Chiếc thang cuốn bất ngờ sụp đổ,ốnđộtngộttựpháhuỷhànhkháchkinhhãtin tức 24h các mảnh vỡ cuộn chồng lên nhau khiến những hành khách có mặt kinh sợ.

Chiếc thang cuốn bất ngờ sụp đổ,ốnđộtngộttựpháhuỷhànhkháchkinhhãtin tức 24h các mảnh vỡ cuộn chồng lên nhau khiến những hành khách có mặt kinh sợ.
Dưới đây là những chia sẻ của độc giả Minh Phương, giáo viên THCS (nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả).
Cụm từ “Làm thế nào để trường học hạnh phúc” là vấn đề toàn xã hội mong muốn. Ngôi trường hạnh phúc có thể hiểu là nơi mọi người đều cảm thấy vui vẻ hạnh phúc khi công tác và học tập.
Người viết cho rằng, một phần việc tước đoạt 2 công cụ để giảng dạy và giáo dục học sinh của giáo viên là cho điểm và xử lý học sinh vi phạm khiến giáo viên cảm thấy áp lực, khó hạnh phúc, việc xây dựng trường học hạnh phúc cũng khó hơn.
Giáo viên không được phê bình học sinh trước lớp, trước trường
Thực hiện Luật Giáo dục 2019 mới và Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, giáo viên vất vả bội phần, giáo viên vừa học nâng chuẩn, bồi dưỡng thường xuyên, tập huấn chương trình mới, thay sách giáo khoa, bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh… Giáo án thì soạn theo hướng dẫn mới theo Công văn 5512 dài lê thê, vất vả.
Thực hiện Chương trình mới, giáo viên ở bậc trung học cơ sở “rối tung” với các môn gọi là “tích hợp” như Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa Lý, Nghệ thuật, Giáo dục địa phương…
Giáo viên chủ nhiệm thì vô cùng vất vả. Các loại khoản thu quỹ học phí, quỹ phụ huynh, tiền bảo hiểm y tế, học sinh lên lớp, học sinh giỏi, thu giấy vụn… cũng được giao chỉ tiêu cho giáo viên chủ nhiệm.
Tuy nhiên, gây bức xúc nhiều nhất cho giáo viên lại chính là quy định xử lý học sinh vi phạm.
Theo Điều lệ Trường tiểu học quy định trong Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT và Điều lệ trường phổ thông tại Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT, giáo viên tiểu học đến trung học phổ thông sẽ không được phê bình học sinh trước lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh.
Giáo viên không được xúc phạm thân thể, nhân phẩm… học sinh là đúng, nhưng không được phê bình học sinh trước lớp khi học sinh vi phạm, vi phạm nghiêm trọng thì quá vô lý.
Có thể, vì tính nhân văn, học sinh vi phạm lần đầu, lần hai không phê bình nhưng học sinh vi phạm lần 3, 4, 5… thì giáo viên phải có quyền được xử lý, nhắc nhở, phê bình học sinh.
Nên chăng, Bộ GD-ĐT ban hành bộ quy tắc ứng xử, hướng dẫn cụ thể mức độ vi phạm của học sinh và quyền được xử lý học sinh vi phạm, khi nào giáo viên được nhắc nhở, phê bình, khiển trách nhất là trường hợp các em tái phạm nhiều lần.
Giáo viên không được quyền cho điểm thấp hay học sinh ở lại lớp
Viết ra có phần nghịch lý nhưng có thật, giáo viên hiện nay hầu như không được quyền cho điểm thấp học sinh.
Chính vì những chỉ tiêu gần đạt đỉnh 100% như học sinh lên lớp thẳng, trung bình bộ môn, 60-70% học sinh giỏi, không có học sinh yếu kém… đã khiến giáo viên “dùng đủ mọi cách” để nâng cao chất lượng, để đạt chỉ tiêu, để không bị cắt thi đua, để không được coi là giáo viên “cá biệt”.
Đã từng có một vài giáo viên mạnh dạn cho học sinh ở lại, cho học sinh điểm thấp nhưng sau đó bị ban giám hiệu, công đoàn mời làm việc nhiều lần, rồi bị cắt thi đua, xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ, và nhắc nhở trước hội đồng nhiều lần, và có thể bị tinh giản biên chế nếu còn cho học sinh điểm thấp. Vậy nên sau đó, giáo viên trên đành phải “xuôi theo chiều gió”, dù lương tâm vẫn cắn rứt.
Chính vì lý do trên, học sinh dù học yếu như thế nào vẫn phải “lùa” lên lớp, làm đẹp học bạ từ tiểu học, một số em học sinh đến lớp 6 vẫn chưa đọc viết thông thạo, “ngồi nhầm lớp” chính là sản phẩm của chỉ tiêu thành tích cao ngất ngưởng và là sản phẩm của việc xuất hiện chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước.
Có thể nói chưa giai đoạn nào mà giáo viên “mất giá” như hiện nay. Học sinh vi phạm, thách thức, vô lễ… thì giáo viên chỉ biết “ngậm bồ hòn làm ngọt”, đành im lặng, cam chịu… để được yên thân.
Hai công cụ quan trọng của giáo viên là cho điểm, đánh giá thật học sinh đã bị tước đoạt nên giáo viên ngày càng vô cảm, thu mình và “sợ” học sinh mình dạy là điều có thật trong giai đoạn hiện nay.
Xin hãy trao quyền tự chủ trong cho điểm, xử lý vi phạm của học sinh trong khuôn khổ quy định của pháp luật để thầy ra thầy, trò ra trò để hướng đến giáo viên hạnh phúc và xây dựng được trường học hạnh phúc.
Chỉ khi giáo viên được tự chủ, cởi trói về phương pháp giảng dạy và giáo dục học sinh thì giáo viên sẽ có những biện pháp giáo dục hợp lý để các học sinh hướng đến sự tốt đẹp, hướng đến chân lý “chân, thiện, mỹ” trong giáo dục, giảm bớt các vụ bạo lực học đường khi đó trường học mới có thể là trường học hạnh phúc.
Minh Phương(giáo viên THCS)
Ban Giáo dục Báo VietNamNet mở diễn đàn "Làm thế nào để có trường học hạnh phúc?". Bạn đọc có ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ [email protected]. Các bài viết phù hợp sẽ được đăng tải theo quy định của tòa soạn. Xin chân thành cảm ơn. |
Hệ thống trường Sakura Montessori là một trong số trường mầm non tiên phong trong áp dụng phương pháp Montessori tại Việt Nam. Vừa qua, Sakura Montessori đã tổ chức khóa đào tạo cấp chứng chỉ Montessori quốc tế cho các giáo viên đến từ các cơ sở trường trong hệ thống. Đây cũng là hoạt động thường xuyên được nhà trường tổ chức nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên theo đúng chuẩn quốc tế và cập nhật những hình thức giảng dạy mới mẻ trên thế giới.
Đại diện trường Sakura Montessori khẳng định, hoạt động của các khóa đào tạo của trường được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt, mang đến những giờ học chất lượng cho các học viên tham dự. Trải qua 210 giờ lý thuyết, 720 giờ thực hành, hoàn thành 54 bài tập, 8 album các bài giáo án giới thiệu hoạt động cho trẻ và 3 đợt giám sát thực địa, các giáo viên từ hệ thống trường Mầm non Sakura Montessori và một số trường mầm non khác đã nhận chứng chỉ Giáo viên Montessori Quốc tế từ Hiệp hội Phát triển Montessori quốc tế (IAPM).
Cô Sharron Reece, Giám đốc kiêm Huấn luyện viên cấp cao tại MTP of WA - giảng viên của khóa học chia sẻ: “Để trở thành giáo viên Montessori, các bạn phải có bằng cử nhân. Ngoài ra, các bạn phải viết một bài luận trình bày lý do vì sao muốn trở thành giáo viên Montessori, đồng thời cung cấp 3 người tham chiếu. Những người này có thể là người học cùng hoặc đồng nghiệp của họ. Các bạn phải có tâm thế cởi mở để tiếp nhận các hình thức giáo dục mới mẻ”.
Những yếu tố “đủ”
Giáo viên Montessori khá khác biệt so với các giáo viên “truyền thống” bởi đặc trưng của phương pháp này là không áp đặt kiến thức lên học sinh mà giáo viên chỉ là người cung cấp các khái niệm, công cụ cần thiết và là người hướng dẫn trẻ cách để đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình học tập. Vì vậy, ngoài việc đáp ứng về các yếu tố “cần”, giáo viên Montessori còn cần thêm các yếu tố “đủ” về: năng lực học thuật, năng lực về kỹ năng giảng dạy và đặc biệt là tình yêu trẻ.
Năng lực học thuật là một trong những yếu tố quan trọng trong phương pháp Montessori bởi đây là phương pháp giáo dục đặc thù với các triết lý, quan điểm… của nhà giáo dục Maria Montessori, các giáo viên cần nắm vững lý thuyết và cách thức triển khai lớp học theo đúng tôn chỉ mục tiêu, đích đến của phương pháp này.
Cô Sharron Reece, Giám đốc kiêm Huấn luyện viên cấp cao tại MTP of WA dẫn lời TS. Maria Montessori: “Dấu hiệu minh chứng cho sự thành công của một người giáo viên đó chính là khi nói rằng trẻ làm việc ở trong lớp như thể không có mặt của giáo viên vậy”.
Năng lực về chuyên môn và giảng dạy rất quan trọng đối với giáo viên Montessori. Kỹ năng giảng dạy, cách truyền tải và gắn bó với trẻ được đánh giá dựa trên những hoạt động thực nghiệm trên lớp, cách giáo viên ứng dụng bài học Montessori vào giáo dục trẻ mầm non. Mỗi giáo viên đều phải trải qua những đợt khảo sát thực địa dưới sự giám sát của các chuyên gia Montessori.
Phương pháp giáo dục Montessori nhấn mạnh, đối với giáo viên mầm non, điều quan trọng nhất phải có một tấm lòng yêu trẻ. Đây cũng là yếu tố mà trường mầm non Sakura Montessori nhận được nhiều lời khen ngợi từ các phụ huynh.
Chị Linh Chi, phụ huynh học sinh của trường Sakura Montessori Cầu Giấy chia sẻ: “Chúng tôi cảm thấy rất may mắn khi tìm được cho con một ngôi trường mà ở đó những chiếc camera không còn ý nghĩa. Qua mỗi ngày mỗi tháng, với những gì con thể hiện ở nhà, ở trường, bố mẹ thực sự cảm thấy biết ơn. Các con không chỉ được chăm sóc, các con không chỉ được vui chơi, các con đã được dạy dỗ tốt…”
Và thay cho lời kết cũng như trả lời câu hỏi “trở thành giáo viên mầm non Montessori chuẩn quốc tế khó hay dễ?” Cô Phạm Phương Nga, giáo viên mầm non Sakura Montessori (Thái Bình) chia sẻ: “Nếu như 5 năm trước có người hỏi mình có muốn trở thành giáo viên mầm non hay không thì mình sẽ trả lời là chưa bao giờ nghĩ đến. Nhưng đến hôm nay, sau khi tham dự khóa đào tạo về Montessori do trường Sakura Montessori tổ chức mình đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ về giáo viên mầm non và thấy rằng quyết định chuyển từ dạy học ở một cấp học khác sang dạy mầm non Montessori là lựa chọn sáng suốt nhất”.
Bích Đào
" alt=""/>Những tiêu chuẩn ‘vàng’ của giáo viên mầm non Montessori