Như VietNamNet đã đưa tin, gia đình chị Thoa thuộc vào diện khó khăn ở địa phương, cả hai vợ chồng đều làm nông.
Năm lên 1 tuổi, con trai anh chị là Trần Văn Tiệu đột nhiên lên cơn sốt rồi co giật liên tục. Vợ chồng chị Thoa đưa con tới Bệnh viện huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Qua quá trình xét nghiệm, các bác sĩ kết luận, Tiệu mắc bệnh teo não bẩm sinh.
Kể từ lúc đó, Tiệu bị liệt cả người, tuổi thơ gắn liền với chiếc giường. Chị Thoa chẳng làm được việc gì, ở nhà chăm con cả ngày. Năm 2005, 2013, vợ chồng chị lần lượt sinh thêm 2 cô con gái. Vốn quá nghèo vì tiền thuốc quanh năm dành cho Tiệu, nay lại thêm mấy miệng ăn, cuộc sống của họ trở nên hết sức cực khổ.
Do xã Phúc Sơn thuộc khu vực miền núi, việc mưu sinh trở nên hết sức khó khăn. Anh Trà buộc phải tha hương cầu thực vào tận huyện Củ Chi (TP.HCM) làm cho một công ty bông sợi.
Nhưng hoạ vô đơn chí, ngày 28/12/2019, khi đang trong giờ làm việc, anh không may bị một kiện hàng đè vào người dẫn đến đa chấn thương. Tai nạn nghiêm trọng khiến anh Trà bị thương tật lên đến 82%, mất hoàn toàn khả năng lao động.
Trân trọng đón nhận số tiền lớn của bạn đọc VietNamNet giúp đỡ, chị Thoa gửi lời cảm ơn mọi người thời gian qua đã luôn thương yêu, giúp đỡ gia đình chị.
Chị Thoa chia sẻ, chị vẫn vô cùng xúc động vì trong lúc khó khăn nhất đã được mọi người giúp đõ cả tinh thần lẫn vật chất. Số tiền trên sẽ giúp chị trang trải thuốc hàng tháng cho chồng con và trả món nợ cũ.
Phạm Bắc
Sinh được 7 người con thì có đến 4 người bị nhiễm chất độc da cam, vợ chồng bà Dần kiệt quệ về cả sức khoẻ lẫn kinh tế.
" alt=""/>Bạn đọc ủng hộ gia đình chị Thoa có chồng liệt giường, con bại nãoKhoảng giữa tháng 6, trên đường đi làm về, Thanh gặp tại nạn nghiêm trọng, được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Long An. Do tổn thương quá nặng, ngay lập tức em phải chuyển lên Bệnh viện X. A. (TP. Hồ Chí Minh). Tại đây, em được chẩn đoán bị chấn thương sọ não, tụ máu não, gãy xương đòn. Sau ca mổ cấp cứu, Thanh tạm thời vượt qua nguy hiểm. Bác sĩ dự kiến, với những trường hợp giống như em, có người 1-2 tháng sẽ tỉnh lại, nhưng cũng có người mất nhiều thời gian hơn.
![]() |
Chị Vy vừa chăm em trai, vừa phải cầu cứu khắp nơi bởi tiền viện phí quá lớn. |
Không có bảo hiểm y tế, chỉ trong 6 ngày đầu điều trị, viện phí của Thanh đã hơn 70 triệu đồng. Lúc này, bác sĩ thông báo não của em bị phù, cần phải sử dụng thuốc kháng sinh, mỗi ngày dự kiến hơn 10 triệu đồng. Không lo nổi chi phí khổng lồ ấy, gia đình chuyển em sang Bệnh viện C.R. để tiếp tục điều trị, sau đó được chuyển qua Bệnh viện Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp.
“Thanh ơi, Thanh ơi”, chị Vy khe khẽ gọi khi thấy em trai hé mở một con mắt, thế nhưng chàng thanh niên chẳng có bất kỳ phản ứng nào, kể cả con mắt vừa hé cũng ngay lập tức khép lại. Đã 1 tháng cận kề chăm sóc em trai, chị Vy sợ rằng, với hoàn cảnh ngặt nghèo của gia đình mình, nếu em còn không tỉnh, gia đình chị không biết phải kiếm đâu ra tiền để tiếp tục.
Gia cảnh kiệt quệ
Nguyễn Quốc Thanh là con thứ 2 trong một gia đình nghèo có 3 con ở Tây Ninh. Từ lúc còn chưa có nhận thức, Thanh đã cùng chị và em trai lon ton theo mẹ đi bán vé số. Nhà cửa, đất đai là niềm mong mỏi lớn nhất của gia đình em, nhưng thu nhập còm cõi từ việc bán vé số của mẹ và đồng lương phụ hồ của cha Thanh thậm chí còn chẳng đủ cho cả nhà được lấp đầy cái bụng đói.
Cả ba chị em đều không được đi học. Cái nghèo khiến ngay cả tấm giấy khai sinh họ còn chẳng thể làm nổi, bởi cha mẹ em cũng chỉ là nhập hộ khẩu “ké”. Mới 15 tuổi, Thanh dắt theo em trai lên TP.HCM, cậy nhờ người quen để kiếm việc làm mướn. Những công việc tay chân cực nhọc, bẩn thỉu chẳng khiến hai đứa trẻ nản lòng. Chịu thương chịu khó, tích cóp suốt 4 năm mới được gần 100 triệu đồng, em gửi về quê mua mảnh đất nho nhỏ, rồi cất căn nhà để cha mẹ có nơi ăn ở ổn định.
![]() |
Chàng thanh niên hiếu thảo gặp tai nạn nguy kịch đã 1 tháng nay. |
Ba năm trước, Thanh gặp tai nạn ở quê, cũng bị chấn thương sọ não. Vì không có tiền điều trị cho con, cha mẹ phải bán lỗ căn nhà được 70 triệu đồng. May mắn tai qua nạn khỏi, nhưng gia đình em phải quay lại cảnh ở trọ trầy trật như trước.
Thương cha mẹ, Thanh quyết định xuống Long An làm mướn, mong một lần nữa có thể gom góp mua nhà. Thế nhưng, cha mẹ em yếu hơn trước nên Thanh chẳng dành được đồng nào.
Mấy năm nay, mẹ em mắc bệnh tiểu đường, xương khớp dần co rút, hồi đầu năm còn bị một đợt tai biến khiến việc đi lại khó khăn. Dù vẫn tập tễnh đi bán vé số nhưng thu nhập vô cùng ít ỏi. Cha Thanh trước đây làm phụ hồ. Do phải vác nặng quá lâu, xương cột sống bị tật, bác sĩ không cho làm công việc nặng nhọc nữa, ông chuyển sang chạy xe ôm. Mùa dịch, phần lớn thời gian ông không có khách, nhưng cũng đành chịu. Nhờ vài trăm nghìn, hoặc có khi vài triệu đồng anh em Thanh gửi về, ông bà cũng lay lắt sống qua ngày.
Đợt tai nạn này của Thanh quá nghiêm trọng. Một tháng rồi em chưa tỉnh mà chi phí đã hơn 200 triệu đồng. “Gia đình tôi đâu lo nổi số tiền khổng lồ ấy. Gom góp, vay mượn hết chỗ rồi cũng chưa nổi 20 triệu. Tôi cầu cứu khắp nơi, một số nhà hảo tâm thấy tội nghiệp cho em nên đã giúp đỡ mới cầm cự được đến giờ. Nhưng dịch bệnh phức tạp, không còn ai có thể giúp tiếp nữa rồi”, chị Vy lo lắng.
Bác sĩ thông báo với chị, do nằm một chỗ lâu, Thanh bị viêm phổi, đề nghị sử dụng thuốc kháng sinh liều cao để điều trị. Nhưng thuốc hết 4 triệu đồng mỗi ngày, chị không biết lấy gì để trả.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: