- Nếu kế hoạch giảm cân của bạn đang có nguy cơ bị phá hỏng do thói quen ăn đêm,ảmcânmẹohaygiúpthayđổithóiquenănđêlich da bong hãy thử thực hiện một vài thay đổi nhỏ để giảm bớt sự cám dỗ của các thức ăn vặt sau bữa tối.
- Nếu kế hoạch giảm cân của bạn đang có nguy cơ bị phá hỏng do thói quen ăn đêm,ảmcânmẹohaygiúpthayđổithóiquenănđêlich da bong hãy thử thực hiện một vài thay đổi nhỏ để giảm bớt sự cám dỗ của các thức ăn vặt sau bữa tối.
Món canh sim lo của đồng bào Khmer đủ sức giúp giải nhiệt mùa hè.
Mùa hè miền Nam có số ngày mưa tương đối nhiều. Những ngày không mưa thì thời tiết nóng bức. Đặc biệt là buổi trưa, sức nóng khiến thân thể đổ nhiều mồ hôi, người thiếu nước, mệt mỏi, khó chịu, miệng đắng, chán ăn. Vào ngày cuối tuần, gia đình tôi hay nấu những món ăn giúp kích thích vị giác. Vợ tôi người Khmer. Cha mẹ cô ấy gốc người Sóc Trăng, nơi có nhiều người Khmer, Hoa, Kinh nên bữa cơm trong gia đình tôi khá đa dạng.
Có hôm, vợ tôi nấu các món ăn thuần túy truyền thống Kinh, thỉnh thoảng đổi món Khmer hay Hoa tùy theo thời tiết và mùa. Cũng từ đó, tôi được thưởng thức món ăn rất yêu thích là canh sim lo (Som lo m'chu). Đây là món canh của đồng bào Khmer Nam bộ, có nghĩa là canh chua. Khác với món canh chua truyền thống của người Việt, canh sim lo được nấu với khô các loại cá chép, tra, đuối...
Người nấu mua 200-400 g đầu khô cá rún hay thân khô (nên chọn khô còn mới để không bị hôi dầu khi nấu). Canh được nấu cùng bắp chuối xiêm hay thân cây chuối con xắt ghém. Ở quê, chỉ cần ra vườn kiếm gốc chuối xiêm nào trổ buồng gần hết nải thì dùng lưỡi hái cắt một nhát hay dùng dao chặt một, hai cây chuối con.
Phụ liệu cho món canh này cũng dễ tìm gồm cơm mẻ, me xanh hay me vắt, ớt, ngò gai, ngò om, tỏi, sả, đường, hạt nêm, nước mắm. Đặc trưng hương thơm hấp dẫn của món canh này chủ yếu từ cơm mẻ, ngò gai.
Cách chế biến canh chua sim lo không hề cầu kỳ. Đầu tiên, ngâm khô trong nước khoảng 15-45 phút cho nở ra và bớt vị mặn. Bắp chuối tách bỏ phần già bên ngoài, rửa sạch với nước phèn chua, sau đó ngâm trong nước pha muối ăn. Sau khi xả nước sạch, cắt bỏ phần đuôi của bắp chuối rồi chẻ làm tư, cắt bỏ phần cùi. Ớt trái cắt đôi. Ngò gai xắt chỉ theo chiều ngang của lá, sả lặt bỏ phần lá già bên ngoài, cắt bỏ phần đầu có rễ, cắt bớt ngọn lá rồi dùng dao đập cho hơi dập.
Tiếp theo, vớt khô ra rửa lại với nước sạch, để một chút cho khô ráo nước rồi chặt đầu khô ra làm đôi, nếu nấu bằng thân khô thì chặt từng miếng. Cho chút mỡ hay dầu thực vật vào nồi, bắc lên lò. Khi mỡ sôi, cho tỏi bằm vào phi vàng, chiên khô rồi cho sả đã đập dập vào, tiếp tục xào qua lại cho sả ngả vàng, có mùi thơm. Kế đó, cho vào nồi một tô nước lọc và phần cơm mẻ đã lược sạch.
Đun lửa liu riu cho khô mềm và chất ngọt từ thịt, xương khô tươm ra rồi chờ nồi nước sôi lên. Nêm gia vị vừa ăn rồi cho ớt vào, đợi nước sôi khoảng 15-20 phút, cho bắp chuối vào, thêm 10 phút nữa, cho vào vài muỗng mỡ đã phi tỏi và ngò gai xắt chỉ rồi tắt bếp. Bạn chỉ cần múc canh ra tô dọn lên bàn, thêm chén nước mắm ngon nguyên chất và vài khoanh ớt rồi cùng người thân thưởng thức hương vị độc đáo của món canh.
Gắp miếng khô cá rún kẹp miếng bắp chuối, chấm vào chén nước mắm thơm, cay; nhai từ từ để cảm nhận độ dai dai, mằn mặn, beo béo của khô tan dần... cùng vị bùi bùi hơi chát của bắp chuối, chua chua, ngòn ngọt, thơm thơm của nước canh nêm cơm mẻ cùng hương thơm của sả, tỏi, ngò gai, ớt. Những thứ ấy hòa quyện thành một hương vị lạ trôi dần vào cuống họng, lọt thỏm xuống bao tử. Có cảm giác như bầu không khí oi bức của mùa hè đang được xoa dịu.
Khó mà diễn tả cảm giác khi chan miếng canh chua vào chén bún, dùng đũa lùa bún vào miệng và húp thêm ngụm canh. Thứ nước chua, ngọt, thơm, cay ấy thấm tan trên đầu lưỡi hòa cùng âm thanh của nước canh chạy qua môi và tiếng hít hà từ vị cay của ớt tạo thành một hợp khúc nhạc đồng quê miền Tây tuyệt trần.
Giờ đây, canh chua sim lo đã trở thành món ăn ngon không chỉ của riêng đồng bào Khmer Nam bộ mà của cả miền Tây. Dù bạn có khó tính hay kén ăn đi chăng nữa, trong một trưa hè nóng bức, được ngồi ăn bữa cơm với món canh chua sim lo thì không còn gì để phàn nàn về vị ngon tuyệt cú mèo của nó.
“Khô cá rún nấu sim lo
Có thêm bắp chuối ăn no đã thèm”.
Theo Zing
Không gian tại buổi Lễ giỗ tổ ngành sân khấu được tổ chức tại Thiên trường Vọng phủ đâm chất sân khấu xưa. Những nghệ sĩ và người hâm mộ tham dự được đắm mình trong không gian của âm nhạc như ca trù, ca vọng cổ, ngâm thơ,...Và đặc biệt, khách ngồi nghe còn được thưởng thức bát chè sen đúng điệu xưa.
Một môn thể thao khác tác động lớn đến môi trường là golf. Nhiều người coi golf là môn thể thao xa xỉ, điều này cũng đúng nếu xét về khía cạnh bảo vệ môi trường. Khắp nơi trên thế giới, nhiều diện tích đất rừng đã bị phá bỏ để làm sân golf. Nhưng đó chỉ là "khoản đầu tư ban đầu". Thống kê ở Mỹ cho thấy, để chăm sóc mặt cỏ 30 sân golf ở Salt Lake cần tới 34 triệu lít nước mỗi ngày, tương đương thể tích của 13 bể bơi tiêu chuẩn Olympic. Bên cạnh đó là phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, sẽ thải ra lượng lớn hóa chất tồn dư, gây ô nhiễm tới không khí và nguồn nước ở khu vực lân cận.
Olympic London 2012 quảng cáo rằng tổng lượng carbon thải ra sẽ giảm 50% với việc sử dụng 20% năng lượng tái tạo. Con số thực tế là chỉ có 9% năng lượng xanh đã được sử dụng, dù đây vẫn được đánh giá là một trong những kỳ Thế vận hội "xanh" nhất trong lịch sử. Năm 2020, Tokyo cũng đưa ra những mục tiêu lớn lao về trung hòa carbon, zero waste - không rác thải... Điều này phần nào đạt được nhờ lý do khách quan: đại dịch Covid-19. Không có khán giả và du khách đồng nghĩa với không có carbon thải ra từ các hoạt động di chuyển và đương nhiên không rác thải. Tại World Cup 2022, mọi thứ tệ hơn. Được truyền thông rằng đây là kỳ đại hội bóng đá thân thiện với môi trường nhất từ trước tới giờ, thực tế ước tính đây là kỳ World Cup thải ra lượng carbon nhiều nhất trong lịch sử.
Nhưng không thể cấm loài người chơi cầu lông, và vì thế hàng tỷ quả cầu hỏng mỗi năm vẫn cần được thay thế. Cũng không thể đóng cửa các sân golf, khi nhìn ở khía cạnh tích cực, các dự án này mang lại tiềm năng thu hút đầu tư và du lịch, tạo cơ hội công việc và thu nhập cho người dân địa phương.
Nói vậy để thấy rằng, bảo vệ môi trường luôn là bài toán khó, khó nhất là cân bằng giữa lợi ích kinh tế, nhu cầu thể thao giải trí của con người với các tác động tiêu cực tới tài nguyên.
Một trong những lý do giải thích tại sao con người không thực sự hành động để ngăn chặn ảnh hưởng xấu đến môi trường là do luôn coi bản thân là ngoại lệ. Ai cũng biết sử dụng phương tiện giao thông công cộng là bảo vệ môi trường, những vẫn tặc lưỡi đi xe cá nhân: thêm một người đưa xe ra đường, chắc sẽ không ảnh hưởng gì.
Vấn đề tương tự trong thể thao như tại các kỳ Olympic cũng xảy ra với doanh nghiệp. Những người điều hành doanh nghiệp đều thống nhất việc cần hành động ngay lập tức để hướng tới môi trường, nhưng lợi ích kinh tế vẫn quá quan trọng với họ.
Đầu tư ESG không còn là khái niệm mới. Đây là cụm từ viết tắt của Environmental (Môi trường), Social (Xã hội) và Governance (Quản trị doanh nghiệp). Tiêu chuẩn ESG được đánh giá là công cụ hữu hiệu nhằm nhận biết độ quan tâm tới trách nhiệm xã hội của các tổ chức, doanh nghiệp.
Hiện tại, chiến dịch marketing của nhiều doanh nghiệp có xu hướng tập trung vào nhân tố E - môi trường. Điều này có thể được giải thích thông qua mô hình Value Proposition Canvas (Giải pháp định vị giá trị). Trong mô hình, hai xu hướng quan trọng để tìm điểm chạm với khách hàng tiềm năng là thông qua Pain(nỗi đau - những khó khăn mà khách hàng đang trăn trở) và Gain(thành tựu- những điều khách hàng mong muốn có được).
Đặc điểm chính trong các chiến lược bảo vệ môi trường là luôn mặc định sẽ mang ấn tượng tốt với người tiêu dùng. Đánh vào môi trường chính là cách tìm điểm chạm dễ nhất khi các thông tin về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường đang được phổ cập với tần suất ngày càng nhiều hơn. Ai cũng cảm thấy nhức nhối với những diễn biến khó lường của thời tiết cực đoan (Pain), và ai cũng mong muốn đóng góp chút ít tới công cuộc bảo vệ môi trường (Gain).
Thể thao, cũng như bảo vệ môi trường, đều mang ấn tượng tốt về bản chất. Đây là lý do chính khiến nhiều doanh nghiệp sử dụng thể thao và môi trường trong hoạt động "Greenwashing - Tẩy xanh" của mình. Greenwashinglà hành vi lừa dối người tiêu dùng bằng cách quảng cáo sai lệch về tính thân thiện với môi trường của sản phẩm hay dịch vụ được cung cấp.
Tại Việt Nam, Chính phủ đã cam kết tham gia nhiều mục tiêu chung của thế giới như giảm khí thải nhà kính 2030, chấm dứt nạn thất thoát đất rừng 2030, hay trung hòa carbon 2050. Theo Báo cáo minh bạch của PWC năm 2022 về thực trạng ESG tại Việt Nam, 80% doanh nghiệp được phỏng vấn cho biết đã nhận thức về xu hướng mới của thế giới và có cam kết thực thi trong tương lai gần (ngắn hạn 2-4 năm).
Tuy vậy, có tới 82% doanh nghiệp trả lời mục đích chính tham gia ESG là để cải thiện hình ảnh và danh tiếng cho nhãn hiệu. Đây là nguy cơ hiện hữu dẫn đến các hoạt động tẩy xanh. Trong đó 37% số doanh nghiệp cho biết mục đích tham gia là áp lực từ cơ quan quản lý Nhà nước; 40% là áp lực từ các nhà đầu tư và cổ đông.
Thực trạng cho thấy thách thức với các hoạt động chuyển đổi xanh ở Việt Nam vẫn nằm ở ý thức bảo vệ môi trường thực chất. Nếu coi việc tham gia ESG một cách hình thức để tránh áp lực dư luận hay nhằm mục đích thương mại, những ví dụ về tẩy xanh sẽ còn tiếp diễn.
Thách thức lớn nhất hiện tại đối với các doanh nghiệp là thiếu kiến thức để thu thập dữ liệu chuẩn bị cho các khung báo cáo. 71% doanh nghiệp trả lời họ thiếu những hiểu biết cơ bản về các chuẩn báo cáo hiện hành.
Theo tôi, để tăng cường nhận thức bảo vệ môi trường cũng như kiến thức về đầu tư ESG và chuyển đổi xanh một cách hiệu quả, các doanh nghiệp cần sự tham gia trực tiếp của ban lãnh đạo thay vì chỉ tuyển nhân viên phụ trách. Các doanh nghiệp cũng cần tích cực trao đổi thông tin và cùng kêu gọi việc ban hành một hướng dẫn quy chuẩn về thực hành và báo cáo ESG từ nhà chức trách.
Về phía cơ quan quản lý, ngoài việc tiếp tục phổ biến rộng rãi các tiêu chuẩn ESG tới doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các diễn đàn doanh nghiệp, cần chú trọng vận dụng và tích hợp các chỉ số ESG đã được đánh giá vào các lĩnh vực khác nhau như chứng khoán, thẩm định tín dụng hay quản lý rủi ro... Việc này được coi như một mũi tên trúng hai đích, khi vừa tăng cường nhận thức của các doanh nghiệp, giúp định hướng sự phát triển của nền kinh tế xanh, vừa tránh lãng phí nguồn lực đã sử dụng trong việc đánh giá các tiêu chuẩn ESG.
Trong cầu lông, những đường cầu hoàn hảo luôn yêu cầu chất lượng nguyên bản của quả cầu. Việc bảo vệ môi trường cũng luôn cần những hành động mang tính hệ thống và chú trọng thực chất, thay vì hình thức.
Phạm Tâm Long
" alt=""/>'Tẩy xanh' doanh nghiệp