắm được tình hình. Tôi cũng không muốn bênh con để dung túng mọi lỗi lầm”, vị phụ huynh chia sẻ.
Thanh Hùng
" alt=""/>Cô giáo phạt bé lớp 2 nghỉ học: Hiệu trưởng giải thích do hiểu nhầmHTX Nông nghiệp Xứ Đoài đã đầu tư làm nhà màng cho toàn bộ diện tích nho và áp dụng phương pháp tưới nước nhỏ giọt cung cấp dinh dưỡng đến từng gốc nho, giữ ẩm cho đất và giảm chi phí công lao động.
Sau hơn 2 năm chăm sóc với không ít thất bại, đến nay cây nho hạ đen đã cho hiệu quả kinh tế cao, gấp hàng chục lần so với rau màu truyền thống. Đây cũng là cơ sở để chủ hộ trang trại nho Xứ Đoài mạnh dạn kêu gọi thêm vốn, tích tụ ruộng vườn để hình thành HTX Nông nghiệp Xứ Đoài.
Không chỉ nho HTX Nông nghiệp Xứ Đoài, thành công của cây nho hạ đen cùng với 1 số mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới dần khẳng định xu hướng áp dụng công nghệ cao, chuyển đổi số (CĐS) trong sản xuất nông nghiệp ở các địa phương ngoại thành Hà Nội đang mang lại hiệu quả cao.
Bà Đỗ Thị Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quốc Oai cho hay: “Chúng tôi luôn hỗ trợ các hội viên tiếp cận ứng dụng công nghệ chuyển đổi số (CĐS) trong sản xuất nông nghiệp. Mô hình sản xuất nho hạ đen ở xã Cộng Hòa cũng đã triển khai phần mềm quản lý các đầu vào của trang trại như: quản lý phân bón và giúp người tiêu dùng truy xuất nguồn gốc khi sử dụng sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tới đây, Hội Nông dân huyện sẽ triển khai các lớp tập huấn để giúp hội viên có thể ứng dụng CĐS trong sản xuất nông nghiệp tốt hơn. Hội Nông dân huyện cũng triển khai hỗ trợ cài đặt các App như App Nông dân Việt Nam, App Dân Việt giúp cho hội viên nông dân tiếp cận được nhiều thông tin trong sản xuất nông nghiệp”.
Là một trong những đơn vị tham gia thực hiện quy trình nhật ký điện tử, HTX Rau quả sạch Chúc Sơn - huyện Chương Mỹ đã ghi nhận được kết quả hết sức khả quan. Việc dán tem truy xuất nguồn gốc đã giúp sản phẩm rau của HTX minh bạch thông tin trên thị trường, từ đó giúp HTX kết nối tiêu thụ sản phẩm, thực hiện đồng bộ với các kênh bán hàng hiện đại như hệ thống siêu thị lớn và sàn giao dịch thương mại điện tử. Nhờ đó, nguồn rau của HTX tiêu thụ ổn định, sản lượng khoảng 3 tấn/ngày, cung cấp cho các siêu thị lớn, các bệnh viện, trường học… Sau khi trừ chi phí, mỗi năm HTX thu về hàng chục tỉ đồng.
Ông Hoàng văn Khảm, Giám đốc kỹ thuật HTX Rau quả sạch Chúc Sơn - huyện Chương Mỹ cho hay, HTX trước đây hoạt động theo phương pháp truyền thống nhưng từ ngày có sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác thì quản lý trên điện thoại thông minh. Tất cả những dữ liệu từ lúc làm đất, chăm sóc, đến khi thu hoạch đều qua hệ thống phần mềm kết nối giữa điện thoại thông minh và máy chủ của HTX. Khách hàng chỉ cần vào phần mềm quản lý rau Chúc Sơn là sẽ nắm được quy trình sản xuất rau VietGAP của HTX.
Để phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Hà Nội, thành phố đến các huyện đang rà soát phương án quy hoạch nông nghiệp tích hợp vào quy hoạch thành phố. Trong đó định hướng cụ thể về quy hoạch nông nghiệp cao Hà Nội trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch sử dụng đất nhằm tạo ra 1 cấu trúc cân bằng hợp lý giữa các yếu tố trong hệ sinh thái nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường Thủ đô.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh CĐS trong nông nghiệp, Hà Nội xác định dựa trên nền tảng dữ liệu, tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành như: đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản, phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng thông minh, chính xác, ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các khâu trong quy trình sản xuất kinh doanh, quản lý giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm bảo đảm minh bạch, chính xác an toàn… giúp nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng.
Bà Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội Nông dân Thành phố Hà Nội cho biết: Thời gian qua, Hội đã hỗ trợ cho nông dân từng nội dung về việc ứng dụng CNTT, khoa học kỹ thuật cũng như CĐS trong tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đưa các sản phẩm tiêu biểu lên sàn thương mại điện tử. Thời gian tới, Hội sẽ tập trung triển khai xây dựng các kế hoạch, đề án về tập trung ruộng đất, xây dựng các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã, chi, tổ hội nghề nghiệp, tập trung phát triển kinh tế tập thể.
Theo thống kê hiện nay, Hà Nội đã xây dựng được 285 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số. Giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số hiện nay chiếm khoảng 40% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của Hà Nội. Các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao phát huy được tối đa giá trị nông sản, đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu, bên cạnh đó giảm sức lao động cho người sản xuất." alt=""/>Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, tạo đà phát triển bền vữngChỉ riêng Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, theo kết quả xét học vụ năm học 2019 – 2020, có tới 438 sinh viên dự kiến bị buộc thôi học. Trong số này, có 257 sinh viên hệ đại học và 181 sinh viên hệ cao đẳng.
Ngoài ra, còn có hơn 1.100 sinh viên khác dự kiến bị cho thôi học do hết thời gian đào tạo tại trường.
Lí giải tình trạng này, PGS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho rằng có một số nguyên nhân như: nhiều sinh viên không thích nghi được với cách học trong trường đại học, một số chuyển hướng đi du học…
Bên cạnh đó, cũng có những sinh viên ban đầu học rất giỏi, nhưng sau 1-2 năm thấy không phù hợp thì chuyển hướng. Như vậy, dù có tư vấn hướng nghiệp kỹ đến đâu chăng nữa thì mỗi người vẫn có quyền lựa chọn lại.
Ở Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, chỉ khoảng 75% sinh viên đầu vào có thể tốt nghiệp ra trường, 25% sinh viên sẽ bị "rơi rụng" dần.
Còn ông Phạm Thái Sơn, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM nhìn nhận rằng, nguyên nhân khiến sinh viên bị "đuổi" thường là do đã hết hạn học tập hoặc kết quả học tập quá thấp, dẫn tới nhiều lần bị đình chỉ rồi bị cho nghỉ học.
![]() |
Các trường ĐH đang mạnh tay và nghiêm khắc hơn trong đào tạo (Ảnh: Đinh Quang Tuấn) |
“Phần lớn sinh viên bị đuổi do trước đó đã bị đình chỉ học tập nhiều lần. Khi bị đình chỉ lần 1, trường tiến hành nhắc nhở, đình chỉ lần 2, trường cũng nhắc nhở và nếu không cải thiện, dẫn tới bị đình chỉ lần thứ 3 thì sẽ bị đuổi học” ông Sơn nói.
Ông Phạm Thái Sơn cho hay, trường cũng có những chính sách "mở" đối với sinh viên rơi vào tình trạng này. Chẳng hạn, với sinh viên hết thời hạn học tập, nhà trường cho phép chuyển sang hệ vừa làm vừa học với yêu cầu phải cải thiện điểm số. Với những sinh viên muốn chọn hướng đi khác, trường cũng tạo điều kiện cho chuyển đổi ngành nghề trong cùng nhóm ngành với nhau.
Ngày càng nghiêm khắc trong đào tạo
Ông Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho rằng hàng nghìn sinh viên bị đuổi học mỗi năm chứng tỏ các trường ĐH ngày càng mạnh tay và nghiêm khắc trong đào tạo. Việc này là hợp lý khi “gạn đục khơi trong”, quyết liệt nâng cao chất lượng đào tạo.
“Điều gì sẽ xảy ra nếu trường ĐH để lại những sinh viên chây lười, không chịu học, những sinh viên không đạt chất lượng vẫn nhận tấm bằng nhờ sự nhẹ tay của thầy cô và nhà quản lý? Nếu nương tay chính là không công bằng với những sinh viên có trách nhiệm về việc học với bản thân, gia đình và xã hội”- ông Lý nói.
Theo ông Lý, đáng chú ý là có nhiều sinh viên từng là học sinh giỏi các cấp, nhưng khi vào đại học lại không thể trụ được, bị buộc thôi học do thiếu kỹ năng, lười...
“Điểm chung là do chọn sai ngành, sai trường, sai bậc học, chọn nghề không đi cùng với năng lực sở trường. Có những em chưa hiểu và ý thức được mình phù hợp với nghề/ngành nào” – ông Lý nói.
Vì vậy, ông Lý cho rằng cần đẩy mạnh hướng nghiệp ngay từ khi còn ở phổ thông và xem đây là nhiệm vụ thường xuyên. Bên cạnh đó, công tác dự báo nhu cầu nguồn nhân lực phải có những con số cụ thể.
Ông Phùng Quán, Trưởng phòng Thông tin và Truyền thông, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, cho rằng hiện nay học sinh có xu hướng vào các ngành Kinh tế, Tài chính, Quan hệ quốc tế, Truyền thông, Báo chí, Công nghệ Thông tin, Công nghệ sinh học... Tuy nhiên, nhiều ngành khác mà xã hội cũng có nhu cầu lại ít được quan tâm. Vì vậy, các thí sinh cần cân nhắc kĩ khi đăng ký xét tuyển, vì đây là cơ hội sau 4 năm học.
Bên cạnh đó, sau khi trúng tuyển đại học, sinh viên cần trau dồi kiến thức chuyên môn, rèn luyện các kỹ năng, ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, của xã hội...
Lê Huyền
Mỗi năm có hàng nghìn sinh viên ở các trường đại học bị buộc thôi học hoặc tự ý nghỉ học… Có trường 100 sinh viên vào đầu khóa thì chỉ khoảng 75 - 80 sinh viên ra trường, số còn lại bị “rơi rụng” qua các năm.
" alt=""/>Vì sao các trường ĐH 'mạnh tay' đuổi học hàng nghìn sinh viên?